Cơ thể có thể gánh xiềng xích để khiêu vũ nhưng tâm hồn nhất định phải cài lên đôi cánh tự do

Trang Tử có thể coi là nhà triết học yêu cá nhất.Ông đem trí tuệ đời người viết vào trong 3 câu chuyện con cá.Hiểu ra được, đời người tự nhiên sẽ thông.

Con cá thứ nhất, con cá Bắc Minh

Trang Tử trong “Tiêu dao du” đã viết về con cá đầu tiên, Bắc Minh có một con cá tên cá Côn, có thể hóa thành chim đại bàng, ngao du trong 9 ngày.

Nó sẽ cưỡi gió tháng 6 để bay tới Nam Minh. Nhưng Trang Tử nói rằng nó không tự do, một khi không có gió, nó ngay lập tức sẽ bị rơi xuống.

Khi đó có một người tên Liệt Tử, người này có thể cưỡi gió bay lên trời, giống như thần tiên vậy. Nhưng nếu không có gió, ông cũng sẽ lại buồn rầu. Đứng trước miệng gió, ai cũng có thể bay lên.

Kiểu tự do này phải dựa vào ngoại vật. Phải dựa vào tiền bạc, danh vọng mới có thể lấp đầy sự trống rỗng bên trong.

Trong cuốn “Quản Tử” có viết: “Quân tử sử vật, bất vi vật sửcon người một khi đã bị vất chất chi phối, tự nhiên sẽ mất đi sự đơn thuần vốn có.

Đào Tiềm, một trong những nhà thơ lớn của Trung Quốc thời nhà Tấn và Lưu Tống thà về núi Nam trồng đậu, cuốc đất trồng cây nhưng tự do tự tại, gấm vóc lụa là nơi quan trường dù có đắt đỏ tới đâu cũng không bằng một ly rượu hoa cúc đạm bạc trong tay.

Trong trí tuệ của Trang Tử, “bất vi vật sở lụy” (không để ngoại cảnh chi phối) là tầng cảnh giới thứ nhất của đời người.

Từng nghe ra một câu chuyện như này, có một người ngồi bên sông câu cá, mỗi lần câu ông đều sẽ ước chừng, con nào hơi to một tí thôi, ông ngay lập tức sẽ thả về lại sông. Những người khác thấy vậy đều hỏi tại sao.

Ông nói: “Cái chảo nhà tôi chỉ to có chừng này, cá to quá không cho được vào chảo.”

Theo đuổi vật chất cần phải có mức độ , “đủ dùng là được” là một thái độ sống vô cùng đáng để theo đuổi.

Con cá thứ hai, con cá Hào Lương

Trang Tử trong cuốn “Trang Tử – Thu Thủy” có nhắc tới con cá thứ hai, gọi là cá thốc, là cá sông Hào.

Có một hôm, Trang Tử và Huệ Tử đi qua cầu sông Hào, Trang Tử nói: “Ông xem, những con cá thốc này tung tăng bơi lội vui vẻ biết bao.”

Huệ Tử lại nói: “Ông nào có phải là cá, sao biết chúng vui hay không?

Trang Tử lập tức đáp lại: “Ông cũng đâu phải là tôi, sao biết tôi không biết cá có vui hay không?”

Cuộc đời giống như diễn kịch, chúng ta không ở trong vở kịch của người khác, thì làm sao có thể biết được hỉ nộ ái ố của họ.

Niềm vui của cá là có thể bơi lội tung tăng nơi sống suối, biển cả, niềm vui của con người là có thể sinh trưởng tự nhiên trong nhân gian. Một người vì người khác mà thay đổi bản thân mình, chắc chắn sẽ không bao giờ vui vẻ…

Những niềm vui thực sự trước giờ đều tới từ chính bản thân, chứ không phải là ở trong mắt người khác. Thay vì nỗ lực vắt óc sống để trở thành người mà người khác thích, hãy nỗ lực đi sống đúng với bộ dạng mà mình mong muốn.

