Giáo viên mầm non là một trong những nghề nhận được đông đảo sự quan tâm, lựa chọn hiện nay. Vậy bạn đã biết chính xác nghề giáo viên mầm non là gì ? Mô tả công việc giáo viên mầm non bao gồm những gì? Yêu cầu để làm nghề này có khắt khe không? Hãy cùng Kiến Nghiệp Group tìm hiểu chi tiết vị trí này các bạn nhé.
1. Nghề giáo viên mầm non là gì?
Giáo viên mầm non hay còn được gọi với một cái tên khác là “cô nuôi dạy trẻ”. Họ là những người mang sứ mệnh cao cả, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đưa các bạn nhỏ làm quen, tiếp cận với kiến thức xã hội bên ngoài. Giáo viên mầm non sẽ giúp cho những “đứa trẻ” có thể hình thành nên phẩm chất, thế giới quan và kích thích sự niềm đam mê học tập.
Nghề nuôi dạy trẻ này rất đặc biệt. Bởi các cô giáo không chỉ có trách nhiệm là dạy học mà còn phải dỗ dành, hỗ trợ các bé tốt nhất trong quá trình phát triển thể chất, tinh thần. Họ được xem như một người “bảo mẫu”, lo toan mọi thứ cho những đứa con của mình.
2. Mô tả công việc giáo viên mầm non
- Đón và trả trẻ hàng ngày khi phụ huynh đưa, đón.
- Xây dựng nên các chương trình dạy học mới mẻ, sáng tạo, phù hợp với trẻ mầm non.
- Giáo viên mầm non sẽ cần sử dụng các công cụ giảng dạy đa dạng (kể chuyện, đóng kịch, các công cụ hỗ trợ khác,…) để các bé nhanh chóng tiếp thu kiến thức.
- Thường xuyên quan sát quá trình học tập, sinh hoạt của từng em để có thể hỗ trợ các bạn cải thiện năng lực hành vi xã hội cũng như hình thành tính tự trọng.
- Luôn tìm cách để khuyến khích các bé tương tác, trò chuyện với nhau nhiều hơn, giải quyết các vấn đề gây lộn, mâu thuẫn của trẻ khi học tập, vui chơi.
- Hướng dẫn cho các bạn nhỏ các kỹ năng về nghệ thuật, kỹ năng mềm thông qua các chương trình giảng dạy với kết cấu rõ ràng.
- Sắp xếp thời gian ăn – ngủ trưa, ăn nhẹ buổi chiều cho các bé, giám sát các bé để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.
- Theo dõi về sự tiến bộ của các bé trong học tập, sự hòa đồng với môi trường mới và báo cáo cho phụ huynh.
- Thường xuyên liên lạc với phụ huynh để hiểu hơn về hoàn cảnh, tính cách, tâm lý của các bé.
- Hợp tác, hỗ trợ các đồng nghiệp trong nghề.
- Luôn duy trì lớp học sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo an toàn thực phẩm, tuân thủ về tiêu chuẩn y tế.
3. Kỹ năng cần có đối với giáo viên mầm non
Kỹ năng sư phạm
Làm giáo viên thì chắc chắn sẽ không thể thiếu được kỹ năng sư phạm. Riêng với cô nuôi dạy trẻ mầm non thì các kỹ năng cần có đó là hát, múa, đọc truyện, sử dụng các công cụ liên quan đến âm nhạc, biết làm các món đồ chơi thủ công,… Nếu bạn có thể nắm chắc tất cả các kỹ năng này hay nổi trội một “tài năng” nào đó thì sẽ là lợi thế rất lớn cho sự nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp, ứng xử chuyên nghiệp, khéo léo sẽ là điều kiện giúp các giáo viên nhận được sự yêu mến từ trẻ nhỏ. Có thể bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để rèn luyện dù đã được học trong trường sư phạm. Do đó, để có thể phát triển trong nghề này, các bạn sẽ cần thường xuyên trau dồi, hoàn thiện kỹ năng này.
Kỹ năng soạn kế hoạch giảng dạy
Nhiều người nghĩ rằng làm giáo viên mầm non thì chỉ cần sáng đến trường trông nom các con, tối về nhà. Thế nhưng, công việc của họ còn bao gồm cả chuẩn bị các bài giảng, hoạt động cụ thể cho các bé hàng ngày. Điều này sẽ giúp cho các bạn nhỏ có thể phát triển tốt nhất các khả năng, tính cách của mình. Chính vì vậy, một kỹ năng không thể thiếu đối với giáo viên mầm non đó là đưa ra các kế hoạch giảng dạy, biết cách tổ chức các chương trình, sự kiện,…
Kỹ năng sơ cứu, hướng dẫn trẻ khi có tai nạn
Trong quá trình học tập, vui chơi tại môi trường mầm non, việc xảy ra những sự cố, tai nạn ngoài ý muốn là điều không thể tránh khỏi. Một giáo viên sẽ cần phải quản lý một lớp với rất nhiều bạn nhỏ ở các độ tuổi khác nhau. Do đó, đôi khi các bé có thể bị ngã, gây gổ với nhau bị thương,… và cần sơ cứu.
