Theo dự báo của Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí VN (VAMI), đến năm 2020, nhu cầu nhân lực liên quan tới ngành cơ khí sẽ chiếm khoảng 28% tổng nhu cầu lao động cả nước. Bởi lẽ, trên thực tế cả nước có khoảng 14.800 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm cơ khí. Nhưng chỉ có 12 DN có trên 5.000 lao động và 116 DN có trên 1.000 lao động. Còn với DN có quy mô vốn trên 500 tỷ đồng chỉ có gần 100 DN.

Chưa gặp nhau ở bài toán cung  – cầu

Thị trường lao động cơ khí có tay nghề cao đang cạnh tranh rất khốc liệt bởi các đơn vị đều đang rất thiếu lao động. Điều đáng nói, trong khi, Doanh nghiệp cơ khí đang thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao thì học sinh và phụ huynh lại ít quan tâm đến ngành học này. Các thí sinh chỉ lựa chọn ngành cơ khí khi họ không đủ điểm đậu vào ngành học đăng ký và ngành này chỉ được coi là ngành học top dưới.

cung-ung-nhan-luc-nganh-ky-thuat-co-khi-kien-nghiep-group4

Vị này cũng cho biết thêm, các thí sinh chỉ học ngành cơ khí khi điểm thấp không đủ vào các khoa hót của các trường. Vì thế, ngành này được coi là lựa chọn “bất đắc dĩ” của các thí sinh- vị đại diện này cho biết.

Việc các Doanh nghiệp ngành cơ khí đang phải đối mặt với bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực từ kỹ sư đến công nhân kỹ thuật là hiện hữu. Điều đáng nói, trong khi nguồn nhân lực cơ khí chất lượng trong nước đang thiếu thì học viên ngành này lại thích đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài thay vì làm việc cho các Công ty cơ khí trong nước.

Nhiều Công ty tuyển thợ cơ khí, kỹ sư cơ khí tại Hàn Quốc với mức lương hấp dẫn 30 triệu đồng/tháng, làm việc tại Đài Loan, Nhật Bản với nhiều chế độ ưu đãi nên đã rất thu hút các lao động VN. Vì vậy, các Cty cơ khí trong nước ngày càng thiếu hụt lao động.

cung-ung-nhan-luc-nganh-ky-thuat-co-khi-kien-nghiep-group2

Dù không ngừng xây dựng cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp nhận những kỹ sư, kỹ thuật viên trẻ được đào tạo cơ bản với trình độ đại học, cao đẳng, sau đại học và đội ngũ công nhân từ các trường công nhân kỹ thuật, trường đại học kỹ thuật công nghệ. Bởi lẽ, ngành cơ khí – luyện kim trong nhiều năm qua phát triển “tự phát” và “cát cứ” không theo một quy hoạch tổng thể của nhà nước nên làm phân tán nguồn lực và không thể hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn ngành, khiến cho cung – cầu chưa gặp được nhau.

Đẩy mạnh hợp tác giữa nhà trường – DN

Trên thực tế, khả năng làm chủ công nghệ, khoa học là rất quan trọng với một DN cơ khí trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0. Nhưng để làm được điều này, DN không thể thiếu nguồn nhân lực cho chất lượng tay nghề cao, tính sáng tạo và nghiên cứu.

Do vậy, việc hợp tác đào tạo giữa nhà trường – Doanh nghiệp, giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp  trong ngành cơ khí chế tạo là hết sức quan trọng, nhằm mục tiêu nâng cao nguồn nhân lực chất lượng, góp phần thu hẹp và tiến tới thực tiễn “đào tạo theo nhu cầu của xã hội và của Doanh nghiệp ”.

“Việc nhà nước cần có thêm cơ chế, chính sách để nâng cao mức thu nhập cho các ngành kỹ thuật nói chung và thợ cơ khí nói riêng. Đây cũng là giải pháp giúp người lao động yên tâm về thu nhập, không phải lo “chạy” đi xuất khẩu nước ngoài để kiếm đồng lương cao hơn”

.