content_copy

Bí quyết đánh giá ứng viên hiệu quả nhất

bi-quyet-danh-gia-ung-vien-hieu-qua-nhat-khien-nghiep-group

Khi tham gia tuyển dụng hay phỏng vấn ứng viên, ban tuyển dụng sẽ dựa trên những tiêu chí đánh giá như thế nào? Làm thế nào để xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá ứng viên giúp nhà tuyển dụng đưa ra những nhận định khách quan trong quá trình lựa chọn ứng viên tiềm năng? Hãy cùng Kiến Nghiệp Group tìm hiểu nhé!

bi-quyet-danh-gia-ung-vien-hieu-qua-nhat-khien-nghiep-group

1. Lợi ích khi xây dựng tiêu chí tuyển dụng

Một danh sách các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng là điều cần thiết trong quy trình tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào những tiêu chí tuyển dụng nhân sự đó làm cơ sở để dựa vào đó mà xem đây có phải ứng viên mà công ty đang cần tìm hay không. Các tiêu chí nên được xây dựng theo hướng khách quan, tránh mang cảm tính để kết quả đánh giá được chính xác nhất.

Thay vì khai thác ứng viên một cách ngẫu nhiên, chủ quan, việc thiết lập các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng ứng viên đáng kể, bởi lẽ:

  • Tiêu chí đánh giá sát thực tế công việc, nhờ vậy, dù người trực tiếp phỏng vấn là người của phòng nhân sự hay phòng chuyên môn thì đều khai thác thông tin ứng viên hiệu quả.
  • Thang điểm đánh giá cũng được thiết lập, chính vì vậy, năng lực của mỗi ứng viên được thể hiện rõ qua tổng điểm, không lo bỏ sót ứng viên tương thích nhất.
  • Các tiêu chí có giá trị sử dụng cho nhiều thế hệ nhân sự phòng tuyển dụng, tiết kiệm thời gian quy trình tuyển dụng trong tương lai.

2. Nhóm tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng

Kinh nghiệm làm việc

Một ứng viên có trình độ học vấn cùng kinh nghiệm làm việc tương đồng với mô tả công việc của vị trí tuyển dụng luôn được xem xét vào vòng tuyển dụng sâu hơn. Lý do là vì ứng viên có kinh nghiệm có thể nhanh chóng bắt đầu công việc ngay khi nhận việc, tốn ít chi phí và thời gian đào tạo hơn so với ứng viên thiếu kinh nghiệm. Đây là một trong những tiêu chí hàng đầu để tuyển dụng nhân sự. Các vị trí như thực tập sinh, fresher hoặc các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên lễ tân,..thì cần ít kinh nghiệm làm việc hơn các vị trí đặc thù như chuyên viên, team leader,…

Khả năng thích nghi với môi trường mới

Trong quy trình đánh giá ứng viên, đánh giá việc thích ứng nhanh chóng với môi trường mới của ứng viên rất được xem trọng. Nó không chỉ thể hiện là ứng viên có thể học hỏi, tiếp thu những kiến thức và kỹ năng mới nhanh chóng mà còn cho thấy khả năng ứng biến với hoàn cảnh.

Cho dù doanh nghiệp có đứng trước khó khăn hay phải đối đầu với những đối thủ đáng gờm thì ứng viên có thể thích ứng nhanh sẽ ứng biến được và luôn có khả năng sáng tạo trong mọi tình huống.

Kiến thức chuyên môn

Mỗi vị trí tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên nắm vững kiến thức chuyên môn nhằm phục vụ cho công việc tốt hơn. Trong các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng thì đây là tiêu chí không thể bỏ qua.

Hiện nay, tại nhiều công ty hay tập đoàn lớn, họ cho phép ứng viên của mình trau dồi kiến thức chuyên môn thông qua quá trình đào tạo và làm việc tại đây. Hoặc ứng viên có kinh nghiệm làm việc phong phú theo vị trí ứng tuyển cũng được đánh giá là ứng viên có kiến thức chuyên môn.

Kỹ năng phục vụ công việc

Ngoài kinh nghiệm làm việc và kiến thức chuyên môn thì kỹ năng phục vụ công việc là một trong những tiêu chí bắt buộc mà nhà tuyển dụng quan tâm. Tuy nhiên, có thể trau dồi theo thời gian và theo vị trí làm việc. Mỗi vị trí làm việc lại có yêu cầu kỹ năng khác nhau, chẳng hạn:

Vị trí nhân viên marketing: Kỹ năng nghiên cứu thị trường, kỹ năng xây dựng chân dung khách hàng, kỹ năng photoshop, quay/dựng phim,…

Vị trí nhân viên kinh doanh: Kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình,…

Để đánh giá kỹ năng này, có thể đánh giá và sàng lọc ứng viên ngay từ vòng hồ sơ/CV khi ứng viên ứng tuyển, đánh giá qua cuộc phỏng vấn và rõ nhất là trong quá trình thử việc của ứng viên.

