content_copy

“Đỏ mắt” tìm nhân lực công nghệ thông tin

dich-vu-tuyen-dung-nhan-su-nganh-cong-nghe-thong-tin

Công nghệ thông tin bùng nổ đi kèm với đó là nhu cầu tuyển dụng rất lớn đến từ các doanh nghiệp, trải đều cho tất cả mọi lĩnh vực.

dich-vu-tuyen-dung-nhan-su-nganh-cong-nghe-thong-tin

Tuy nhiên, lực lượng nhân lực CNTT ở Việt Nam lại chưa đáp ứng được chất lượng và số lượng.

“Đỏ mắt” tìm nhân lực CNTT

Lần đầu tiên trong lịch sử, Viettel phát đi thông báo rộng rãi trên truyền thông bày tỏ nhu cầu tuyển dụng tới 500 nhân sự công nghệ thông tin/năm. Viettel còn chào mời với mức thu nhập cao hơn 15% so với trung bình ngành, chi trả lương khởi điểm trung bình cho nhân sự CNTT giỏi là 1.000 USD/tháng.

Ngoài Viettel còn có VNPT IT (thuộc Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam VNPT), 500 nhân viên CNTT cũng là con số cần tuyển dụng trong tháng 4/2019 để làm việc tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Tiền Giang. Mức thu nhập cho 500 kỹ sư này được hứa hẹn ở mức 200 – 700 triệu đồng/năm. Còn cả Tập đoàn VNPT hiện cần tới 5.000 kỹ sư CNTT.

Vietnamworks cho biết, năm 2019 có 53% số công ty CNTT cần tuyển thêm 10 – 30% nhân sự, 26% doanh nghiệp tuyển thêm 30 – 50% và 8,7% công ty muốn tuyển dụng cao hơn 50% nhân lực CNTT.

Nguyên do vì đâu?

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước hiện có 235 trường đại học, trong đó có 153 trường đào tạo CNTT, hàng năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT ra trường.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là nguồn cung về nhân lực CNTT lại chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là vấn đề chất lượng. Thống kê gần đây cho thấy, có tới 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 100% không biết lĩnh vực hành nghề, 70% sinh viên không thành thạo ngoại ngữ.

Tuyển người đã khó song các doanh nghiệp phần mềm còn phải gồng mình xoay sở tìm các phương án hiệu quả nhất để giữ chân người tài. Theo lãnh đạo một doanh nghiệp phần mềm có quy mô trên 2.000 nhân sự, ngoài chuyện lương, thưởng, môi trường làm việc cũng là yếu tố tác động khá mạnh đến quyết định “đi” hay “ở” của các kỹ sư phần mềm.

Việt Nam đang có nhiều cơ hội cạnh tranh sòng phẳng trong sân chơi CNTT toàn cầu nhưng thách thức lớn nhất hiện nay là vấn đề phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao.

Chính vì vậy, ngay từ lúc này để giải quyết bài toán nhân lực về lâu dài cho ngành, ngành giáo dục bắt buộc phải nâng cao chất lượng đào tạo để “xuất xưởng” một đội ngũ nhân lực đạt yêu cầu của doanh nghiệp.

Bình luận bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0398.535.333
Liên hệ