Từ Câu Chuyện Con Khỉ Đến Bài Học Về Lãnh Đạo

Trong buổi gặp gỡ doanh nhân tại TP. HCM mới đây, Leroy Frank Ratnam chia sẻ những bài học để trở thành một nhà lãnh đạo của thế kỷ 21. Nhưng điều duy nhất đọng lại ở những người tham dự chính là bài học về 5 chú khỉ và nải chuối. Câu chuyện tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ẩn chứa những bài học đắt giá về quản trị, lãnh đạo. 

Chuyện kể rằng, có 5 con khỉ bị nhốt trong một căn phòng. Giữa phòng là một cái thang, trên đỉnh thang là nải chuối. Mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, người ta lại phun nước lạnh vào những con còn lại, làm chúng rất khổ sở.

Sau một thời gian, mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, những con còn lại, vì không muốn bị phun nước, tóm lấy con kia và đánh cho một trận. Dần dần, không có con nào trong số 5 con khỉ có ý định trèo lên thang nữa. Người ta bèn bắt ra 1 con và thay bằng con mới. Nhìn thấy nải chuối và cái thang, con khỉ mới thắc mắc không hiểu tại sao các con kia không trèo, và thử leo lên. Tất nhiên bốn con kia xông vào đánh cho một trận. Con khỉ mới không hiểu vì sao bị đánh, tuy nhiên không dám trèo nữa.

Lần lượt 5 chú khỉ ban đầu được thay ra hết. Bây giờ, 5 con khỉ mới ở trong phòng. Không có con nào từng bị dội nước. Nhưng cũng không con nào dám trèo lên thang. Và cả 5 sẵn sàng đánh nhừ tử bất kỳ con nào khác có ý định đó, mà không hiểu vì lí do gì.

Trong tâm lý học, có một khái niệm gọi là sự lan truyền tâm lý trong tập thể. Đó là lý do mà bạn sẽ thấy con người luôn có xu hướng bắt chước, mô phỏng, tái lập hành vi của người khác. Trong câu chuyện ở trên, bầy khỉ đầu tiên bị dội nước nhưng tâm lý sợ hãi đã được chúng lan truyền tới bầy khỉ sau.

Chúng ta vẫn luôn thấy những “con khỉ” trong thực tế như vậy trong cuộc sống và cả trong doanh nghiệp nữa. Những nhà quản lý, lãnh đạo vẫn luôn tung hô sự sáng tạo nhưng chính họ cũng vẫn luôn sử dụng những thái độ và ngôn từ tồi tệ chà đạp một nhân viên dám nghĩ khác, làm khác. Điều đó diễn ra ngấm ngầm và tạo thành một thói quen, thậm chí tất cả những nhân viên vào sau đó cũng sẽ không còn cảm thấy cần có có nhu cầu bứt phá, sáng tạo.

Sự lan truyền về tâm lý có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến tập thể có một phần tác động từ người lãnh đạo. Và người lãnh đạo nào biết vận dụng khéo léo tâm lý này vào quản trị thì đều đạt được những thành công ngoài mong đợi. Vậy cách nào để hạn chế tâm lý “bầy khỉ” như trong câu chuyện và làm sao để không đi vào con đường lãnh đạo “vùi dập”?

Trong khoá học Nghệ Thuật Lãnh Đạo Đột Phá, do Adam Khoo và Leroy Frank Ratnam – 2 doanh nhân hàng đầu Singapore giảng dạy tiết lộ những kỹ thuật nắm bắt tâm lý để ảnh hưởng, truyền cảm hứng và định hướng lên những người xung quanh. Trong chương trình này, Adam Khoo cũng chia sẻ 7 phẩm chất mà người lãnh đạo cần rèn luyện để tránh được hình ảnh “bầy khỉ và nải chuối” dưới đây:

1. Thiết lập và mở rộng uy tín trong nhân viên
Những nhà lãnh đạo sáng tạo thể hiện một thiên hướng thiết lập và mở rộng uy tín. Sự tin tưởng sẽ làm nhân viên cống hiến hết công suất và làm một cách xuất sắc.

2. Kích thích trí sáng tạo của đội ngũ 
Nhà lãnh đạo táo bạo tham gia vào những việc gây khó chịu, nêu lên những quy luật, giải quyết những vấn đề không thể, và theo đuổi những gì khó khăn nhưng hợp lý. Trong quá trình này, người lãnh đạo dẫn đội ngũ của họ từ nỗi sợ hãi đến sự sáng tạo vô giới hạn.

4. Luôn khao khát có thêm những kiến thức
Những nhà lãnh đạo tuyệt vời luôn mong muốn phát triển bản thân mình để trở thành người thông thạo, uy tín nhất trong lĩnh vực mà họ theo đuổi.

5. Chấp nhận rủi ro
Rủi ro là một phần tất yếu của lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo xuất sắc tự xây dựng một nền văn hóa chấp nhận rủi ro, và họ có can đảm để bắt đầu thay vì chờ đợi một thời điểm an toàn.

6. Là một tấm gương điển hình
Những nhà lãnh đạo xuất sắc làm việc chăm chỉ, thông minh. Họ không dễ dàng bỏ cuộc. Họ bỏ ra 110% công sức trong công việc và trở thành tấm gương cho tất cả mọi người xung quanh.

7. Làm việc có mục đích
Những nhà lãnh đạo hiệu quả luôn có một mục đích rõ ràng. Mục đích đem lại sự hứng thú và nguyên tắc khi làm việc.

Trong thời đại mới, nhà lãnh đạo đối mặt với nhiều thách thức về con người, đối thủ, sản phẩm… chính vì vậy việc phát huy sức mạnh của từng cá nhân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ – Eleanor Roosevelt đã từng nói: “Một nhà lãnh đạo tốt là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo xuất sắc là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào chính bản thân họ”. Với việc đem đến cảm hứng cho người khác, tin tưởng và giúp họ tin vào mình, người lãnh đạo sẽ thấy những kết quả mà họ tạo ra tốt hơn những gì mình kỳ vọng rất nhiều.

TIN LIÊN QUAN

Tin mới

Media