content_copy

Quản đốc là gì?

quan-doc-la-gi-kien-nghiep-group

Quản đốc là cầu nối giữa ban lãnh đạo công ty với bộ phận sản xuất sản phẩm, họ có nhiệm vụ và vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Vậy cụ thể, quản đốc là gì? Quản đốc sản xuất làm công việc gì? Cơ hội nghề nghiệp của người làm quản đốc xưởng ra sao? Hãy cùng Kiến Nghiệp Group giải mã vị trí này các bạn nhé.

1. Quản đốc là gì?

Quản đốc là người quản lý sản xuất, quản lý con người có chức và quyền hạn nhất định để đảm bảo cho các hoạt động, quy trình sản xuất trong xưởng được vận hành trơn tru và hiệu quả nhất. Quản đốc nói chúng hay quản đốc xưởng, quản đốc sản xuất có vai trò quan trọng trong các nhà máy, công ty.

2. Cơ hội việc làm ở vị trí quản đốc

Công bằng mà nói, ở thời điểm hiện tại, quản đốc là vị trí vô cùng “khát” nhân sự trên thị trường việc làm. Sự thiếu hụt nhân sự này đến từ những nguyên nhân sau đây:

Quản đốc là vị trí quản lý mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong các phân xưởng hay nhà máy sản xuất. Có thể khẳng định rằng không có bộ phận sản xuất nào có thể vận hành trôi chảy mà không có sự giám sát, đốc thúc của người quản đốc. Thế nhưng, vị trí này lại đang đối diện với thực trạng khan hiếm nguồn nhân lực bởi vì tựu chung lại, quản đốc chủ yếu cũng xuất thân từ công nhân.

Trong khi đó, những công nhân giỏi tuy có thừa kinh nghiệm nhưng lại thiếu hụt kỹ năng quản lý, chưa biết sử dụng nguồn nhân lực một cách tối ưu, dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. Những người có bằng cấp lại là những ứng viên trẻ, vừa thiếu kinh nghiệm làm việc là vừa khuyết kỹ năng quản lý nên không thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, đồng nghĩa với việc nhu cầu tuyển dụng vị trí quản đốc cũng ngày càng cao và sự thiếu hụt nhân sự ở vị trị này cũng ngày càng được thể hiện rõ rệt. Vì lẽ đó, quản đốc chính là công việc có cơ hội việc làm vô cùng lớn ở thời điểm hiện tại và sẽ càng rộng mở hơn trong tương lai.

3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quản đốc 

Chức năng

Là người nhận nhiệm vụ, chỉ tiêu, yêu cầu từ ban lãnh đạo và trực tiếp triển khai, phân chia công việc cụ thể cho từng bộ phận hoặc từng công nhân. Đồng thời tiến hành công tác hướng dẫn, đôn đốc công nhân thực hiện các công việc theo đúng tiến độ đề ra nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm.

Chịu toàn bộ trách nhiệm về kết quả sản xuất của bộ phận cũng như phụ trách điều hành các hoạt động sản xuất tại xưởng, nhà máy, đảm bảo tiến hành theo đúng kế hoạch sản xuất đã đề ra (về quy trình lẫn thời gian) để hoàn thành mục tiêu được cấp trên giao phó.

Thường xuyên giám sát, kiểm tra từng khâu trong quy trình sản xuất để kịp thời phát hiện và xử lý những sự cố, tình huống ngoài ý muốn về vấn đề máy móc, nhân lực,… phát sinh trong hoạt động sản xuất, đảm bảo không gây nên những ảnh hưởng, tác động quá lớn đến tiến độ công việc.

Nhiệm vụ

Như đã nói, quản đốc chính là cầu nối giữa ban lãnh đạo với bộ phận sản xuất. Do đó, một người quản đốc sẽ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau dựa trên những chỉ thị từ cấp trên để luôn hoàn thành tốt sứ mệnh của mình:

  • Là người đứng ra chịu toàn bộ trách nhiệm trước ban giám đốc doanh nghiệp cùng các phòng ban liên quan về công việc của bộ phận sản xuất mà mình phụ trách. Bao gồm vấn đề quản lý, điều hành hoạt động diễn ra tại nhà xưởng và những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị, nhân công,…
  • Là người nhận yêu cầu từ ban lãnh đạo và triển khai toàn bộ kế hoạch sản xuất trong xưởng, nhà máy, đảm bảo đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất, đúng tiến độ đề ra và đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm.
  • Là người chịu trách nhiệm triển khai công việc theo đúng nội quy, quy trình sản xuất, các quy định về quản lý nhân sự mà doanh nghiệp đã đưa ra, đồng thời quản lý các tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo vấn đề an toàn lao động và vệ sinh môi trường làm việc theo đúng yêu cầu.
  • Theo sát công việc hàng ngày của đội ngũ công nhân và luôn đôn đốc thực hiện công việc theo đúng mục tiêu và kế hoạch sản xuất từ ban lãnh đạo đưa xuống.
  • Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên, quản đốc phải tiến hành lập kế hoạch tổ chức sản xuất một cách khoa học, hợp lý và triển khai cho từng bộ phận cùng thực hiện.
  • Chịu toàn bộ trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến số lượng cũng như chất lượng của các sản phẩm được tạo ra.

