11 đại dịch làm thay đổi thế giới và cách loài người vượt qua chúng

TTO – Loài người từng không ít lần ‘chao đảo’ vì đại dịch nhưng bằng thiên tính của loài mạnh nhất, con người luôn vượt qua và ngày càng trở nên mạnh hơn.

“Đại dịch” dùng để chỉ một bệnh dịch tễ do nhiễm khuẩn, xảy ra trên một quy mô dân cư lớn và có tốc độ lây lan nhanh. Lịch sử loài người từng ghi nhận nhiều đại dịch lớn, hầu hết chúng đều có tác động sâu sắc đến nền kinh tế, văn hóa và làm thay đổi văn minh thế giới.

Bệnh dịch hạch Justinian (541 – 750 sau Công nguyên)

11 đại dịch làm thay đổi thế giới và cách loài người vượt qua chúng - Ảnh 1.

Đại dịch hạch đầu tiên mà loài người gánh chịu xảy ra vào triều đại vua Justinian I (483 – 565 sau Công nguyên) cai trị Đế quốc Byzantine (còn gọi là Đông La Mã) bởi vi khuẩn dịch hạch (Yersinia pestis). Do điều kiện vệ sinh kém, dân trí thấp nên trận dịch này đã giết chết khoảng 50 triệu người khắp vùng Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi, chiếm một nửa dân số thế giới khi ấy.

Khi đại dịch diễn ra, xác con người và động vật rải rác khắp nơi, các hố chôn tập thể quá tải tới mức người ta phải đặt xác lên thuyền rồi cho trôi ra đại dương. Người nhiễm bệnh khi ấy có thể được nhân viên y tế chữa trị hoặc thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà bằng cách tắm nước lạnh, dùng bột phấn để bôi và nhiều loại thuốc chứa alkaloid có dược tính mạnh.

Tuy nhiên, đại dịch kết thúc cũng là khi đế chế Byzantine suy yếu, các nền văn minh khác được đà đã tái chiếm vùng đất Byzantine và đế quốc này không bao giờ có thể vực dậy được nữa.

Cái chết đen (1347 – 1351)

11 đại dịch làm thay đổi thế giới và cách loài người vượt qua chúng - Ảnh 2.

Đại dịch “cái chết đen” vẫn bắt nguồn từ khuẩn dịch hạch Yersinia pestis ký sinh trên loài chuột. Bệnh dịch lan đến châu Âu vào tháng 10-1347, khi 12 tàu từ Biển Đen cập cảng Messina của Sicilia (Ý). Người dân trên bến cảng đã gặp phải một bất ngờ kinh hoàng: hầu hết các thủy thủ trên 12 con tàu đều đã chết, những người còn sống thì bị bệnh nặng, toàn thân bao phủ trong những nhọt đen rỉ máu và mủ. Chính quyền Sicilia vội vã đưa số tàu này ra khỏi cảng, nhưng đã quá muộn.

Trong vòng từ năm 1347 đến 1351, dịch bệnh lan rộng khắp châu Âu, giết chết khoảng 25 triệu người. Giao thương, chiến tranh, nạn đói cùng những đoàn người di dân khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng ra mọi tầng lớp dân cư thời ấy.

Nhà sinh vật học người Pháp Alexandre Yersin sau này đã phát hiện ra mầm bệnh vào cuối thế kỷ 19. Các tiến bộ khoa học sau này cũng tìm ra cách lây lan và chữa trị dịch bệnh nhưng đối với người dân châu Âu khi đó thì đại dịch tựa như một “sự trừng phạt của Chúa”.

Đại dịch chỉ giảm thiểu vào năm 1351, khi người dân thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường tốt hơn và thực hành y tế công cộng.

Cái chết đen là khởi đầu cho “sự suy tàn của chế độ nông nô” vì rất nhiều người đã chết, những người sống sót có cơ hội nâng cao mức sống. Công nhân có nhiều cơ hội làm việc hơn, sự di chuyển xã hội cũng tăng lên, chiến tranh cũng tạm thời ngưng lại.

Bệnh đậu mùa (thế kỷ 15 – 17)

11 đại dịch làm thay đổi thế giới và cách loài người vượt qua chúng - Ảnh 3.

Thực dân châu Âu xâm chiếm châu Mỹ vào thế kỷ 17 và mang theo cả bệnh đậu mùa (do virus variola gây ra) tới lục địa này. Bệnh đậu mùa đã cướp đi sinh mạng của khoảng 20 triệu người, gần 90% dân số ở châu Mỹ khi đó.

Bệnh dịch cũng khiến nhiều vị vua trị vì châu Âu tử vong, bao gồm Hoàng đế Habsburg Joseph I, Nữ hoàng Mary II của Anh, Czar Peter II của Nga và Vua Louis XV của Pháp.

