Kinh nghiệm sống hay

Một số người nói rằng một người sống từ 1 tuổi đến 80 tuổi là bình thường, nhưng nếu bạn có thể sống tốt phần tiếp theo thì bạn có thể là phi thường.

Không có lối tắt cho cuộc sống này, vì vậy bạn chỉ có cách tiến về phía trước. Nếu vấp phải những chiếc hố cũng đừng tức giận hay phiền não vì những cái hố chúng ta va phải đã cho ta kinh nghiệm sống. Những trải nghiệm này càng sớm được biết đến, bạn càng ít đi đường vòng.

1. Đầu tiên, học cách nói ” Chuyện này bình thường thôi mà”

Cách đây một thời gian, kết quả tuyển sinh đại học đã được công bố,  điểm số của em họ tôi không đủ vào trường như ý, không đáp ứng được kỳ vọng của cô. Cô nhốt mình trong phòng và không thiết ăn uống và cô rất buồn.

Cô bảo: “Hiện tại, em rất tiếc cho bản thân mình.” Cô tự dằn vặt mình vì ba năm cấp ba vất vả vậy đổi lại là số điểm không như ý, vụt mất tấm vé vào đại học. Rất khó để nhiều người thoát khỏi hiện tại và nhìn lại những gì họ trải nghiệm qua. Khi chúng ta đắm chìm trong nỗi buồn, chúng ta dễ dàng phóng đại những nỗi thất vọng của một khoảnh khắc vào cả cuộc đời. Bị thất bại vài lần thì lại cho rằng cả đời sẽ chẳng làm được gì nên hồn.

Nhưng trên thực tế, cuộc sống là một cuộc đua marathon, cần độ bền cho cả quãng đường chứ không hẳn là tốc độ nhất thời. Đoạn đầu bạn ngã xuống, đoạn tiếp theo bạn lấy sức vượt lên, không phải sẽ chiến thắng hay sao? Hãy học cách nói chuyện gì đó là bình thường, chúng ta sẽ thoải mái hơn là dằn vặt và tự trách mình.

Thời gian có thể chữa lành mọi thứ và không phải hạnh phúc nào trong cuộc sống cũng được quyết định bởi điểm số và bài kiểm tra.

Tôi đã đọc một đoạn như sau: “Vào lúc nửa đêm, quá khứ bỗng dưng hiện về.  Trong đó có những chuyện không vui, những nỗi đau, lỗi lầm, công việc dang dở  và tất cả những điều xấu hổ và buồn bã…  Những điều tốt và xấu, nỗi đau và niềm vui đều được khắc họa trong bức tranh phong phú của cuộc đời và chúng đã trở thành động lực cho sự phát triển và sự tiến bộ trong suy nghĩ của tôi. ”

2. Thứ hai, học cách tha thứ cho chính mình

Sự trưởng thành lớn nhất của một người đó là biết tha thứ cho sự không hoàn hảo của anh ta. Thế giới rộng lớn, sự theo đuổi sự hoàn hảo không hẳn là sai nhưng trên đời làm gì có thứ hoàn hảo 100%? Thay vì lãng phí thời gian vào việc đấu tranh với chính mình, tốt hơn là dành nhiều thời gian hơn để cải thiện và hoàn thiện bản thân. Nhìn từ một góc độ khác, bạn sẽ thấy rằng hạnh phúc thường đơn giản hơn nhiều so với chúng ta nghĩ.

Hòa giải với chính mình không phải là tự nhận thấy mình kém cỏi nhưng không cố gắng, mà là chấp nhận sự thật, chữa lành trái tim và tha thứ cho bản thân.

Những điều đã qua hãy để nó qua đi và bạn nên học cách tha thứ cho bản thân. Nếu bạn không thể tha thứ cho chính mình giống như bạn bí mật giết chết chính mình, thì cảm xúc tiêu cực này có thể dễ dàng biến thành một cuộc tấn công vào chính bạn. Nếu bạn không thể buông tay, thật khó để bắt đầu lại.

