Bí quyết giúp bạn sống sót qua giai đoạn thử việc

Thử việc là cơ hội quyết định 70% bạn có trở thành nhân viên chính thức. Trong quá trình tìm việc làm, bạn đã quá khó khăn để vượt qua vòng loại CV và vòng phỏng vấn thì đừng bỏ lỡ cơ hội trong bước thử việc. Nhiều người không nhận thấy được tầm quan trọng của bước này nên đã bỏ lỡ những cơ hội tuyệt vời của một công việc mơ ước. Vậy thử việc là gì? đâu là bí quyết giúp bạn sống sót qua giai đoạn thử việc? Hãy cùng Kiến Nghiệp tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây các bạn nhé.

1. Thử việc là gì ?

Thử việc về bản chất là sự thỏa thuận tự nguyện của hai bên. Đây là quá trình các bên làm thử trong một thời gian nhất định nhằm đánh giá năng lực, trình độ, ý thức, điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động…. trước khi quyết định ký kết hợp đồng lao động chính thức. Từ thời gian thử việc này, bên sử dụng lao động có thể đánh giá được năng lực và hiệu quả công việc, người lao động cũng biết xem mình có phù hợp với công việc, môi trường làm việc và các chế độ khác hay không từ đó đưa ra kết luận có làm việc chính thức hay không.

2. Bí quyết giúp bạn sống sót qua giai đoạn thử việc

Làm quen với văn hóa công ty

Việc tuân thủ đúng giờ giấc làm việc hay tuân thủ những quy định của công ty là điều hết sức cần lưu ý. Mặc dù hiện nay nhiều công ty đã nới lỏng thời gian làm việc như công ty quảng cáo hay công ty giải trí, tuy nhiên nếu bạn là người thử việc thì nên cố gắng tuân thủ. Ngoài ra khi bắt đầu ở một môi trường làm việc khác bạn phải cố gắng hòa nhập với mọi người, làm quen với môi trường, tạo dựng mối quan hệ và tạo lòng tin với sếp và đồng nghiệp.

Hết mình vì công việc

Hãy thể hiện hết năng lực của bản thân. Làm tốt và hết mình vì công việc được giao. Điều này sẽ thể hiện được hết năng lực bản thân và sự cống hiến của bản thân. Khi bạn tận tình với công việc thì sẽ được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và cấp trên.

Hỏi những điều gì cần hỏi

Hỏi nhiều là tốt nhưng nhưng phải hỏi đúng. Những đồng nghiệp và sếp luôn sẵn sàng chỉ dẫn cho bạn nếu đó là những câu hỏi hay và họ sẽ nhiệt tình giải đáp thắc mắc. Vì điều đó sẽ giúp ứng viên tiếp thu được những kiến thức và trở thành nhân viên chính thức để họ không mất nhiều thời gian để tuyển dụng người mới.Tuy nhiên, không phải cái gì cũng hỏi. Trước khi thắc mắc một vấn đề gì đó bạn nên tìm hiểu những tài liệu trước. Hãy cố gắng chăm chỉ đọc tài liệu để thu nhập thêm nhiều kiến thức mới.

Hòa nhập với mọi người

Có thể bạn là một người có năng lực, bạn chứng minh mình làm việc có năng suất nhưng nếu bạn là người không tạo được mối quan hệ với đồng nghiệp thì khả năng bạn bị sa thải trong giai đoạn thử việc là rất cao. Ngược lại, nếu bạn là người hòa đồng, có thiện cảm với những người xung quanh thì khả năng bạn được mọi người yêu mến và giữ lại sau quá trình thử việc.

Tuy nhiên, trong môi trường làm việc không thể tránh khỏi những đồng nghiệp hay ganh ghét hoặc chơi xấu lẫn nhau. Trong những trường hợp như vậy hãy dứt khoát, đừng cố quá nhường nhịn nhưng cách xử lý cũng phải thông minh và khôn khéo để không để lại những phiền phức. Tốt nhất hãy tập trung vào những mối quan hệ tốt có thế giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.

Hãy xem những ngày làm việc đều là ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên làm việc thường là ngày nghiêm túc và có lửa nhiều nhất cho công việc. Hãy luôn giữ trạng thái đi làm đúng giờ, luôn hăng say, nổ lực vì công việc và phát huy hết khả năng của bản thân trong. Trong suốt thời gian thử việc, nếu ngày nào bạn cũng giữ lửa cho mình như thế thì đó thế hiện được tinh thần làm việc và sự nghiêm túc trong công việc của bạn

Giai đoạn thử việc là thời gian để học hỏi. Hãy thoải mái đặt câu hỏi nhưng đừng áp đặt ý kiến của bạn lên người quản lý hay đồng nghiệp về cách thực hiện công việc tốt nhất. Thậm chí nếu công việc cũ của bạn khá tương đồng với những gì hiện bạn phải làm thì cũng hãy hạn chế hay tránh nói về công việc cũ. Hãy nhớ rằng mỗi công ty có những quy tắc, văn hóa và cách làm riêng. Công việc của bạn là học văn hóa của công ty mới và thích nghi với nó.

KIẾN NGHIỆP chúc bạn thành công !

TIN LIÊN QUAN