content_copy

Ứng viên là gì?

ung-vien-la-gi-kien-nghiep-group

Trong cuộc sống, chúng ta sử dụng từ ứng viên cho rất nhiều trường hợp. Hiểu một cách đơn giản, ứng viên là người tham gia ứng tuyển cho một vị trí, công việc nào đó. Thông thường, từ ứng viên được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nhân sự và tuyển dụng. Vậy, ứng viên là gì? Làm thế nào để tìm được ứng viên phù hợp, có tiềm năng? Làm sao để hạn chế tình trạng bỏ sót nhân tài? Bài viết dưới đây của Kiến Nghiệp group sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

1. Ứng viên là gì?

Nguồn nhân lực chính là nền móng của mọi doanh nghiệp. Nền móng vững chắc – doanh nghiệp có thể đứng sừng sững trên thương trường hàng trăm năm. Nền móng kém chất lượng – doanh nghiệp sẽ dễ dàng lung lay, sụp đổ. “Săn” nhân lực – tìm kiếm ứng viên tài năng chính là nhiệm vụ sống còn của các nhà quản trị nhân sự

Hiểu một cách đơn giản, ứng viên là người tham gia ứng tuyển cho một vị trí, công việc nào đó. Thông thường, từ ứng viên được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nhân sự và tuyển dụng.

2. Tầm quan trọng của xây dựng chân dung ứng viên

Đối với những người làm trong bộ phận nhân sự, việc tìm hiểu ứng viên là gì và  xây dựng là một quy trình không thể thiếu. Rõ ràng, việc sàng lọc này sẽ mang lại những lợi ích nhất định.

Tiết kiệm chi phí

Nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao xây dựng chân dung ứng viên lại giúp tiết kiệm chi phí. Ở đây, “chi phí” mà chúng ta đề cập tới bao gồm cả hữu hình và vô hình. Cụ thể đó là tiền bạc và công sức.

Hiện nay, nhiều công ty sử dụng các trang web, mạng xã hội để tìm kiếm ứng viên. Trong đó có nhiều kênh phải trả phí. Do đó, việc tìm kiếm được ứng viên phù hợp sẽ giúp tiết kiệm chi phí không hề nhỏ cho các công ty bằng cách khoanh vùng đối tượng.

Nâng cao chất lượng ứng viên

Rõ ràng, việc đưa ra các tiêu chí sẽ giúp xác định đối tượng tiềm năng dễ hơn so với việc chỉ tìm kiếm bằng các yêu cầu chung chung. Trong khi đó, chân dung ứng viên còn là cơ sở để viết JD, hướng phỏng vấn và các bài kiểm tra liên quan…

Nếu bạn chỉ đưa ra những yêu cầu cơ bản thì sẽ không kiểm soát được chất lượng của ứng viên. Điều này sẽ tác động đến chất lượng tuyển dụng cũng như hình ảnh của công ty.

3. Dấu hiệu nhận biết ứng viên tài năng/tiềm năng

Giữa vô vàn ứng viên nộp CV, bài toán cho các nhà tuyển dụng là làm thế nào để tìm ra ứng viên tài năng. Có nhiều cách khác nhau để nhận biết, tuy nhiên ở dưới đây chúng tôi xin đưa ra 3 gợi ý dễ áp dụng nhất.

Không thể phủ nhận rằng kiến thức là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên bên cạnh đó có một khía cạnh mà ít người quan tâm đến đó là sự hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp. Việc ứng viên có khả năng thích nghi với môi trường làm việc tại công ty sẽ là nền tảng để người đó gắn bó lâu dài và phát triển, tạo ra nhiều giá trị hơn.

Các nhà tuyển dụng có thể quan sát điều này thông qua cách ứng xử, làm việc và quan điểm sống của ứng viên. Không khó để nhận ra một người có thể hòa đồng với văn hóa của tập thể hay không. Chỉ cần một chút tinh tế là bạn đã có thể nhận ra điều này.

Năng lực phù hợp với vị trí công việc

Khi tìm kiếm ứng viên, điều mà nhà tuyển dụng mong mỏi nhất đó là người đó phải làm được việc. Do đó, năng lực phù hợp là yếu tố không thể bỏ qua. Thông thường, các công ty sẽ ưu tiên cho người có kinh nghiệm dày dặn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ phải chấp nhận tuyển một người mới nhưng có năng lực phù hợp. Đặc biệt là trong những ngành đặc thù yêu cầu kiến thức chuyên môn cao.

Về khía cạnh này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá thông qua các thông tin cơ bản trong CV như học vấn, kinh nghiệm làm việc… Bên cạnh đó, trong quá trình phỏng vấn, bạn cũng có thể kiểm tra năng lực bằng một số câu hỏi tình huống…

Có góc nhìn sáng tạo cho công việc

Hiện nay, cuộc sống vận động không ngừng. Và đổi mới là yếu tố bắt buộc để tồn tại. Muốn công ty có sự đổi mới thì ngay từ khâu tuyển dụng, bạn đã phải có sự chọn lọc.

Sáng tạo là tố chất mà không phải ai cũng có được. Những góc nhìn mới lạ của họ có thể sẽ mở ra hướng đi mới cho công ty, tổ chức. Vì vậy, các nhà tuyển dụng cần đặc biệt lưu ý phần này khi cân nhắc tuyển dụng một ai đó.

4. Cách lọc CV ứng viên chất lượng

Để tối ưu hóa, bạn cần có quy trình lọc CV. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà còn giúp bạn đánh giá được tình hình tuyển dụng.

Về cơ bản, quy trình lọc hồ sơ ứng viên sẽ có 2 bước sau:

Lọc hồ sơ ứng viên không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản

Đây là bước khá đơn giản và không mất nhiều thời gian. Dựa trên chân dung ứng viên, yêu cầu công việc, JD có sẵn, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên không đáp ứng được yêu cầu thông qua các thông tin cơ bản.

Ngay từ việc trình bày hồ sơ, bạn đã có thể đánh giá được người đó có xứng đáng “đi tiếp vào vòng trong” hay không. Trong trường hợp có quá nhiều CV, bạn có thể cân nhắc xem xét trình độ học vấn, chuyên môn và kinh nghiệm để chọn ra những người có nhiều lợi thế hơn vào vòng trong.

Cách lọc hồ sơ ứng viên chất lượng

Sau khi đã trải qua vòng đầu tiên, những CV lọt vào vòng hai sẽ được xem xét kỹ lưỡng và cẩn thận hơn. Cách dễ nhất để đưa ra tiêu chí ưu tiên đó là dựa vào kinh nghiệm công việc. Rõ ràng đây là cách đánh giá thực tế và hiệu quả nhất. Vì chỉ khi đi làm, chúng ta mới hiểu hơn về công việc và có nhiều va vấp.

Ngoài kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp cũng là mục đáng để lưu tâm. Ứng viên có thể viết mục tiêu nghề nghiệp mạch lạc và cụ thể chắc chắn sẽ được đánh giá cao hơn vì họ có sự đầu tư và nghiêm túc với công việc này.

5. Điều cần lưu ý để viết tin tuyển dụng thu hút ứng viên

Để thu hút nhân tài hàng đầu, điều quan trọng là bạn phải làm cho các tin tuyển dụng và mô tả ngắn gọn nhưng càng thú vị càng tốt. Để đạt được kết quả thực sự tích cực, đừng quên các lưu ý sau:

Gắn bó với chức danh công việc truyền thống

Một số công ty tạo ra các chức danh công việc nhằm mục đích vui vẻ hoặc tạo sự độc lạ nhưng điều này có thể khiến việc tìm kiếm các ứng viên đủ điều kiện trở nên khó khăn hơn. Chức danh công việc không rõ ràng gây bất lợi cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm và các trang web liệt kê việc làm sử dụng các thuật toán để giúp chọn các kết quả tìm kiếm phù hợp nhất.

Khi ứng viên tìm kiếm các vị trí tuyển dụng chứa các tiêu đề khó hiểu hoặc không chuẩn sẽ xuất hiện ở vị trí thấp hơn trong kết quả hoặc hoàn toàn không xuất hiện. Do đó, hãy sử dụng chức danh công việc truyền thống mà các ứng viên tiềm năng hiểu và có thể tìm thấy.

Tránh biệt ngữ, sáo ngữ và tiếng lóng

Nếu bạn đang tuyển dụng ứng viên cho một công việc mà bạn không hiểu rõ, bạn có thể dễ dàng thêm vào tin đăng tuyển những biệt ngữ và câu nói sáo rỗng. Tuy nhiên, các tin tuyển dụng chứa đầy ngôn ngữ phức tạp, không rõ ràng hoặc trang trọng không cần thiết sẽ khiến các nhân viên tiềm năng bỏ qua công việc.

Những từ thông dụng như “khởi xướng”, “đòn bẩy”, “thực thi”, “tiềm năng tăng trưởng vượt trội” và “lan truyền” hầu như không giải thích được nhiều về vị trí hoặc cuộc sống của ứng viên sẽ như thế nào nếu họ làm việc cho công ty của bạn. Một bản mô tả công việc rõ ràng, chính xác sẽ giúp loại bỏ sự nhầm lẫn về vai trò nên là gì và liệu ứng viên có phù hợp hay không.

Loại bỏ các từ viết tắt

Với một vài ngoại lệ, bạn nên tránh viết tắt trong tin tuyển dụng của mình. Các từ viết tắt nội bộ của công ty bạn có thể sẽ không có ý nghĩa gì đối với người ngoài và nên tránh. Ví dụ: “M&A” có thể có nghĩa là “sáp nhập và mua lại” đối với bạn, nhưng nó có thể có nghĩa là “tiếp thị và quảng cáo” hoặc “người quản lý và cộng sự” đối với người khác.

Ngay cả các từ viết tắt trong ngành cũng nên được giảm thiểu để cải thiện khả năng đọc và kết quả tìm kiếm. Một trong số ít trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này là “IT”, vì đây là từ viết tắt được biết đến và hiểu rộng rãi.

Tin tuyển dụng chứa các từ viết tắt không có nghĩa là thông tin đó sẽ không được đăng hoặc không thể tìm thấy. Nhưng các ứng viên tiềm năng sẽ khó tìm thấy bạn hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến cơ hội tìm được ứng viên chất lượng nhất.

Kết luận

Trên đây là kiến thức cơ bản về một quy trình tuyển dụng sàng lọc ứng viên cần có. Những kiến thức này không chỉ hữu ích đối với nhà tuyển dụng mà còn là tài liệu quý cho ứng viên để chuẩn bị cho con đường nghề nghiệp sau này của mình.

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

0398.535.333
Liên hệ