Đại dịch đã giúp người châu Âu dễ dàng xâm chiếm và phát triển các khu vực mới bỏ trống, thay đổi mãi mãi lịch sử của châu Mỹ và nền kinh tế toàn cầu. Các cuộc khai thác khoáng sản quy mô lớn khi đó là một bước ngoặt quan trọng trong sự hình thành của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Năm 1796, bác sĩ người Anh Edward Jenner khám phá ra rằng con người có thể miễn nhiễm với đậu mùa sau khi chúng ta tiêm vào cơ thể một loại virus tương tự variola nhưng ít gây hại hơn. Các thí nghiệm của Jenner như lấy mủ từ bệnh nhân mắc bệnh nhẹ và đưa chúng vào da hoặc mũi của những người khỏe mạnh.

Kết quả cho thấy những người chưa bị bệnh sẽ chỉ bị nhiễm trùng nhẹ và phát triển khả năng miễn dịch với các đợt bùng phát mới. Tuy vẫn có người chết nhưng con số dần giảm mạnh.

Đây cũng chính là sự kiện dẫn đến sự ra đời của những liều vaccine (vắcxin) đầu tiên trên thế giới. Sau đó, nhiều quốc gia thực hành tiêm chủng để phòng đậu mùa. Năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đậu mùa đã bị xóa sổ trên toàn thế giới. Cho đến nay đậu mùa vẫn là căn bệnh duy nhất mà con người xóa sổ được trên phạm vi toàn cầu.

Dịch tả

11 đại dịch làm thay đổi thế giới và cách loài người vượt qua chúng - Ảnh 4.

Đại dịch tả đầu tiên bắt đầu ở Jessore, Ấn Độ (1817-1823) và giết chết hàng triệu người dân Ấn Độ khi ấy. Sau đó, dịch tả bùng phát thêm nhiều đợt mới lan nhanh khắp các châu lục trong thời gian ngắn.

Mãi tới năm 1854, khi đại dịch đã lan rộng ở châu Âu, bác sĩ người Anh khi đó là John Snow tìm ra nguồn lây và đã ngăn chặn sự bùng phát vào bằng cách ngăn người dân sử dụng nguồn nước máy ô nhiễm. Dịch tả tại Anh nhanh chóng kết thúc trong vài ngày sau đó.

Tổ chức Y tế Thế giới gọi dịch tả là “đại dịch bị lãng quên” vì nó kết thúc rồi lại bùng phát. Kể từ trận dịch đầu tiên năm 1897, đến nay thế giới đã trải qua 7 trận dịch mới. Đợt bùng phát thứ 7, bắt đầu vào năm 1961 và kéo dài cho đến ngày nay. Dịch tả lây nhiễm 1,3-4 triệu người mỗi năm, tỉ lệ tử vong hàng năm từ 21.000-143.000.

Vì dịch tả gây ra do ăn phải thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm một loại vi khuẩn nhất định nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia có nên kinh tế yếu kém, trình độ dân trí thấp, điều kiện vệ sinh và hệ thống y tế kém. Trong khi đó, các nước giàu có hơn gần như không lo lắng về bệnh dịch.

Cúm Tây Ban Nha (1918 – 1919)

11 đại dịch làm thay đổi thế giới và cách loài người vượt qua chúng - Ảnh 5.

Ca bệnh cúm Tây Ban Nha (còn được gọi là đại dịch cúm năm 1918) đầu tiên được ghi nhận trên một đầu bếp ở Kansas tên là Albert Gitchel. Trong vòng 3 tuần, 1.100 binh sĩ đã phải nhập viện và hàng nghìn người khác bị ảnh hưởng.

Sau đó, bệnh lây lan qua Pháp, Anh, Ý và toàn bộ Tây Ban Nha, gây ra sự ảnh hưởng nghiêm trọng với các hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ nhất. 3/4 quân đội Pháp và hơn một nửa quân đội Anh đã ngã bệnh vào mùa xuân năm 1918. Tháng 5-1918, bệnh cúm đã tấn công Bắc Phi, sau đó là Ấn Độ, Trung Quốc và Úc.

Thời điểm bùng phát dịch cúm cũng là chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc, nền kinh tế chưa được phục hồi, các cơ sở cơ y tế công cộng lạc hậu, thiếu thốn khi ấy không đủ khả năng để ngăn chặn dịch cúm do mọi nguồn lực đều được dành cho quân sự. Ước tính virus cúm lây nhiễm cho khoảng 500 triệu, hơn 50 triệu người trên toàn thế giới đã tử vong vì dịch cúm này.

Các hành động phòng ngừa chính thức đầu tiên được thực hiện vào tháng 8 -1918, bao gồm bắt buộc khai báo về các trường hợp nghi ngờ và sự giám sát các cơ sở như trường học và doanh trại; đóng cửa dọn dẹp vệ sinh các địa điểm họp công cộng, như nhà hát, và tạm dừng các cuộc họp đông người. Vì khi ấy không có vắcxin nên chính phủ các nước thực hiện cách ly những đối tượng bị cúm và cách này đạt hiệu quả cao.

TIN LIÊN QUAN

Tin mới

Media