Ngày càng nhiều các bạn trẻ ngày nay có niềm mong ước được làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Và, để có thể dễ dàng gia nhập và được làm việc tại các doanh nghiệp này thì ứng viên sẽ cần phải trải qua một buổi phỏng vấn có nhiều thử thách. Hãy cùng Kiến Nghiệp Group tìm hiểu những bí quyết tìm việc tiếng Nhật qua bài viết sau các bạn nhé.
1. Những tố chất cần có của một nhân sự khi ứng tuyển việc làm tiếng Nhật
Thạo tiếng
Bạn đang ứng tuyển một việc làm tiếng Nhật, bởi vậy, ngoài chứng chỉ tiếng Nhật đã đính kèm trong CV thì bạn cần thể hiện khả năng giao tiếp qua lời nói và văn bản một cách chuyên nghiệp. Đồng thời, bạn cũng đừng quên thể hiện các kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển bởi kinh nghiệm thực tiễn luôn “lọt top ưu tiên” trong bảng đánh giá thành tích các ứng viên tiềm năng.
Như vậy, việc thành thạo tiếng Nhật ở cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết sẽ khiến bạn vừa có thể hiểu và trả lời câu hỏi phỏng vấn của sếp người Nhật một cách thông minh, vừa chứng tỏ bạn sở hữu đầy đủ tố chất của một nhân sự cấp cao “đắc lực” cho doanh nghiệp.
Hiểu văn hóa Nhật
“Nhập gia tùy tục”, dù trước đây bạn làm việc trong môi trường ra sao thì hiện tại, bạn vẫn chỉ là một nhân viên “chân ướt chân ráo” cần làm quen và thích nghi với văn hóa doanh nghiệp. Chưa kể rằng, các nội quy, quy định cũng như chính sách của công ty đều do một tay lãnh đạo doanh nghiệp “lao tâm khổ tứ” xây dựng.
Cúi chào là văn hóa đặc trưng của người Nhật bởi vậy nếu phỏng vấn với sếp người Nhật, bạn cần chú ý cúi chào để thể hiện thái độ tôn trọng nhà tuyển dụng. Một điều nữa, bạn chỉ được phép vào khi được nhận được lời “Mời vào” và nhớ để giày dép ngay ngắn vào tủ giày ngay cửa ra vào của công ty bạn nhé. Sếp người Nhật có thể đánh giá bạn qua những hành vi rất nhỏ bạn nhé.
Giao tiếp bằng danh thiếp
Ở Việt Nam, danh thiếp chỉ phổ biến với những người có chức vụ cao trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp khi kèm theo tấm danh thiếp khi tới tham gia phỏng vấn việc làm tiếng Nhật.
Ăn mặc phù hợp
Ngoại hình gọn gàng, lịch sự là ấn tượng đầu tiên của ứng viên với bất cứ nhà tuyển dụng nào. Trang phục vest đen kèm sơ mi trắng bên trong đối với cả nam và nữ thể hiện phong cách của một nhân viên văn phòng chuyên nghiệp “chuẩn form” người Nhật.
Đúng giờ
Người Nhật đã nổi tiếng trên thế giới về việc trọng tính đúng giờ. Bởi vậy, hãy đảm bảo đến trước cuộc hẹn 15 phút để tránh trở thành “nạn nhân bất đắc dĩ” của tắc đường, lạc đường hay bất cứ một tác nhân thời tiết nào khác. Đối với người Nhật, đúng giờ thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối với người đối diện và tính chuyên nghiệp trong công việc.
2. Bí quyết vượt qua các câu hỏi phỏng vấn
Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí này?
Đây là một câu hỏi quen thuộc nhằm xác định liệu rằng bạn có tình yêu với công việc này hay không? Bạn có đủ tự tin với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn khi “đầu quân” cho vị trí này? Bạn hiểu những công việc chính của việc làm tiếng Nhật mình ứng tuyển đến đâu? Những khó khăn một nhân viên tiếng Nhật có thể gặp phải trong quá trình xử lý công việc là gì? Tại sao bạn chọn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?
