content_copy

Giải mã vị trí Kiến trúc sư

giai-ma-vi-tri-kien-truc-su-kien-nghiep-group

Kiến trúc sư là gì? Họ có nhiệm vụ gì? Những kỹ năng nào giúp kiến trúc sư thành công? Hãy cùng Kiến Nghiệp Group giải mã vị trí này các bạn nhé.

1. Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư hay còn gọi là Architect là người thiết kế nên diện mạo của một công trình kiến trúc. Họ là người hiện thực hóa nhu cầu, mong muốn của con người về nơi sinh hoạt, vui chơi hay làm việc. Bằng những bản thiết kế sinh động, cụ thể, kiến trúc sư giúp khách hàng hình dung được không gian họ mong muốn có hình thù ra sao.

Nói cách khác, bằng việc áp dụng các biện pháp về kỹ thuật cùng với năng khiếu nghệ thuật, kiến trúc sư tạo ra công trình độc đáo đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Cũng có thể nói, kiến trúc sư góp phần định hình nên không gian sống cho các gia đình hoặc không gian đô thị, không gian văn hóa cho một khu vực nhất định.

Hiện nay tại Việt Nam trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh là những môi trường đào tạo kiến trúc sư tốt nhất. Kiến trúc sư có nhiệm vụ thiết kế các công trình mới và đảm bảo rằng chúng được xây dựng đúng cách, an toàn cho người sử dụng.

2. Công việc của kiến trúc sư là gì?

Để có được một bản vẽ hoàn chỉnh, được chuyển giao cho các nhà thầu xây dựng để hiện thực hóa thành những công trình “bằng xương bằng thịt” thì kiến trúc sư phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau. Tùy theo lĩnh vực làm việc của kiến trúc sư là gì mà họ sẽ đảm nhận các nhiệm vụ như:

  • Đầu tiên, kiến trúc sư phải tìm hiểu nhu cầu của khách, nghiên cứu xem nhu cầu đó có thể thực hiện được hay không bằng cách đi thực địa. Các kiến trúc sư phải thực hiện đo đạc, khảo sát công trình, tính diện tích không gian sẵn có, mối quan hệ với các thực thể xung quanh.
  • Sau khi nghiên cứu thực tế, kiến trúc sư sẽ lên ý tưởng và bắt tay vào thiết kế từ thiết kế quy hoạch, tới thiết kế mặt bằng, không gian tới nội thất, cảnh quan xung quanh… tùy vào yêu cầu của khách hàng.
  • Chuẩn bị bản vẽ, thiết kế, thông số kỹ thuật và hồ sơ thi công.
  • Thực hiện nghiên cứu và lập báo cáo đánh giá tính khả thi và tác động môi trường.
  • Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và các quy định về quy hoạch của địa phương.
  • Xác định và tuân thủ ngân sách và thời gian.
  • Quản lý các nhóm dự án và cộng tác với các chuyên gia xây dựng khác.

3. Kỹ năng cần có của một kiến trúc sư là gì?

Thực tế, kiến trúc sư sau khi ra trường làm trái ngành rất nhiều. Một phần do yếu tố khách quan, một phần do họ thiếu đi những kỹ năng cần thiết để thành công với nghề này.

Khả năng sáng tạo

Một kiến trúc sư thì cần năng khiếu vẽ và tư duy thẩm mỹ tốt. Nếu bạn có năng khiếu này thì sẽ là lợi thế lớn để theo đuổi nghề thiết kế. Nhưng để tạo dấu ấn cho sản phẩm thì kiến trúc sư cần tới khả năng sáng tạo. Năng lực sáng tạo giúp kiến trúc sư tạo ra những công trình độc đáo, mới lạ. Đây cũng chính là yếu tố giúp một kiến trúc sư đạt được thành tựu thật sự xuất sắc.

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Nhiều kiến trúc sư, đặc biệt những bạn trẻ mới ra trường thường thiếu tính thực tế và cái tôi cao. Họ thiếu khả năng lắng nghe và nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Thay vào đó, họ dựa vào những gì được học trên lý thuyết và muốn thể hiện dấu ấn cá nhân. Điều này khiến họ không có nhiều hợp đồng làm việc.

Hơn nữa, có mối quan hệ tốt sẽ là tiền đề giúp kiến trúc sư có thêm cơ hội “làm nghề”. Thực tế, nếu chưa có thành tích trước đó, rất khó để bạn có thể cạnh tranh và chiến thắng với công ty thiết kế chuyên nghiệp. Do đó, kiến trúc sư cần biết cách xây dựng và duy trì các mối quan hệ.

Kỹ năng thích ứng

Một bộ phận sinh viên kiến trúc thường hình dung, kiến trúc sư là người ngồi trong không gian đẹp và tạo ra những bản thiết kế mà họ yêu thích. Tuy nhiên thực tế, kiến trúc sư đang phải làm nhiều việc liên quan đến các giai đoạn của một công trình thiết kế. Nếu không nhanh nhạy thích ứng thì rất khó để kiến trúc sư “sống” với nghề.

4. Một số lĩnh vực phổ biến của kiến trúc

Thiết kế quy hoạch

Theo đó, kiến trúc sư tiến hành khảo sát thực tế để biết rõ hiện trạng của đối tượng mà họ sẽ phải thiết kế. Sau đó, họ sẽ gặp gỡ với khách hàng để trao đổi ý kiến đồng thời tìm ra ý tưởng. Họ cũng sẽ vạch ra kế hoạch để bắt đầu bản thiết kế như vẽ sơ đồ mặt bằng, phối cảnh xung quanh.

Khi hoàn thành bản vẽ, kiến trúc sư có nhiệm vụ thuyết phục chủ đầu tư hoặc cơ quan chức năng. Với công việc này thường sẽ là nhóm các nhà thiết kế cùng thực hiện vì công việc nhiều, quy mô lớn.

Thiết kế các công trình

Với lĩnh vực này, các kiến trúc sư cũng tiến hành khảo sát thực địa, lên ý tưởng và lên thiết kế về công trình. Sau thời gian hoàn thành, họ có nhiệm vụ trình bày và thuyết phục chủ công trình đồng ý với bản thiết kế. Thông thường, kiến trúc sư sẽ phải giám sát công trình để kiểm tra xem phía bên thi công có thực hiện theo đúng bản thiết kế không.

Ngoài công trình nhà ở, dân sinh thì kiến trúc sư còn đảm nhiệm thêm công việc khác như thiết kế nội thất, thiết kế cảnh quan… Nhưng công việc này đều đòi hỏi kiến trúc sư có tư duy thẩm mỹ tốt, hiểu và nắm bắt được nhu cầu của chủ nhà, chủ đầu tư. Ngoài ra, kiến trúc sư còn làm công việc khác như: giám sát công trình, đánh giá chất lượng công trình…

5. Tiêu chuẩn tuyển dụng kiến trúc sư hiện nay

  • Bằng cử nhân kiến trúc;
  • 3-5 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí kiến trúc sư;
  • Có kiến thức chuyên môn về các sản phẩm xây dựng, chi tiết xây dựng và các quy tắc, quy định và tiêu chuẩn chất lượng có liên quan;
  • Kỹ năng vẽ xuất sắc và thông thạo các phần mềm thiết kế (Adobe Photoshop, SketchUp, 3d Studio VIZ hoặc tương tự);
  • Có trí tưởng tượng, khả năng suy nghĩ và sáng tạo trong không gian ba chiều;
  • Chú ý chi tiết, cẩn thận, linh hoạt, biết ứng biến;
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và quản lý dự án, làm việc nhóm.

6. Mức lương trung bình của kiến trúc sư

Tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ của ứng viên và quy mô, lĩnh vực công ty, mức độ công việc mà mức lương trung bình của kiến trúc sư dao động từ 10 – 45 triệu đồng/tháng.

Ngành kiến trúc rất triển vọng, nhất là khi Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Điều này giúp kiến trúc sư Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, có nguồn thu nhập cao, thậm chí cơ hội để lại dấu ấn lớn. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về kiến trúc sư là gì, công việc của kiến trúc sư cũng như kỹ năng cần phải có để thành công với nghề kiến trúc sư tại Việt Nam.

Việc làm Kiến trúc sư lương cao tại đây!

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

0398.535.333
Liên hệ