Trong trí tuệ của Trang Tử, tầng cảnh giới thứ hai của đời người đó là: bất vi biệt nhân đích bình giá sở lụy (đừng bao giờ bị chi phối bởi đánh giá của người khác).

Niềm vui lớn nhất đời người đó là được lựa chọn phương thức sống mà mình mong muốn nhất. Đừng vì ý kiến của người khác mà từ bỏ chính cái tôi của mình.

Cũng đừng vì cảm thấy niềm vui của bạn vô dụng mà từ bỏ nó. Hạt giống vui vẻ, sớm muộn gì cũng sẽ ra hoa, khiến cuộc sống của bạn trở nên ngát hương hơn.

Con cá thứ ba, con cá Giang Hồ

Trang Tử trong cuốn “Đại tông sư có nhắc tới con cá thứ 3, gọi là cá diếc.

Một cái hồ nhỏ đã cạn nước, có hai chú cá nhỏ nằm khô khốc trên cạn, hai chú cố gắng hô hấp cho nhau, cố gắng làm ướt cho nhau, cố gắng duy trì sự sống cho nhau.

Trang Tử nói so việc cố gắng cho qua ngày như vậy, chi bằng tha cho nhau, đi đến nơi biển rộng sông dài sống một cuộc sống mới.

Thiên mệnh vô thường, đời người giống như sợi bông trong gió. Không biết ngày nào nước của bạn sẽ cạn, người ở bên bạn rồi cũng sẽ rời bạn mà đi.

Người với người đều là những du khách đồng hành với nhau, nhưng suy cho cùng, cũng sẽ chỉ có mình mới có thể hoàn thành được lịch trình của mình, bạn cần phải trở thành chủ nhân của sinh mệnh của chính mình, đừng trở thành sự phụ thuộc của người khác.

Đỗ Phủ và Lý Bạch, hai người từng kết đôi cùng nhau xông pha giang hồ. Đỗ Phủ rất hâm mộ thiên phú và tài hoa của Lý Bạch, cho rằng cả hai sẽ đồng hành với nhau cả đời, nhưng “tâm tôi hướng sơn, tâm bạn hướng thủy”, cuối cùng, cả hai vẫn phải vẫy tay chào nhau tạm biệt.

Đỗ Phủ không thể trở thành Lý Bạch, nhưng vậy thì cũng có sao? Không viết ra được “nhân sinh đắc ý tu tận hoan, mạc sử kim tôn không đối nguyệt“, vậy thì viết “tả quốc phá sơn hà tại, thành xuân thảo mộc thâm”.

Trong trí tuệ của Trang Tử, tầng cảnh giới thứ ba của đời người chính là: tìm thấy chính mình, tìm thấy con đường của chính mình.

Có lẽ sẽ cảm thấy rất cô đơn, nhưng cô đơn chính là bắt đầu của một cuộc sống viên mãn, không thể hòa hợp được với chính mình, bạn sẽ vĩnh viễn không thể hòa hợp được với người khác.

Chúng ta có thể đồng hành đi khắp giang hồ, nhưng lại chỉ có thể tự mình đi tới chân trời và góc bể.

Hàn Tín từng nói: “Chúng ta hiểu nhiều đạo lý như vậy, vì sao vẫn chẳng thể sống sao cho tốt? “

Đó là bởi lẽ cuộc đời của mỗi một người là một ví dụ, không phải mỗi một con cá đều sống trong cùng một con sông.

Mọi hạnh phúc đều không thể copy, người sống thanh thản, nhẹ nhõm đều sẽ hiểu được 3 tầng trí tuệ của Trang Tử, suy cho cùng, chỉ đúc kết lại trong vẻn vẹn 12 chữ: bất trệ vu vật, bất khốn vu tâm, bất loạn vu nhân“.

Cơ thể có thể gánh xiềng xích để khiêu vũ, nhưng tâm hồn nhất định phải cài lên đôi cánh tự do.

TIN LIÊN QUAN

Tin mới

Media