content_copy

5 thời điểm doanh nghiệp không được buộc người lao động thôi việc

cac-truong-hop-khong-duoc-buoc-thoi-viec-nld
luật lao động
The Bộ Luật Lao Động 2019, sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 đã quy định, người sử dụng lao động không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong 7 trường hợp sau. Nếu vi phạm, người sử dụng lao động phải bồi thường ít nhất là 2 tháng lương theo hợp đồng.

*Một số từ viết tắt trong bài: 

Người sử dụng lao động: NSDLĐ

Người lao động: NLĐ

Trường hợp 1:  Người lao động ốm đau/ bị tai nạn

Nếu NLĐ bị đau ốm, tai nạn, bệnh nghề nghiệp hoặc điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền, NSDLĐ không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong trường hợp này, NSDLĐ chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị nhưng thời gian chưa phục hồi là:

  • 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn,
  • 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn từ 12 – 36 tháng,
  • Quá nửa thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn dưới 12 tháng.

Trường hợp 2: Người lao động đang nghỉ hàng năm

Theo điều 113 của Bộ luật lao động, NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho NSDLĐ thì được nghỉ hàng năm và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động, như sau:

  • 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường,
  • 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,
  • 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Với người làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Và trong khoản thời gian này, NSDLĐ không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp 3: Người lao động đang nghỉ việc riêng

Theo quy định, trong một số trường hợp, người lao động được nghỉ việc riêng (có thể nghỉ hưởng lương hoặc không hưởng lương) và chỉ cần thông báo cho người sử dụng lao động. Cụ thể như sau:

  • Kết hôn: Nghỉ 3 ngày
  • Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 1 ngày
  • Cha mẹ nuôi/ đẻ, vợ/ chồng, con cái qua đời: 3 ngày
  • Ông/ bà nội, ông/ bà ngoại, anh, chị, em ruột qua đời: 1 ngày
  • Cha/ mẹ hoặc anh/ chị/ em ruột kết hôn: 1 ngày.

Bên cạnh đó, nếu NLĐ đang trong thời gian nghỉ việc và đã thỏa thuận thì NSDLĐ cũng không có quyền đơn phương kết thúc hợp đồng.

Trường hợp 4: Người lao động nữ mang thai/ nghỉ thai sản

NSDLĐ không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp lao động nữ đang trong quá trình mang thai hoặc nghỉ thai sản. Về thời gian nghỉ thai sản, luật Bảo hiểm xã hội có quy định cụ thể như sau:

  • Nghỉ đi khám thai: Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
  • Nghỉ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:
    • 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi
    • 20 ngày nếu thai từ 05 – 13 tuần tuổi
    • 40 ngày nếu thai từ 13 – 25 tuần tuổi
    • 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên
  • Nghỉ khi sinh con: Lao động nữ sinh con được nghỉ trước và sau khi sinh con 06 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Trường hợp 5: Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Trong điều 37 của Bộ luật lao động 2019 có quy định, trong trường hợp NLĐ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, NSDLĐ không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà phải có sự đồng ý giữa hai bên.

Trong trường hợp NSDLĐ vi phạm các quy định trên, NSDLĐ có nghĩa vụ phải thực hiện các điều sau:

  1. Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết, phải trả tiền lương, đóng BHXH, BHYT, BHTN trong những ngày NLĐ không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định trên, NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định của Luật Lao Động 2019 để chấm dứt hợp đồng lao động.
  3. Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định trên, trợ cấp thôi việc thì NSDLĐ phải bồi thường thêm cho NLĐ một khoản chi phí bằng ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng để chấm dứt hợp đồng lao động đã kí.

Hy vọng với những chia sẻ trên của KIẾN NGHIỆP sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về pháp luật Việt Nam, từ đó tự tin hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình khi đi làm nhé!

Bình luận bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0398.535.333
Liên hệ