Đây có thể là tất cả những câu hỏi bạn có thể phải vượt qua trong cuộc phỏng vấn việc làm tiếng Nhật. Bởi vậy, bạn hãy tập dượt trước gương hoặc trước người thân, bạn bè tin cậy của mình để tránh căng thẳng, tham vấn ý tưởng thú vị nhằm xây dựng câu trả lời đúng và trúng ý của hội đồng tuyển dụng bạn nhé.
Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?
Câu hỏi này sẽ trở thành “ngôi sao hy vọng” cho bạn khi đề cập đến điểm mạnh của bạn khi ứng tuyển việc làm tiếng Nhật.
Câu trả lời gợi ý: Bạn nên kể một câu chuyện về quá trình bạn đã được truyền cảm hứng và vun đắp tình yêu với vị trí ứng tuyển. Đồng thời, những kinh nghiệm và bài học quý giá bạn đúc kết được trong quá trình làm công việc ở vị trí liên quan sẽ luôn được đánh giá cao hơn các ứng viên đối thủ. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên highlight những hiểu biết của mình về công ty như lịch sử thành lập, các sản phẩm/ dịch vụ công ty đã triển khai,… để ghi thêm điểm nhé.
Bạn ứng phó như thế nào với các căng thẳng?
Khi làm việc cùng các khách hàng và đối tác, căng thẳng thường xuyên là “vị khách không mời mà đến”. Cách bạn ứng phó với căng thẳng có thể cho thấy khả năng giải quyết vấn đề trong quá trình làm việc.
Bạn sẽ làm gì nếu trễ deadline?
Câu hỏi này nhắc nhở bạn về ý thức theo kịp deadline của một công việc. Điều này có lợi cho kết quả làm việc nhóm.
Gợi ý: “Tôi thừa nhận việc trễ deadline là do bản thân chưa chủ động sắp xếp thời gian để nghiên cứu và lập kế hoạch công việc. Tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để xây dựng bản kế hoạch chi tiết cho công việc trong tuần để luôn hoàn thành công việc đúng hoặc thậm chí vượt deadline”.
Mục tiêu của bạn trong 5 năm tới là gì?
Kế hoạch của bạn trong 5 năm tới giúp chuyên viên nhân sự xác định liệu rằng bạn có tiềm năng đóng góp lâu dài cho tổ chức hay không. Bạn nên cân nhắc đề cập đến những nỗ lực nắm bắt các cơ hội thăng tiến để trở thành nhân sự cấp cao trong doanh nghiệp thay vì đề cập đến các mục tiêu xa xôi.
Bạn có thể bắt đầu đi làm từ khi nào?
“Trâu chậm uống nước đục”, thay vì chần chừ chọn thời điểm bắt đầu đi làm thì hãy sẵn sàng với câu: “Tôi có thể bắt tay vào công việc càng sớm càng tốt” để các headhunter “gật đầu lia lịa” về tinh thần làm việc của bạn.
Mức lương bạn mong muốn là gì?
Mức lương phản ánh năng lực thực tế. Tuy nhiên, để tránh đề xuất mức lương trên trời, bạn cần khảo sát mức lương thực tế trên thị trường và mức lương công ty đề xuất trong phần mô tả công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hỏi về chế độ xét tăng lương và thưởng dự án để gia tăng động lực làm việc lâu dài bạn nhé.
Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi?
Việc chủ động đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng luôn được đánh giá cao thay vì chỉ trả lời câu hỏi của họ. Bạn có thể hỏi về thời gian nhận kết quả phỏng vấn hay bất cứ thông tin nào về tổ chức và vị trí công việc như văn hóa công ty, các chế độ thưởng – phạt – đãi ngộ,… để xác định bạn và công ty có thực sự “thuộc về nhau” không.
Hi vọng bài viết trên đây của Kiến Nghiệp Group sẽ mang đến cho bạn những chiến thuật lợi hại để bạn tự tin khi phỏng vấn doanh nghiệp bạn vẫn hằng mơ ước.
Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !