content_copy

Giải mã nghề Phiên dịch và Biên dịch

dich-vu-headhunter-nhan-su-nganh-bien-dich-va-phien-dich-headhunting.vn

Khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp và tập đoàn mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động ra các quốc gia khác trên thế giới thì nhu cầu sử dụng các loại ngôn ngữ thêm các loại ngôn ngữ của các quốc gia khác là điều cần thiết.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với thế giới, nghề biên dịch và phiên dịch cũng theo đó mà được coi trọng hơn rất nhiều, bởi họ chính là cầu nối rất quan trọng về văn hóa và ngôn ngữ. Vậy ngành biên phiên dịch là gì? Và mức lương của ngành biên phiên dịch có gì hấp dẫn? Cùng Kiến Nghiệp Group tìm hiểu ngay ngành nghề này các bạn nhé!

Phiên dịch là gì?

Phiên dịch viên là người dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Ví dụ từ tiếng Việt sang tiếng Anh, sang ngoại ngữ khác và ngược lại.

Các ngôn ngữ phổ biến của Phiên dịch viên

Hiên nay, nhờ sự hợp tác kinh tế giữa các nước với nhau, nhu cầu mở rộng quy mô sang nước ngoài vì thế nên nhu cầu tuyển dụng phiên dịch viên lại càng cao. Ngôn ngữ được yêu cầu và tuyển dụng phổ biến nhất là tiếng Anh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để hoạt động ở nước ngoài.

Tuy nhiên, hiện nay một số quốc gia vẫn quyết định giữ vững ngôn ngữ của mình và tuyển dụng phiên dịch viên cho ngôn ngữ của mình. Vì thế mà xuất hiện thêm phiên dịch tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn,…

Mức lương của phiên dịch cũng có sự chênh lệch đáng kể theo ngôn ngữ, vì sự phổ biến của tiếng Anh mà lượng biên phiên dịch viên quá nhiều, còn tiếng Trung, Nhật, Hàn lại khan hiếm nên lại có mức lương cao hơn.

Công việc của Phiên dịch viên 

Phiên dịch viên (Interpreterhay còn lại là thông dịch viên. Nhiệm vụ của họ chính là việc truyền đạt thông tin từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác để giúp hai bên không sử dụng cùng một ngôn ngữ có thể giao tiếp được với nhau.

Phiên dịch viên cần đảm bảo truyền đạt thông tin chính xác, không thay đổi ý nghĩa và phải diễn đạt ý thật ngắn gọn, dễ hiểu. Công việc của phiên dịch viên sẽ tùy vào từng tính chất công việc sẽ khác nhau, có thể phân loại công việc của phiên dịch viên theo hình thức như sau:

  • Phiên dịch song song: Truyền tải thông tin cùng lúc khi hai bên cần phiên dịch đang nói. Đây là hình thức đòi hỏi sự tập trung, trình độ cao của một phiên dịch viên.
  • Phiên dịch nối tiếp: Truyền tải thông tin từ ngôn ngữ gốc của người đang phát biểu thành ngôn ngữ còn lại sau khi người phát biểu kết thúc câu nói.
  • Phiên dịch nhìn văn bản: Truyền tải thông tin từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác với thông tin được chuẩn bị sẵn trong một tài liệu văn bản.
  • Phiên dịch viên hội nghị (dịch cabin): Phiên dịch viên tại các hội nghị gặp gỡ của các nguyên thủ quốc gia, người có tầm quan trọng lớn).
  • Phiên dịch viên kinh doanh: Phiên dịch viên tại các buổi họp báo, hợp tác kinh doanh,…
  • Phiên dịch viên công vụ: Phiên dịch tại tòa án,..

Những yêu cầu đối với một Phiên dịch viên

Trước hết là kiến thức về ngôn ngữ, một phiên dịch viên muốn làm tốt thì phải nắm vững kiến thức ngôn ngữ mà mình đang có để có thể truyền đạt và diễn đạt nội dung linh hoạt cho từng tình huống. Để đảm bảo về điều này thì bạn cần có các bằng cấp ngôn ngữ như TOEIC, IELTS (tiếng Anh), HSK (tiếng Trung), JLPT (tiếng Nhật), TOPIK (tiếng Hàn),…

Kỹ năng truyền đạt thông tin là cần thiết vì phiên dịch viên phải làm sao truyền đạt thông tin từ người nói một cách dễ hiểu và chính xác đến người nghe. Vì thế bạn cần phải trau dồi kỹ năng truyền đạt bằng cách cải thiện phát âm, tốc độ và cập nhật lượng từ vựng của mình thêm các từ chuyên ngành, từ địa phương,…Để có thể nắm rõ và truyền đạt thông tin đúng nhất với tình huống.

Và kỹ năng lắng nghe, quan sát cũng là kỹ năng hỗ trợ rất nhiều cho phiên dịch viên. Vì phiên dịch viên phải truyền đạt trực tiếp nên đôi khi sẽ không biết hết câu từ, tiếng lóng và sẽ không có thời gian tra cứu. Vì thế từ việc quan sát hành động của người nói phiên dịch có thể hiểu được ý của người nói muốn truyền đạt.