Quyền hạn

Hẳn nhiên, để có thể thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ của mình thì quản đốc cần phải có một số quyền hạn nhất định, cụ thể như sau:

  • Có quyền đề xuất, bãi bỏ hoặc bổ nhiệm những nhân sự dưới quyền trong bộ phận mình quản lý.
  • Có toàn quyền giám sát, phân công công việc và luân chuyển nhân sự dưới quyền theo kế hoạch đã đề ra.
  • Có quyền phê duyệt hoặc bác bỏ các đề xuất liên quan đến vấn đề tăng/ giảm chức vụ và bậc tay nghề của nhân viên cấp dưới.
  • Điều phối, phân bổ, sắp xếp hoặc thay đổi, mua mới các máy móc cần thiết phục vụ hoạt động sản xuất của bộ phận mình phụ trách.

4. Kỹ năng cần có của quản đốc

Nếu bạn quan tâm đến việc trở thành quản đốc hoặc bạn đã đảm nhận vai trò quản đốc, việc hiểu những kỹ năng cần có của quản đốc là gì sẽ giúp bạn thành công trong sự nghiệp của mình.

Kỹ năng đưa ra quyết định

Quản đốc thường cần đưa ra quyết định về cách hoàn thành nhiệm vụ, có thể bao gồm quyết định sử dụng thiết bị gì và đặt mua vật liệu gì. Họ cũng cần đưa ra quyết định về các giao thức an toàn, chẳng hạn như thay đổi cách thức hoạt động của người lao động hay không. Đưa ra quyết định nhanh chóng, sáng suốt là một kỹ năng quan trọng đối với quản đốc vì nó giúp họ thực hiện các dự án đúng tiến độ và đảm bảo an toàn cho nhân viên.

Kỹ năng giao tiếp

Theo một cách nào đó, quản đốc là những nhà lãnh đạo và họ được yêu cầu phải có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. Họ là đầu mối liên hệ giữa người lao động và người quản lý và họ phải truyền tải thông tin, hướng dẫn và yêu cầu một cách chính xác.

Khả năng lãnh đạo

Quản đốc thường phải lãnh đạo các nhóm nhân viên, vì vậy điều quan trọng là họ phải biết cách trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Kỹ năng lãnh đạo bao gồm biết cách giao nhiệm vụ và động viên người khác. Quản đốc có thể sử dụng các kỹ năng lãnh đạo khi đào tạo nhân viên mới hoặc giao nhiệm vụ trong một dự án. Họ cũng cần biết cách giải quyết xung đột giữa các nhân viên và giúp nhóm của họ làm việc cùng nhau một cách hiệu quả.

Khả năng tổ chức

Khả năng tổ chức và quản lý thời gian hiệu quả là một kỹ năng cơ bản đối với các quản đốc. Họ thường phải giám sát và điều phối nhiều dự án cùng một lúc và việc theo dõi mọi chi tiết trong công việc của họ là vô cùng quan trọng. Tổ chức cũng giúp họ quản lý nhân viên và giấy tờ quan trọng.

Khả năng linh hoạt

Tính linh hoạt là khả năng thích ứng với hoàn cảnh thay đổi. Quản đốc thường cần sự linh hoạt vì các dự án có thể thay đổi nhanh chóng. Ví dụ, nếu một người quản lý dự án thay đổi ý định về cách họ muốn hoàn thành một việc gì đó, một quản đốc linh hoạt có thể điều chỉnh kế hoạch của họ cho phù hợp và đảm bảo dự án tiếp tục suôn sẻ.

5. Yêu cầu cần có của một quản đốc

Khi đã hiểu rõ về quản đốc là gì, chức năng và nhiệm vụ chính của người làm công việc này thì bạn cần hiểu thêm về các yêu cầu để trở thành một quản đốc giỏi.

Quản đốc là vị trí công việc không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn cần đến sự dày dặn trong kinh nghiệm làm việc, được đào tạo bài bản để có thể quản lý tốt một phân xưởng bao gồm cả tài sản, vật tư và con người.

Cho nên, nếu bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí này bạn cần phải đảm bảo:

  • Có kiến thức chuyên môn vững về lĩnh vực mình định ứng tuyển.
  • Đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tế.
  • Kỹ năng quản lý con người và tài sản tối ưu.
  • Kỹ năng tiếp nhận và xử lý vấn đề quyết đoán.
  • Khả năng tận dụng và sử dụng hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp để hoàn thành mục tiêu.
  • Có sự cầu tiến, luôn sẵn sàng học thêm để phát triển bản thân, cống hiến cho doanh nghiệp.
  • Có sức khỏe tốt, làm việc được trong môi trường có áp lực cao.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn quản đốc là gì, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của họ như thế nào để đưa ra những định hướng đúng đắn và đặt mục tiêu phù hợp cho nghề nghiệp của mình trong tương lai sắp tới.

Việc làm Quản Đốc lương cao tại đây!

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

0398.535.333
Liên hệ