3. Thứ ba, học cách nói “Bạn nghĩ gì về điều này?”

Cho người khác cơ hội trình bày suy nghĩ hay quan điểm của họ là một cách thể hiện sự tôn trọng và một loại tu luyện.

Tiểu Nhã, bạn tôi là một “con két chính hiệu”. Mỗi lần trò chuyện với cô ấy, cô ấy luôn tự cho mình là trung tâm, không quan tâm đến cảm xúc hay  ý tưởng của người khác. Khi người khác đang trình bày ý tưởng, cô như “nhảy vào họng” họ vậy. Dần dần, những người khác không muốn giao tiếp với cô. Họ cho rằng cô không tôn trọng lời nói của họ. Cũng đúng thôi, chú ý người khác nói cũng thể hiện sự quan tâm của bạn với họ và cũng thể hiện mức độ coi trọng bạn bè của một người. Đơn giản chỉ cần lắng nghe người khác và hỏi họ suy nghĩ thế nào về vấn đề này, thì hiệu suất công việc của bạn sẽ rất mạnh, đó là khởi đầu để những người ghét bạn chuyển sang yêu mến bạn.

Người bạn khác tên Carnegie từng nói: “Tôi đã đi làm tại một công ty chứng khoán. Tôi đã  quen rất nhiều bạn khi tôi chưa có gì trong tay. Nhưng khi tôi bắt đầu có được chút ít thành tựu thì bạn bè tôi ngày càng ít đi”. Anh hỏi một người rằng có phải anh ta đang phô diễn tài năng của mình với bạn bè phải không? Bên kia trả lời không do dự: “Vâng, là do anh không sẵn sàng chia sẻ với người khác, hay ngắt lời người khác thay vì lắng nghe họ”.

Khi bạn học cách lắng nghe và nói chuyện với người khác, bạn bè sẽ đến với bạn. Trong thời đại sôi nổi, học cách im lặng là một phẩm chất hiếm có.

4. Thứ tư, học cách tìm ra nhịp điệu bên trong của riêng bạn

Tôi đã từng nghe một người nói trong một video nói rằng: Một số người tốt nghiệp ở tuổi 21 nhưng đến năm 27 tuổi thì anh mới kiếm được việc làm, một số người không học đại học, quyết định tự kinh doanh riêng nhưng tìm thấy tình yêu đích thực ở tuổi 18, một số người biết được lý tưởng của cuộc đời họ  ở tuổi 16 nhưng khi họ tuổi 26, họ mới nhận ra mình không hợp với lý tưởng sống ban đầu  nữa …

Nhiều điều trong cuộc sống phụ thuộc vào thời gian của chúng ta chứ không phải của những người khác, đừng cố chạy theo đồng hồ của người khác nhưng cũg đừng trì hoãn, hãy  học cách tìm ra nhịp điệu bên trong của chúng ta. Cuộc sống là một hành trình và người cầm vô lăng lái xe trong hành trình đó  là chính bạn.

Lâm Thanh Huyền từng nói: Chơi cờ vây giỏi là phải từ từ chơi, một cuộc sống trọn vẹn cần lên kế hoạch kĩ lưỡng những gì mình muốn đạt đến, đừng cố gắng giành lấy chiếc ghế chỉ vì người khác làm vậy  để rồi ân hận và không vui, cũng đừng đi đâu mà vội mà vàng/ mà vấp phải đá, mà quàng phải dây.

Không có lối tắt trong cuộc sống, nhưng kinh nghiệm có thể được nhân rộng bằng cách chia sẻ với người khác. Bốn kinh nghiệm sống này, tôi hy vọng rằng bạn có thể bớt bỡ ngỡ trước cuộc đời, ít  đi đường vòng hơn và nhận ra nhiều khả năng của mình hơn trong cuộc sống.

TIN LIÊN QUAN