content_copy

Nghệ thuật “định giá” bản thân trong phỏng vấn

dinh-gia-ban-than-khi-di-phong-van-kien-nghiep2
“Tự biết mình” là kết quả của một quá trình tự mình khám phá và hiểu rõ bản thân để xác định điểm mạnh và điểm yếu. Một khi đã “định giá” được bản thân, bạn có thể biết được mình thật sự xứng đáng với mức lương như thế nào và tự tin hơn trước việc đàm phán lương với nhà tuyển dụng. Không ai có thể chiến thắng được người khác khi không hiểu rõ được bản thân đang đứng đâu.
dinh-gia-ban-than-khi-di-phong-van-kien-nghiep1

1. Nhìn nhận bản thân một cách thành thực

Để có thể xác định giá trị bản thân, bạn nên suy nghĩ và viết ra những điều mà bạn đã thực hiện. Sau đó, phân tích xem những yếu tố nào tạo nên giá trị bản thân cái sẽ giúp bạn trong công việc tương lai. Hãy nhìn lại chính mình và các giá trị bạn nhìn thấy, xác định giá trị “đắt nhất”. Đó chính là điểm mạnh để bạn không ngừng xây dựng, rèn luyện nó phát triển.

Song song đó, đừng để bị hạn chế vì những suy nghĩ hạn hẹp, “nỗi sợ đối diện sự thật” của bản thân. Thoải mái nhìn nhận những điểm yếu, những điều chưa làm nên giá trị cho bản thân để hoàn thiện bản thân là điều thật tuyệt vời.

Khi bạn hiểu được chính mình, bạn sẽ biết rõ điều gì khiến bạn hài lòng, tự hào khi nhắc đến những thành tích mình đã đạt được. Bạn sẽ vững tin hơn vì những giá trị của bản thân, và vì chính bạn mang lại giá trị cho bản thân bạn. Và chắc chắn, trong phỏng vấn tìm việc, sự tự tin của bạn là một điểm cộng tuyệt đối.

2. Sử dụng nghệ thuật trong buổi phỏng vấn

Hãy suy nghĩ về mối tương quan giữa điểm mạnh và điểm yếu của bản thân với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Từ đó, bạn trình bày chi tiết về thế mạnh liên quan mà nhà tuyển dụng có vẻ quan tâm. Bộc lộ sự chân thành và tự tin khi nhà tuyển dụng hỏi về điểm mạnh – yếu của bạn. Về phần điểm mạnh, bạn nên thành thật và khiêm tốn về chúng để tránh phô trương quá nhiều về bản thân. Thật tuyệt vời nếu bạn cung cấp được ví dụ cụ thể khi bàn về điểm mạnh.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên than phiền vể điểm yếu của mình. Hãy thẳng thắn và đưa ra phương pháp để cải thiện điểm yếu mà bạn đề cập. Việc xác định rõ điểm mạnh điểm yếu sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân đang đứng ở vị trí nào. Điểm mạnh nào lợi thế để bạn đem là làm “đòn chí mạng” trong khi đàm phán với nhà tuyển dụng.

dinh-gia-ban-than-khi-di-phong-van-kien-nghiep2

Điểm mạnh nào là bổ sung dẫn dắn đến điểm mạnh cốt lõi. Ngoài ra, điểm yếu chính là nhân tố để bạn khéo léo tìm cách che giấu hoặc khéo léo khai thác điểm yếu trở thành một trong những lợi thế của điểm mạnh. Nói thế tức có nghĩa là, bạn hãy biến điểm yếu trở thành một trong những đặc tính của ngành ứng tuyển cần. Vì bạn thừa hưởng quá nhiều nên nó trở thành điểm yếu của bạn.

Giá trị bản thân tự tồn tại trong con người bạn, chỉ là bạn khám phá chúng được bao nhiêu. Khi bạn hiểu rõ các giá trị của bản thân, bạn sẽ tạo dựng cho mình một nền tảng chắc chắn. Điều cốt lõi nhất để giúp bạn định giá được bản thân chính là những gì bạn làm, bạn phải có kết quả, có bằng chứng để tự tin nắm chắc phần chủ động trong đàm phán và phát huy lợi thế tối đa nhất có thể.

Hãy luôn tự tin về bản thân mình. Vì ai trong chúng ta cũng đều đang sở hữu những điểm mạnh, điểm yếu, tài năng tiềm ẩn và cả cá tính riêng… Hãy khám phá chúng và hoàn thiện bản thân để ngày càng thành công hơn trong cuộc sống.

Bình luận bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0398.535.333
Liên hệ