Bí quyết xin việc ngành Logistics

Trong bối cảnh nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, Logistics ra đời như một giải pháp cho nhu cầu sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận tiện và nhanh chóng nhất. Do đó, mặc dù ra đời chưa lâu nhưng Logistics đã dần khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy thì Logistics là làm gì? Công việc ngành Logistics sau khi ra trường như thế nào? Cách xin việc ngành Logistics ra sao? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài viết này của  Kiến Nghiệp Group các bạn nhé.

1. Logistics là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất thì Logistics là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Công việc của các công ty Logistics là lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đặt ra. Để cạnh tranh hiệu quả trong ngành này, các công ty phải luôn cải tiến và chú trọng đến yếu tố số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả dịch vụ.

2. Học ngành Logistics ra trường làm gì?

Logistics có thể chia thành 3 mảng chính là kho bãi, vận chuyển và giao nhận. Cụ thể có các hoạt động khác nhau như:

  • Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu trữ hàng hóa.
  • Dịch vụ bốc xếp và dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển như tàu, xe hoặc container…
  • Dịch vụ đại lý vận tải phụ trách làm thủ tục hải quan, lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
  • Các dịch vụ liên quan đến vận tải bao gồm dịch vụ vận tải đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt, đường bộ và đường ống.
  • Các dịch vụ bổ trợ như tiếp nhận, lưu kho hàng hóa, quản lý thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho, xử lý các vấn đề phát sinh như hàng bị lỗi, hàng hỏng, hàng quá hạn sử dụng, hàng bị khách trả lại, hàng tồn kho…
  • Các dịch vụ Logistics liên quan khác: dịch vụ bưu chính, dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật, dịch vụ thương mại bán buôn/ bán lẻ…

Với những đặc điểm dịch vụ trên, môi trường lựa chọn công việc của sinh viên ngành Logistics rất đa dạng. Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc cho các công ty dịch vụ Logistics, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ vận tải, giao nhận… tại rất nhiều phòng ban phù hợp chuyên môn như dịch vụ khách hàng, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán, kinh doanh quốc tế, marketing, khai thác, kế hoạch…

3. Những hành trang cần chuẩn bị để cơ hội tìm việc ngành logistics 

Logistics là một ngành nghề mang tầm vóc quốc tế, nó đang được phát triển ở Việt Nam như một bước tiến mới của nền kinh tế hội nhập. Việc học hỏi các quy mô của những nước phát triển, cách quản lý nêu ra yêu cầu về sự nỗ lực nhiều hơn về mọi mặt của người lao động để đáp ứng và thúc đẩy.

  • Một trong những yếu tố tiên quyết đó là nắm vững kiến thức ngành, hình thức và hoạt động logistics .
  • Đối với ngành nghề mang tầm vóc quốc tế thì việc trau dồi ngoại ngữ là việc không thể thiếu. Việc hiểu biết được các kiến thức quốc tế thông qua tấm vé ngoại ngữ không chỉ giúp cho người lao động hoàn thành công việc được giao mà còn mở rộng kiến thức được các bạn bè, công ty nước ngoài chia sẻ.
  • Khả năng thích nghi tốt: ngoài những tiềm năng về lương bổng và cơ hội việc làm, ngành Logistics luôn tiềm ẩn những rủi ro bất ngờ như thời tiết, giao thông tại nơi làm việc. Một thực tế hiển nhiên sinh viên Logistics cần chấp nhận là không có địa điểm làm việc cụ thể.
  • Và chính thái độ làm việc cũng là một tiêu chí mà không chỉ những bạn mới vào nghề hay bất cứ ai trong quá trình làm việc đều cần chú ý. Sự hòa đồng trong văn hóa doanh nghiệp, thích ứng nhanh và có những ứng xử khoa học phù hợp.

4. Bí quyết xin việc ngành Logistics

Trước hết bạn có thể tham gia các diễn đàn, website trên internet để học hỏi kinh nghiệm cũng như cập nhật thông tin, những đổi mới của ngành như Logistics4vn, trang web của các hãng tàu, công ty dịch vụ Logistics… Trên facebook thì có các fanpage Cộng đồng Logistics Việt Nam, Logistics Vietnam… và group LOGISTICS VIETNAM, Cộng đồng xuất nhập khẩu – Logistics…Bạn cũng đừng quên cập nhật các trang đăng tin tuyển dụng chuyên nghiệp mỗi ngày như Kjob.vn….,để không bỏ lỡ các cơ hội việc làm thích hợp nhé.

5. CV xin việc ngành Logistics

Trong bộ hồ sơ xin việc ngành Logistics thì một bản CV ấn tượng, chuyên nghiệp là điều không thể thiếu. Nhà tuyển dụng có thể đánh trượt bạn bất cứ lúc nào nếu bạn không biết cách trình bày một CV xin việc khoa học, súc tích mà vẫn đầy đủ năng lực.

Bạn có thể tham khảo Cách viết CV xin việc ngành xuất nhập khẩu, Logistics để tự hoàn thiện CV của bản thân. Hoặc tham khảo các mẫu CV khác của từng công việc cụ thể ngành xuất nhập khẩu, Logistics Tại đây.

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

TIN LIÊN QUAN