Lúc này, các giáo viên mầm non sẽ là người cần nhanh chóng sơ cứu, hướng dẫn giúp các bé giải quyết các vấn đề. Bởi vậy, trong quá trình học nghiệp vụ cho giáo viên mầm non, kỹ năng y tế, sơ cứu tai nạn luôn rất được quan tâm, đòi hỏi bạn cần nắm thật chắc.
Kỹ năng tin học
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã tác động rất lớn vào tất cả các ngành nghề, trong đó có giáo dục. Giáo viên mầm non sẽ cần phải soạn bài trên máy tính, thu thập, lưu giữ thông tin trên phương tiện này. Ngoài ra, một số trường cũng yêu cầu giáo viên trình chiếu bài học lên cho các bé dễ dàng tiếp cận hơn. Vì vậy, kỹ năng về tin học cũng rất quan trọng và cần thiết đối với nghề giáo viên mầm non này.
Kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm
Làm giáo viên mầm non, các bạn sẽ cần phải biết xử lý các tình huống sư phạm liên quan đến giáo dục lối sống, đạo đức cho trẻ. Ngoài ra, một số vấn đề khác như ứng xử với đồng nghiệp, phụ huynh, các bạn nhỏ,… cũng cần phải được giải quyết khéo léo.
Cụ thể, một số tình huống thường xuyên gặp phải như: Vấn đề liên quan đến trẻ (khóc, lười ăn, đánh nhau, tai nạn,…). Các vấn đề liên quan đến phụ huynh của trẻ (cho con nghỉ, chuyển trường, công tác phối hợp với gia đình,…). Các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp trong môi trường sư phạm (ứng xử khi có phản ánh về năng lực chuyên môn, quá trình giảng dạy, quản lý các bạn nhỏ, đánh giá chất lượng,…).
4. Những phẩm chất của một giáo viên mầm non giỏi
Sự kiên nhẫn: đây là phẩm chất rất cần thiết đối với nghề nuôi dạy trẻ. Bởi các bạn nhỏ đôi khi ngây thơ, chưa biết gì và thường xuyên nghịch ngợm, không nghe lời. Các thầy cô sẽ cần thật kiên trì, nhẫn nại giúp đỡ, chỉ dạy các em thật tỉ mỉ, chi tiết.
Sự sáng tạo: mầm non là giai đoạn các bé bắt đầu được tiếp cận với kiến thức, xã hội. Do đó, để các bạn nhanh chóng tiếp thu, thầy cô cần phải thường xuyên có những hoạt động sáng tạo, phong phú, đa dạng, làm sao để thu hút sự chú ý từ trẻ nhỏ. Việc thiết kế những bài học sáng tạo sẽ giúp cho các em thích thú hơn trong học tập, kích thích tư duy.
Sự thấu hiểu: đây là phẩm chất không thể thiếu đối với giáo viên mầm non. Vì giai đoạn này các bé sẽ rất hiếu kỳ với mọi thứ. Bởi vậy, một người làm cô, làm thầy sẽ cần có sự thấu hiểu, nắm bắt tâm lý, cảm xúc của các bé và nhanh chóng xử lý các vấn đề xảy ra.
Yêu thương trẻ em: yêu nghề, yêu trẻ là phẩm chất đặc biệt quan trọng, giúp các thầy cô có thể duy trì và phát triển với công việc này. Nếu thiếu đi tình yêu thương, thầy cô sẽ không thể đủ kiên nhẫn, không có hứng thú mỗi khi chăm sóc, dạy dỗ các bạn nhỏ. Hơn nữa, việc yêu thương trẻ em cũng là điều kiện giúp giáo viên mầm non có thể tạo được sự quý mến từ các bạn nhỏ.
5. Mức lương của giáo viên mầm non là bao nhiêu?
Đối với giáo viên mầm non thì mức lương khá tốt và ổn định. Lương trung bình một giáo viên mầm non nhận được sẽ là 6 triệu đồng/tháng. Mức lương phổ biến dao động từ 5 – 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, tùy vào từng khu vực, môi trường làm việc hay kinh nghiệm,… mà mức lương này sẽ có sự khác nhau.
Bài viết trên đây của của Kiến Nghiệp Group đã giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc về nghề giáo viên mầm non. Hy vọng rằng thông tin này sẽ hữu ích và giúp các bạn đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Việc Làm Giáo Viên Mầm Non Lương Cao Tại Đây!
Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !