content_copy

Tìm việc ngành Marketing có khó không?

tim-viec-nganh-marketing-co-kho-khong-kjob.vn

Marketing đang là ngành học được ưa chuộng đối với các bạn trẻ hiện nay. Cơ hội việc làm ngành marketing như thế nào? Học marketing có dễ xin việc không? Những thắc mắc trên của bạn sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây của Kiến Nghiệp Group nhé.

1. Marketing là ngành học như thế nào?

Ngành marketing và cơ hội việc làm ngày càng cao chính là nguyên nhân dẫn đến sự quan tâm mạnh mẽ từ phụ huynh, học sinh ngày nay. Trước khi tìm hiểu về cơ hội việc làm cho ngành marketing thì chúng ta cần hiểu rõ về ngành này. Nhiều người cho rằng Marketing là mang sản phẩm đi chào bán, tiếp thị, bán hàng… Tuy nhiên, những việc làm này là chưa đủ trong tổng thể các hoạt động của Marketing.

Đây là ngành không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, nó bao gồm tất cả các hoạt động trong kinh doanh nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Hoạt động marketing gồm rất nhiều nhóm, trong đó có 4 nhóm hoạt động cơ bản dưới đây :

  • Product (hàng hóa): Hàng hóa là những vật hữu hình, chúng ta có thể chạm vào được như thiết bị gia dụng, đồ nội thất, thực phẩm ,… và cả những thứ vô hình mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận được.
  • Price (giá): Đây chính là giá của hàng hóa, bao gồm cả giảm giá, hạ giá,.. Lưu ý giá không nhất thiết là tiền mặt.
  • Place (Phân phối): Phân phối là nhiệm vụ đưa sản phẩm tiếp cận với khách hàng một cách thuận tiện và hiệu quả nhất. Phân phối bao gồm cả vị trí trưng bày, địa điểm phân phối, mạng lưới,…
  • Promotions (xúc tiến): Đây là hoạt động bao gồm toàn bộ cả công việc như: bán giá khuyến mãi, quảng cáo, thúc đẩy thương hiệu được nhiều người chú ý đến ,… Các hoạt động này nhằm tăng tính nhận diện thương hiệu, tạo được ấn tượng tốt cho doanh nghiệp từ đó tạo thiện cảm, có được nhiều khách hàng thân thiết.

Khi theo học ngành Marketing sinh viên sẽ được giảng dạy các kiến thức về địa giá sản phẩm và dịch vụ nghiên cứu thị trường,, tổ chức sự kiện, xây dựng thương hiệu, quản trị chiến lược, chất lượng, tài chính, phân phối sản phẩm… Ngoài ra những kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình và tìm việc, kỹ năng tư duy sáng tạo và quản lý thời gian,..Nắm chắc được những kiến thức và kỹ năng trên thì cơ hội việc làm marketing rất rộng mở.

Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực marketing mà bạn có thể cân nhắc:

  • Giám đốc marketing.
  • Trưởng phòng marketing.
  • Chuyên viên marketing.
  • Nhân viên marketing.
  • Quản lý thương hiệu.
  • Tiếp thị nội dung.
  • Copy writer.
  • Nhân viên SEM.
  • Nhân viên SEO.
  • Trợ lý truyền thông doanh nghiệp.
  • Quản lý truyền thông doanh nghiệp.
  • Quản lý quan hệ công chúng.
  • Nhân viên PR.
  • Giám đốc nghiên cứu thị trường.

2. Mức lương trung bình của việc làm ngành Marketing​

Mức lương của một người làm trong ngành marketing sẽ khác nhau, tùy vào quy mô doanh nghiệp, trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Theo thống kê của các trang tuyển dụng, mức lương trung bình trong ngành marketing ở Mỹ là 61.377 USD/năm (tương đương khoảng 1,4 tỷ đồng/năm).

Ở Việt Nam, lương khởi điểm của một người chưa có kinh nghiệm có thể ở mức 5 triệu đồng/tháng (với vị trí toàn thời gian) và tăng lên sau khoảng 1 năm. Có thể thấy, mức lương khởi điểm của vị trí nhân viên marketing ở Việt Nam cũng tương đương với đa số những ngành nghề khác.

Marketing là một ngành năng động, có nhiều vị trí việc làm và mức lương cũng khác nhau, phụ thuộc nhiều vào chất lượng công việc và những đóng góp của bạn. Ở Việt Nam, sau khoảng 1 – 2 năm làm việc, lương nhân viên marketing sẽ tăng lên khoảng 6 đến 8 triệu đồng/tháng. Lương quản lý hoặc giám đốc marketing là khoảng 20 – 30 triệu đồng/tháng.