Ngoài ra, phiên dịch viên cần phải chú ý đến việc hiểu biết văn hóa của đối tác, tác phong làm việc chuyên nghiệp thì việc phiên dịch sẽ thuận lợi và diễn ra tốt đẹp hơn.

 

Biên dịch viên là gì?

Biên dịch viên (Translator) là người chịu trách nhiệm đến việc chuyển đổi các văn bản, giấy tờ, sách báo, tài liệu từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi ý nghĩa gốc. Ví dụ biên dịch văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Nhật, Anh, Hàn, Trung và ngược lại.

Dù không yêu cầu trình độ cao như phiên dịch viên, cũng không gặp quá nhiều áp lực trong quá trình dịch thuật nhưng biên dịch viên cần phải đảm bảo độ chính xác của văn bản về mặt từ ngữ, ngữ pháp một cách chuẩn xác nhất.

Tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp mà biên dịch viên sẽ làm những công việc khác nhau, nhưng nhìn chung thì sẽ gồm những công việc như sau:

  • Biên dịch song ngữ văn bản: Chuyển đổi nội dung văn bản như tài liệu, hợp đồng từ một ngôn ngữ khác sang tiếng việt, ngược lại hoặc theo yêu cầu tùy vào mục đích của doanh nghiệp.
  • Soạn thảo văn bản: Soạn thảo văn bản theo ngôn ngữ mà doanh nghiệp yêu cầu để thông báo, giao dịch với đối tác nước ngoài.

Những yêu cầu đối với một Biên dịch viên

Trước hết là kiến thức về ngôn ngữ, dù là một phiên dịch viên hay biên dịch viên thì đều phải nắm vững kiến thức ngôn ngữ mà mình đang có để có thể truyền đạt và diễn đạt nội dung chính xác. Để đảm bảo về điều này thì bạn cần có các bằng cấp ngôn ngữ như TOEIC, IELTS (tiếng Anh), HSK (tiếng Trung), JLPT (tiếng Nhật), TOPIK (tiếng Hàn),…

Biên dịch viên thường làm việc với văn bản, vì thế kỹ năng tin học cũng khá cần thiết. Biết cách sử dụng kỹ năng tin học sẽ hỗ trợ và tiết kiệm thời gian cho biên dịch viên khi soạn thảo và dịch thuật văn bản.

Đôi khi biên dịch viên sẽ không biết hết tất cả từ vựng trong văn bản, đặc biệt là các từ chuyên ngành, từ lóng,..Lúc này để đảm bảo tính chính xác nội dung thì biên dịch viên cần phải tra cứu ý nghĩa, thông tin. Kỹ năng tra cứu sẽ giúp cho biên dịch viên tìm đúng ý nghĩa, chính xác và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho công việc.

Ngoài ra, việc tìm hiểu văn hóa sẽ hỗ trợ rất nhiều cho biên dịch viên khi dịch thuật, giúp biên dịch viên nắm rõ chủ đề và chuyển đổi ngôn ngữ chính xác hơn.

Mức lương của biên phiên dịch viên

Hiện nay mức lương của biên phiên dịch viên cũng khá cao so với mặt bằng chung. Tùy thuộc vào trình độ ngoại ngữ và số năm kinh nghiệm thì mức lương của mỗi người sẽ khác nhau.

Mức lương trung bình của ngành biên phiên dịch thì khoảng 10 – 25 triệu/tháng. Tùy thuộc vào ngôn ngữ,và số lượng ngôn ngữ bạn có thì mức lương có sự chênh lệch khác nhau.

  • Ngôn ngữ Anh: mức lương trung bình 10 – 25 triệu đồng/tháng.
  • Ngôn ngữ Trung: 10 – 25 triệu đồng/tháng.
  • Ngôn ngữ Nhật: 15 – 30 triệu đồng/tháng.
  • Ngôn ngữ Hàn: 15 – 30 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, thu nhập của biên phiên dịch viên không chỉ là lương cơ bản mà có thêm thu nhập ngoài tự việc làm theo hình thức freelancer. Biên phiên dịch viên có thể nhận thêm các dự án theo yêu cầu ngoài công ty.

Có thể thấy biên dịch viên hay phiên dịch viên đều mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức và áp lực. Chỉ cần có ngôn ngữ thì bạn cũng có thể tìm kiếm ngay cho mình một công việc phù hợp trong ngành biên phiên dịch.

Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh và có được mức lương mong muốn thì bạn hãy trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức quan trọng để có thể nâng cao trình độ và theo đuổi công việc này. Hy vọng bài viết này, KIẾN NGHIỆP GROUP đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn tìm được công việc phù hợp. Các bạn có thể tìm việc ngành Biên dịch và Phiên dịch TẠI ĐÂY nhé.

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

0398.535.333
Liên hệ