Cách nhận viết một ứng viên tiềm năng

Ứng viên tiềm năng được hiểu là một nhân sự mà nhà tuyển dụng rất muốn tuyển được từ bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đã tạo ra. Họ là sự lựa chọn lý tưởng đối với vị trí công việc đó về nhiều mọi mặt. Hình mẫu ứng viên tiềm năng này sẽ giúp người làm tuyển dụng có thể bám sát vào mục tiêu của quá trình tuyển dụng. Hãy cùng Kiến Nghiệp Group tìm hiểu chân dung một ứng viên tiềm năng qua bài viết dưới đây các bạn nhé.

1. Ứng viên tiềm năng là họ ai?

Có thể hiểu ứng viên tiềm năng là người đáp ứng đa số tiêu chuẩn nhà tuyển dụng đặt ra. Họ phù hợp với bản mô tả ứng viên mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Họ là sự lựa chọn lý tưởng đối với vị trí đang tuyển dụng về nhiều mặt.

Bên cạnh sự phù hợp, ứng viên phù hợp giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian, chi phí tuyển dụng. Ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn giúp nhà tuyển dụng dễ dàng lên kế hoạch đào tạo phù hợp.

2. Chân dung một ứng viên tiềm năng

Ứng viên có những năng lực cần thiết cho công việc mặc dù chưa thật sự hoàn thiện

Nếu bạn thấy ứng viên chăm chỉ, chủ động, sẵn sàng học hỏi, tiếp thu và biết nắm bắt cơ hội thăng tiến, thì họ có thể là một viên ngọc thô cần được mài giũa. Dù họ còn thiếu kỹ năng và kinh nghiệm thực tế, nhưng với tinh thần cầu tiến cao, họ sẽ trở thành một nhân viên tài năng trong tương lai gần.

Nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Bên cạnh kinh nghiệm và năng lực, việc phù hợp với văn hóa doanh nghiệp cũng là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá một ứng viên liệu có thực sự tiềm năng hay không. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, văn hóa doanh nghiệp là một lĩnh vực vô cùng đa dạng. Các doanh nghiệp với quy mô, lĩnh vực hoạt động, cách thức làm việc khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau về khái niệm “phù hợp văn hóa”.

Bạn có thể sử dụng Trọn bộ câu hỏi kiểm tra độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hoặc các dạng bài kiểm tra mức độ phù hợp văn hóa để đánh giá tiêu chí này trong vòng kiểm tra năng lực/phỏng vấn của quy trình tuyển dụng. Bên cạnh đó, nhà quản lý nhân sự cần chú ý đến đặc điểm này của ứng viên trong giai đoạn thử việc, onboarding. Nếu họ hòa nhập và bắt nhịp tốt với các hoạt động văn hóa của doanh nghiệp, đó là một ứng viên tiềm năng mà bạn có thể đào tạo trong tương lai.

Có nhiều ý tưởng sáng tạo và năng lực tích cực

Thiếu kinh nghiệm là một hạn chế nhưng đồng thời cũng là điểm sáng của ứng viên nếu đứng ở góc độ người quản lý nhân sự. Vì vậy, nếu ứng viên có ý tưởng sáng tạo và những hướng giải quyết mới hiệu quả, phù hợp cho vấn đề đưa ra thì họ có thể sẽ là một nhân sự chất lượng nếu được đào tạo đúng cách.

3. Cách nhận biết ứng viên tiềm năng

Việc nhận biết ứng viên tiềm năng chủ yếu được thực hiện thông qua các buổi trao đổi, các buổi phỏng vấn mà từ đó nhà tuyển dụng đánh giá được ứng viên đó có đầy đủ tiềm năng hay không. Và việc đánh giá, nhận biết ứng viên tiềm năng có thể dựa vào một số tiêu chỉ như sau:

Cách ứng viên trả lời câu hỏi từ nhà tuyển dụng

Cách ứng viên trả lời câu hỏi trong buổi phỏng vấn chứng tỏ được trình độ và khả năng giao tiếp. Nó còn thể hiện được những quan điểm và suy nghĩ của bản thân về vấn đề nhà tuyển dụng quan tâm. Đây là cách để nhận biết các đặc điểm nổi bật của một người, chẳng hạn thông minh, quyết đoán, hài hước, khôn khéo… hoặc ngược lại.

Bằng việc đặt ra các câu hỏi, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đọc vị được đâu là ứng viên tiềm năng mà mình tìm kiếm và loại bỏ ứng viên không phù hợp dù chuyên môn và kinh nghiệm như nhau.

Cách ứng viên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Các câu hỏi ứng viên đặt ra cho nhà tuyển dụng sẽ ngầm thể hiện cá tính và năng lực phản biện của từng người. Nhiều ứng viên e ngại nên thường không dám đặt câu hỏi hoặc hỏi mang tính chung chung dù có nhiều thắc mắc.

Ngược lại một số khác sẽ chủ động đặt ra các câu hỏi thông minh và thực tế nhằm tìm kiếm thông tin rõ ràng hoặc câu trả lời xác đáng nhất của nhà tuyển dụng trước khi quyết định có gắn bó với công việc này hay không. Thường nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng với ứng viên biết đặt ra những câu hỏi hay và đa số họ là người độc lập, quyết đoán.

Ứng viên thể hiện rõ mục tiêu của mình khi trao đổi

Nhà tuyển dụng có xu hướng đánh giá cao ứng viên có mục tiêu rõ ràng và sẵn sàng chia sẻ điều đó. Mục tiêu này phải đi liền với một kế hoạch cụ thể để đảm bảo được thực hiện chứ không đơn giản là ý muốn mơ hồ, hời hợt. Mục tiêu sẽ đóng vai trò như là kim chỉ nam, là đích hướng đến nhằm thúc đẩy quá trình làm việc được hăng say, chăm chỉ và kiên trì, vượt qua được những trở ngại trước mắt, củng cố niềm tin bền vững.

Ứng biến tình huống và giải quyết vấn đề tốt

Khả năng giải quyết vấn đề được xem là một trong các kỹ năng quan trọng nhất với người đi làm. Đây là thước đo đánh giá thực tế nhất về năng lực của một người. Do đó, hầu hết nhà tuyển dụng đều chú trọng kiểm tra ứng viên của mình trong buổi phỏng vấn.

Có nhiều cách để nhà tuyển dụng kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề, trong đó phổ biến nhất là đặt ra một tình huống cụ thể và xem họ sẽ giải quyết thế nào để từ đó đánh giá ứng viên.

Có khả năng xây dựng mối quan hệ

Các mối quan hệ ở đây không phải là “con ông cháu cha” như chúng ta thường quan niệm. Nó là hệ thống gồm các mối quan hệ được xây dựng dựa trên bạn bè, đồng nghiệp, người trong cùng lĩnh vực hay người cùng chí hướng…

Ứng viên tiềm năng sẽ là người không chỉ biết cách xây dựng các mối quan hệ mà còn biết chọn lọc và phát triển các mối quan hệ. Có vô số cách để nhà tuyển dụng biết được ứng viên có phải là người biết tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt hay không.

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

TIN LIÊN QUAN