Chuẩn bị phỏng vấn vị trí đòi hỏi chuyên môn cao không phải là dễ. Những ứng cử viên với bề dày kinh nghiệm và kĩ năng cao thậm chí còn có thể thách thức cả những chuyên gia tuyển dụng chuyên nghiệp kinh nghiệm, bởi những ứng cử viên này biết rằng họ đang nắm giữ cán cân giá trị của chính mình.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa nhà tuyển dụng chịu lép vế trước những ứng viên này, công ty có thể điều chuyển cán cân bằng những chiến lược tuyển dụng đúng đắn, những câu hỏi phỏng vấn khai thác được khả năng của ứng viên và những mẹo dõi theo họ.
Sau đây là 5 cách giúp nhà tuyển dụng chuẩn bị phỏng vấn tạo lợi thế cao hơn:
1. Là người kết nối hơn là nhà tuyển dụng
Những người có kĩ năng trong ngành biết rằng họ không cần bận tâm phải có một vị trí trong bất kỳ công ty nào. Vậy cách nào để thu nạp họ cho công ty bạn? Hãy bắt đầu với các câu hỏi phỏng vấn tìm ra được đâu là điều quan trọng với họ hơn là nhấn mạnh vào mục tiêu của công ty.
Thay đổi suy nghĩ của bạn như thể một người bán hàng, hãy hỏi về nhu cầu của khách hàng. Hãy hỏi những tình huống công việc cụ thể nào đó khiến ứng viên thích thú và mong muốn tham gia vào vị trí đang ứng tuyển. Ví dụ, ứng viên đang làm việc trong một đơn vị tại đó những nỗ lực, đề xuất của anh ta luôn được phản hồi chậm hoặc bị trì hoãn thực hiện trong một bộ máy quan liêu. Liệu bạn có thể thuyết phục anh ta rằng công ty của bạn hoạt động với bộ máy thông suốt, nhanh hơn và ít những thủ tục hơn?
Một số người có kĩ năng và tham vọng sẽ tìm kiếm một sự nghiệp giúp tài năng của anh ta được sử dụng và tỏa sáng theo một cách riêng. Chiến lược tuyển dụng cần thiết là hãy hỏi những câu hỏi nhấn mạnh công ty bạn có thể cho anh ta cơ hội phát triển sự nghiệp chuyên nghiệp của mình, đường phát triển sự nghiệp rộng mở và văn hóa doanh nghiệp phù hợp sẽ khiến họ trở thành người của tổ chức bạn.
Ví dụ như : “tôi thấy bạn có chứng chỉ xuất sắc trong ngành và mỗi năm đều tham gia hội thảo dành cho các Kĩ sư trình độ cao. Bạn có dự định tham gia khóa học nào nữa không?” Hãy tận dụng cơ hội cung cấp thông tin cụ thể về những khóa học hay chương trình hỗ trợ phát triển nghề nghiệp mà công ty cung cấp.
“Bạn đã tham gia vào nhiều dự án. Bạn có mong muốn trở thành trưởng dự án không?” Bản chất câu hỏi phỏng vấn này sẽ dẫn đến những thảo luận về ứng viên tiềm năng.
Những câu hỏi trực tiếp như “Trong công việc hiện tại, bạn được quyền tự quyết bao nhiêu? ” Hoặc những câu hỏi gián tiếp như “Có điều gì trong công việc hiện tại khiến bạn chán nản?” sẽ mở ra cuộc thảo luận về những điểm mấu chốt như chủ động trong công việc, hiệu quả công việc và việc trân trọng thành quả.
Những câu hỏi như “Bạn trân trọng giá trị nào trong công việc? hoặc bạn trân trọng giá trị gì trong cuộc sống?” sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá liệu ứng viên có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Việc xem xét giá trị doanh nghiệp và kinh nghiệm ứng viên trước sẽ giúp tránh những lời từ chối viện lý do này từ ứng viên.
2. Phỏng vấn nhóm
Đối với việc chuẩn bị phỏng vấn vị trí chuyên môn cao, tốt nhất là công ty nên thực hiện phỏng vấn theo nhóm đặc biệt là vị trí IT cấp cao.
