5 đối thủ đáng gờm nhất trong công việc

Trong bất kỳ công việc nào, việc các nhân viên cạnh tranh với nhau là điều không tránh khỏi. Đặc biệt, với những người trong cùng một phòng ban, việc mọi người cạnh tranh với nhau, đôi khi là cạnh tranh ngầm mà bạn không hề hay biết. Hoặc thậm chí, những người gần gũi với bạn lại đang ra sức hảm hại bạn để leo lên vị trí cao hơn.

canh tranh.jpg

Nhận diện

1. Vua tốc độ

Đây là mẫu nhân viên luôn muốn giành chiến thắng trên đường đua bằng tốc độ. Khi trưởng phòng yêu cầu nộp ý tưởng cho dự án mới, anh ấy sẽ là người đầu tiên trong nhóm đưa ra các đề xuất.

Nhanh chưa hẳn đã tốt – chú trọng đến tốc độ nghĩa là họ không dành đủ thời gian và sự chú tâm cho công việc. Cách duy nhất để bạn chiến thắng trên đường đua này là luôn dành thêm thời gian để ra soát lại kỹ lưỡng các báo cáo, bài trình bày, từ đó bạn có thể dùng chất lượng để ghi điểm trong cuộc cạnh tranh này.

2. Ẩn sĩ

Đây là dạng đồng nghiệp thích tự lực tác chiến, khá kín tiếng và không thích chia sẻ. Thông thường đây là những người có năng lực chuyên môn cao nên thích làm việc độc lập và không thích phối hợp với người khác.

Nếu phải làm việc cùng “ẩn sĩ”, hãy nhớ cho anh ấy không gian riêng để tự hoạch định công việc nhưng vẫn đảm bảo bạn được cập nhật tiến độ của công việc. Thay vì nói chuyện trực tiếp, hãy dùng email để thường xuyên hỏi thăm tiến độ và bàn thảo về dự án.

3. Siêu sao

“Không có thách thức nào là không thể vượt qua” – đây là phương châm của đồng nghiệp dạng này.  Người này luôn chào đón những công việc khó khăn nhất và muốn từ những thử thách đó ghi điểm tuyệt đối với những thành công không thể bàn cãi của mình.

Khi làm việc với siêu sao, bạn hãy để người này cầm cương dẫn đầu. Bạn có thể đề nghị anh ta làm người đại diện nhóm, nhưng cũng cần phải giữ vai trò tương đối của mình trong việc khuyến khích và động viên các đồng nghiệp khác.

4. Lực sĩ

Đồng nghiệp dạng này luôn thêm “giá trị gia tăng” cho bất cứ dự án nào mà anh ta phụ trách. Với cách làm việc như thế, anh ta không chỉ có thể làm đẹp lòng sếp mà còn tự nâng cao kỹ năng và kiến thức cho bản thân.

Tuy nhiên, bạn đừng vội theo chân đồng nghiệp này để ôm đồm thêm công việc. Mỗi người sẽ có phong cách làm việc khác nhau và có thể bạn sẽ không thoải mái với gánh nặng mới về công việc. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng làm việc của bạn.

canh tranh1.jpg

5. Kẻ giành công

Đồng nghiệp này sẽ làm bất cứ việc gì để tiến liên – thậm chí là mạo nhận hay giành công của người khác. Để làm nổi bật hình ảnh của mình, họ sẽ hay có những hành động phi thể thao như gièm pha hoặc nói xấu người khác.

Hãy cẩn thận khi làm việc với những đồng nghiệp dạng này và tốt nhất là hãy giữ khoảng cách với họ.

Tồn tại và bứt phá

Những lời khuyên sau có thể giúp bạn hòa hợp tốt với đồng nghiệp nhưng vẫn tạo được bứt phá cho riêng mình:

1. Tập trung vào công việc thay vì quá chú tâm đối phó với những “động tĩnh” của đồng nghiệp. Cố gắng làm mình nổi bật theo hướng tích cực để đảm bảo rằng sếp nhận thấy đóng góp và vai trò của bạn trong nhóm, nhưng đồng thời vẫn hòa hợp với các đồng nghiệp. Hãy nhớ rằng các cuộc tranh đua không lành mạnh trong công sở chỉ đem đến cho bạn nhiều kẻ thù mà thôi.

2. Nếu có đồng nghiệp “khai chiến” với bạn và đi quá xa như không cung cấp thông tin cần thiết cho dự án của bạn, đừng quá nhún nhường. Bạn có thể trao đổi mềm mỏng trực tiếp với người đó để tìm cách khắc phục. Nếu không hiệu quả, hãy báo cáo cho cấp trên của mình.

3. Đừng tham chiến ở tất cả các chiến trường – hãy chọn lựa các trận đánh. Nếu đồng nghiệp của bạn được khen thưởng vì đã hoàn thành được một dự án nhỏ – hãy chúc mừng họ thay vì tính toán chi li, so kè thành tích. Đừng quá tập trung vào việc tranh đua mà quên mất tính quan trọng của sự phối hợp, làm việc đội nhóm.

4. Linh hoạt: học cách thích nghi để có phương án tiếp cận và trò chuyện hiệu quả với các đồng nghiệp khó ưa. Bạn không nhất thiết phải thay đổi chính mình  – chỉ cần nhớ rằng bạn có nhiều hướng tiếp cận khác nhau để đạt được mục tiêu của mình.

TIN LIÊN QUAN

Tin mới

Media