Tại Mỹ, lương giám đốc marketing là khoảng 127.130 USD/năm (tương đương 2,9 tỷ đồng) trong khi chuyên viên nghiên cứu thị trường nhận mức lương 55.680 USD/năm (khoảng 1,27 tỷ đồng).

3. Xin việc làm ngành marketing có khó không?

Ngành marketing năng động và hấp dẫn, thu hút nhiều nhân lực chất lượng cao nhưng điều đó cũng dẫn đến việc nhiều bạn lo ngại rằng vậy cạnh tranh có gay gắt không, xin việc làm có khó không? Câu trả lời là xin việc không khó nhưng cũng không đơn giản. Bất cứ ngành hot nào cũng sẽ áp lực nhưng nếu bạn đã chuẩn bị sẵn sàng, có khả năng và sẵn sàng đương đầu với thử thách sáng tạo thì không nhà tuyển dụng nào từ chối bạn.

Muốn xin việc làm ngành marketing, bạn cần hiểu về ngành, hiểu về những cơ hội cũng như thách thức. Sau đó có sự chuẩn bị từ việc quyết định theo học, phát triển các kỹ năng để đến khi ra trường có thể ngay lập tức có việc. Trên thực tế, những ai yêu thích marketing cũng như những người có sự nghiệp thành công trong ngành này thường chủ động, bắt đầu từ rất sớm. Ngay từ khi còn đi học họ đã tích cực tìm việc làm thêm, thực tập liên quan đến tiếp thị, truyền thông và quảng cáo, sau đó tự rút kinh nghiệm.

4. Cơ hội thăng tiến

Cũng giống như các ngành nghề khác, thời gian thăng tiến trong lĩnh vực marketing phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và những thành tích, đóng góp của bạn cho doanh nghiệp, tổ chức. Mặc dù vậy, có thể nói marketing là một ngành có lực lượng lao động ngày càng được trẻ hoá với rất nhiều nhân viên trẻ, cũng vì vậy mà nếu có năng lực, dù bạn chỉ mới ra trường 2, 3 năm vẫn có thể lên tới vị trí trưởng nhóm.

Sự thành công trong ngành marketing thường được tính bằng các dự án cụ thể, chiến lược. Portfolio (hồ sơ năng lực) của bạn càng dày, càng “đẹp”, bạn sẽ càng có cơ hội thăng tiến nhanh hơn. Những người tài năng có thể mất khoảng 5 năm để lên tới vị trí giám đốc marketing. Bạn có nhiều lựa chọn: làm việc cho một bộ phận trong doanh nghiệp hoặc làm trong các công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo, tiếp thị.

5. Học ngành Marketing cần những tố chất gì?

Cơ hội việc làm cho ngành marketing là rất lớn, tuy nhiên những yêu cầu, đòi hỏi của ngành nghề này cũng khá cao. Do đó, để làm được nghề này thì cần có những tố chất khác nhau. Cùng tìm hiểu xem những tố chất cần thiết của người làm Marketing là gì nhé.

  • Yếu tố đầu tiên là sự năng động, sáng tạo, nhạy bén với sự phát triển, thay đổi của thị trường. Có như vậy thì bạn mới có thể làm việc và thăng tiến cao được.
  • Một chuyên viên Marketing đòi hỏi phải có kỹ năng giao tiếp tốt, khéo léo, biết lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của người khác.
  • Khả năng tư duy tốt, có tầm nhìn và vạch ra những kế hoạch, chiến lược tốt trong tương lai.
  • Có vốn hiểu biết rộng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống :  kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học…để có thể ứng dụng nó trong công việc.

Nếu như bạn rèn luyện được những tố chất trên thì bạn sẽ không phải băn khoăn ngành marketing có dễ xin việc không, ngành marketing có thất nghiệp không… Bởi lẽ, nhu cầu nhân lực cho ngành này đang ngày càng mạnh mẽ.

Marketing là một trong những ngành hot hiện nay và được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Vì vậy, qua tìm hiểu về mức lương, cơ hội nghề nghiệp của ngành marketing, bạn đọc hãy cân nhắc kỹ càng để đưa ra lựa chọn sự nghiệp sáng suốt. Dù với bất cứ công việc nào, chỉ cần bạn có thái độ tốt, kỹ năng thành thạo và chịu khó học hỏi thì cơ hội xin việc làm không quá khó ngay cả với marketing.

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

0398.535.333
Liên hệ