Thay vào đó, nhà tuyển dụng có thể cải thiện kĩ năng phỏng vấn bằng cách lập một hội đồng tuyển dụng bao gồm:
– Thành viên ban giám đốc
– Chuyên gia kĩ thuật
– Đồng nghiệp của vị trí
Mỗi người sẽ có một vị trí khác nhau trong buổi phỏng vấn
– Thành viên ban giám đốc: nhiệm vụ của người này không phải đặt ra những câu hỏi, mà nhiệm vụ của họ sẽ nói về môi trường làm việc tại công ty tuyệt vời thế nào và ứng viên sẽ có sếp tuyệt vời ra sao. Họ sẽ làm nhiệm vụ cổ vũ, động viên giúp ứng viên mong muốn được làm trong công ty.
– Chuyên gia kĩ thuật: Vị chuyên gia này có thể thảo luận cả ngày và hỏi ứng viên về những vấn đề kĩ thuật của công việc (điều này thể hiện rằng công ty luôn trân trọng ý kiến của nhân viên). Những ứng viên trong lĩnh vực kĩ thuật có xu hướng tin tưởng vào những người có cùng trình độ kiến thức ngành với họ hơn là những chuyên gia tuyển dụng hay nhân sự.
Chuyên gia kĩ thuật cũng nên hỏi những câu hỏi khó để kiểm tra ứng viên vì dĩ nhiên doanh nghiệp cần những người muốn được thử thách và có khả năng giải quyết vấn đề. Khi trả lời được những câu hỏi này, ứng viên sẽ cảm giác thỏa mãn và hiểu được những yêu cầu của công việc.
– Đồng nghiệp: Chức năng của người đồng nghiệp này trong buổi phỏng vấn là giúp ứng viên cảm giác thoải mái với việc làm việc nhóm, và các đồng nghiệp khác. Hãy chắc là chuẩn bị cho vị trí đồng nghiệp này về mục tiêu của ứng viên, họ có thể nói về môi trường làm việc và nói về sự phù hợp giữa công việc và mong muốn của ứng viên.
Kết thúc buổi phỏng vấn, hãy hỏi ý kiến ứng viên lần nữa về mong muốn làm việc cho công ty “ Sau những thông tin trao đổi, liệu vị trí này còn thu hút bạn?”
Nếu ứng viên cảm thấy chưa hài lòng, đừng cố hối thúc để thuyết phục họ bởi vì vị trí khó tìm. Những ứng viên có tài rất dễ dàng ra đi nếu họ cảm thấy không thoải mái tại doanh nghiệp.
3. Giữ liên lạc sau phỏng vấn
Trong khi bạn đang chuẩn bị cho lời đề nghị công việc, đừng để một tuần trôi qua mà không liên lạc với ứng viên. Luôn có những lí do để gọi cho họ. Hãy hỏi họ liệu họ có muốn ghé thăm công ty và gặp thêm đồng nghiệp, hoặc để họ biết rằng bạn đã liên hệ với các bên tham chiếu và đang đợi phản hồi từ họ.
4. Hành động nhanh
Những ứng viên cho vị trí chuyên môn cao cao luôn bị giành lấy nhanh chóng, vì vậy đừng để chủ nghĩa toàn mĩ làm hỏng mọi chuyện. Hãy thúc đẩy công việc. Hãy đưa ra những đề nghị công việc, cho dù đó là chỉ là miệng, càng sớm càng tốt.
5. Giữ liên lạc với các ứng viên không trúng tuyển
Khi tuyển dụng, dù vị trí nào đi nữa thì chắc hẳn công ty cũng sẽ phải từ chối một số ứng viện. Hãy tiếp tục giữ liên lạc với các ứng viên này bằng cách mời họ đến những bữa tiệc của công ty. Vì nếu trong lần tới, khi bạn cần tuyển một vị trí tương tự bạn có thể liên hệ họ và thăm dò họ liệu có cơ hội hợp tác.
Mọi sự chuẩn bị phỏng vấn kỹ càng đều mang lại hiệu quả lớn, nhất là những ứng viên vào vị trí chuyên môn cao rất giỏi và bãn lĩnh, thách thức cả chuyên gia nhân sự đầy kinh nghiệm.