3. Nhóm tiêu chí đánh giá thái độ ứng viên tuyển dụng

Biết lắng nghe

Trong một tập thể, người biết lắng nghe để cải thiện bản thân thường sẽ đi xa và lâu hơn với doanh nghiệp. Người biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến là những mảnh ghép mà doanh nghiệp nào cũng cần tìm kiếm và giữ chân.

Biết lắng nghe là một trong các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng quan trọng mà doanh nghiệp không nên bỏ quên. Điều này rất dễ nhận ra thông qua những cuộc trao đổi và những câu hỏi kiểm tra thái độ của ứng viên, cách xử lý tình huống của họ trong mỗi lần tiếp xúc với nhà tuyển dụng.

Tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi

Tinh thần sẵn sàng học hỏi luôn được chào đón tại bất kỳ một tổ chức nào, đó sẽ là người mang lại những giá trị mới cho doanh nghiệp thông qua kỹ năng học hỏi không ngừng. Người thiếu tinh thần cầu tiến và học hỏi sẽ sớm bị đào thải vì không cập nhật kịp xu hướng và những kiến thức mới, kỹ năng mới trong thời đại chuyển đổi số hiện nay.

4. Nhóm tiêu chí ưu tiên trong đánh giá ứng viên tuyển dụng

Tố chất phù hợp với từng vị trí công việc

Những tố chất phù hợp với vị trí thường là phần chìm của tảng băng trôi. Cần được khai thác sâu và kỹ lưỡng thông qua các bài kiểm tra EQ, IQ, MBTI, DISC,… Đặc biệt với những vị trí tuyển dụng như:

  • Nhà quản lý: tố chất lãnh đạo…
  • Nhân viên truyền thông, quan hệ cộng đồng (PR): quảng giao, khéo léo, hoạt ngôn…
  • Nhân viên sáng tạo nội dung: tư duy sáng tạo…
  • Chuyên viên quản trị rủi ro: sự chín chắn, quyết đoán, chịu được áp lực công việc

Khả năng ngoại ngữ

Khả năng ngoại ngữ của ứng viên là yếu tố ưu tiên khi đánh giá ứng viên tuyển dụng. Tại một số vị trí, ngoại ngữ là yếu tố bắt buộc. Nhưng nhiều vị trí không yêu cầu ngoại ngữ nhưng lại xem ngoại ngữ là yếu tố ưu tiên cho ứng viên bởi lý do:

Doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, người có ngoại ngữ sẽ có khả năng giao tiếp tốt với đối tác nước ngoài trong tương lai. Khả năng tiếp cận thông tin, tài liệu từ nước ngoài nhanh, rộng hơn so với người không có ngoại ngữ.

bi-quyet-danh-gia-ung-vien-hieu-qua-nhat-khien-nghiep-group

5. Sai lầm khi đánh giá ứng viên trong tuyển dụng

Chưa hiểu rõ về vị trí tuyển dụng

Hiểu sai lệch hay không rõ ràng về công việc đang cần tìm ứng viên là sai lầm trong tuyển dụng nhân sự mà nhiều doanh nghiệp hay mắc phải. Điều này có thể dẫn đến khả năng tuyển nhầm người, không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Do đó, nhà tuyển dụng cần lập danh sách các vị trí cần tuyển và tìm hiểu yêu cầu cho từng vị trí, từ đó xây dựng nên các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng sao cho phù hợp. Bằng cách có một hình dung rõ ràng về những gì cần thiết sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi xem xét các kỹ năng đó trong các ứng viên

Không xây dựng các tiêu chí đánh giá rõ ràng

Sau khi có cái nhìn tổng quan về các vị trí cần tuyển, bạn nên tự xây dựng một hệ thống các tiêu chí một cách rõ ràng và sắc nét. Càng rõ ràng và sắc nét bao nhiêu thì khả năng tìm thấy các ứng viên phù hợp càng cao.

Vận dụng các phương pháp đánh giá ứng viên một cách linh hoạt giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được tâm lý ứng viên và đưa ra những nhận định chính xác hơn

Bỏ qua những trang tuyển dụng để có ứng viên chất lượng ngay từ ban đầu

Hiện nay, có rất nhiều sàn tuyển dụng hỗ trợ tìm được ứng viên phù hợp một cách hiệu quả. Thậm chí còn giúp doanh nghiệp định hướng được những tiêu chí tuyển dụng, tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí trong quá trình tìm kiếm nhân tài.

Kết luận

Trên đây là tiêu chí tuyển dụng và đánh giá ứng viên hiệu quả nhất. Hy vọng với những chia sẻ của Kiến Nghiệp Group đưa ra, doanh nghiệp bạn sẽ chọn lọc được những con người có tố chất, năng lực và thái độ phù hợp nhất với vị trí công việc đang tuyển dụng.

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

0398.535.333
Liên hệ