Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn kinh điển giới thiệu về bản thân

Khi tham gia buổi phỏng vấn, cái bắt tay vụng về, lòng bàn tay đầy mồ hôi và nụ cười gượng gạo là phản ứng bình thường của người chưa có hoặc ít kinh nghiệm phỏng vấn, tuy không phải điều gì đáng tự hào nhưng điều này là dễ hiểu. Cái bạn cần quan tâm hơn là chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi phỏng vấn kinh điển, “Giới thiệu về bản thân mình” là một trong số đó, theo dõi ngay những kinh nghiệm được Kiến Nghiệp Group  chia sẻ dưới đây nhé.
cach-tra-loi-phong-van-hieu-qua-kien-nghiep-group

“Giới thiệu về bản thân mình”, nghe có vẻ dễ dàng nhưng để mô tả bản thân với giám đốc tương lai với nhiều người lại nan giải hơn cả giải quyết một bài toán khó. Bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Nói với nhà tuyển dụng tiểu sử từ lớn đến bé của bạn? Chia sẻ với họ bạn làm gì trong thời gian rảnh rỗi? Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn để có một câu trả lời thông minh, ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé.

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn giới thiệu bản thân

1. Mục đích của câu hỏi

Trước khi đi đến kết luận, bạn nên nhớ rằng câu hỏi này được đưa ra không phải để bạn lúng túng và bối rối ở vai trò ứng viên. Nhà tuyển dụng không kinh khủng đến thế! Thay vào đó, câu hỏi giới thiệu về bản thân giúp nhà tuyển dụng nhìn ra bạn nhận thức về bản thân như thế nào và liệu rằng bạn có phù hợp với công ty không nếu họ tuyển bạn.

Câu hỏi này chủ yếu được đưa ra ngay khi bắt đầu phỏng vấn để cả hai bên làm quen dễ dàng hơn, trong đó bạn sẽ giới thiệu bản thân với ông chủ tương lai, ngay trước khi đi vào chi tiết kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn. Đối với mỗi bạn ứng viên trước khi tham gia vào quá trình phỏng vấn cần nên biết mình nên chuẩn bị gì trước buổi phỏng vấn. Hãy luôn có sự chủ động để dễ dàng đối phó được các tình huống có thể xảy ra.

2. Hướng dẫn trả lời

Giống như nhiều câu hỏi khác, trả lời cho câu hỏi kiểu này không có đúng hay sai, quan trọng là bạn truyền tải được thông tin phù hợp về kỹ năng và tính cách của mình đến nhà tuyển dụng một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là một số mẹo để bạn luyện tập trả lời một cách hiệu quả mà nghe tự nhiên nhất.

1. Gii thiệu bản thân liên quan đến nghiệp vụ

Tuy rằng bạn cần đưa một số tính cách riêng của mình vào câu trả lời nhưng đừng đưa ra cho người phỏng vấn bản tóm tắt đầy đủ từ lúc chào đời của bạn. Thay vào đó, giới thiệu bản thân mình là ai trong giới chuyên môn, chẳng hạn như trưởng phòng Marketing, kế toán, biên tập viên với (5) năm kinh nghiệm. Với các bạn sinh viên mới ra trường có thể giới thiệu mình tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì,…

2. Nhấn mạnh vào thành tích của bản thân

Một số người nghĩ rằng nhắc lại những thành tích bạn đã đưa vào CV là hoàn toàn lãng phí thời gian nhưng sự thực là người quản lý tuyển dụng không thể xem kỹ đơn xin việc của bạn trong số hàng chục đến hàng trăm CV khác. Nói cách khác, giờ là lúc để bạn kéo sự chú ý của nhà tuyển dụng vào thành tích của mình để tạo ấn tượng với họ.

3. Giải thích tại sao bạn ứng tuyển vị trí này

Kết thúc phần giới thiệu bằng cách nói với người phỏng vấn tại sao bạn lại có mặt ở đó và lý do bạn ứng tuyển công việc này. Có thể vì bạn đã nghe danh tiếng của công ty từ lâu và muốn “đầu quân” cho họ hoặc bạn cảm thấy đã đến lúc phải chuyển việc để đạt thành tích lớn lao hơn, tốt hơn trong sự nghiệp. Chẳng hạn như: “Mặc dù tôi rất thích công việc hiện tại nhưng tôi thấy đã đến lúc mình cần một môi trường mới để mở mang kiến thức. Đây là cơ hội lý tưởng để tôi thực hiện mục tiêu của mình…”

cach-tra-loi-phong-van-hieu-qua-kien-nghiep1-group

3. Một số mẫu câu trả lời hay

  • Tôi làm trưởng phòng nhân sự với (10) năm kinh nghiệm tuyển dụng cho công ty A. Trong suốt thời gian làm việc, tôi tập trung vào ngành dịch vụ chăm sóc khách hàng, giải quyết các vấn đề phức tạp và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Tôi có hứng thú với môi trường làm việc năng động và cảm thấy đã đến lúc tôi chuyển sang một vị trí thách thức hơn trong sự nghiệp của mình.
  • Tôi có 3 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí copywriter trong ngành du lịch. Chủ đề bài viết của tôi chủ yếu xoay quanh trải nghiệm mới về dịch vụ khách sạn và các gói tour đã được thử nghiệm. Bài viết của tôi được xuất bản trên website B & C. Tuy nhiên, hiện nay tôi muốn làm việc cho một công ty độc lập và có tỷ lệ người đọc ổn định thay vì làm nghề tự do.
  • Tôi là sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế đồ họa của trường Đại học C. Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng tôi đã từng làm thực tập sinh ở công ty D, ở đó tôi được làm việc với các dự án thực tế và rèn luyện kỹ năng thiết kế của mình. Tôi rất ngưỡng mộ quý công ty và sẽ làm việc chăm chỉ để đóng góp cho công ty nếu tôi được nhận vào làm.
  • ​Tôi tên là A, năm nay 23 tuổi, vừa tốt nghiệp chuyên ngành Marketing của trường Đại học B vào tháng 7. Tôi có kinh nghiệm thực tập tại công ty C trong thời gian khoảng 3 tháng. Ngoài ra, trong quá trình học tập, tôi cũng có ứng tuyển các việc làm part time tại một số công ty như XYZ,… Mặc dù kinh nghiệm chuyên môn chưa nhiều nhưng tôi là người ham học hỏi, dễ thích nghi với môi trường làm việc và đặc biệt luôn chủ động trong công việc. Vì vậy, tôi tin rằng mình có thể nhanh chóng hòa nhập với văn hóa công ty cũng như là ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng.
  • Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học A với bằng giỏi chuyên ngành kế toán. Sau 3 tháng thực tập tại công C, tôi đã tích lũy cho mình một số kinh nghiệm về chuyên môn. Vốn là người ham học hỏi, cầu tiến, tôi không ngại thử sức mình với những công việc nhiều áp lực và thử thách cao. Tôi là người thân thiện, thích giúp đỡ mọi người, đặc biệt là nghiêm túc với công việc. Tôi hy vọng sẽ có cơ hội để trở thành một thành viên của công ty để có thể phát huy hết khả năng với vị trí mà tôi yêu thích.
  • Tôi đã có kinh nghiệm 3 năm với vị trí trưởng phòng PR. Trong quá trình làm việc tại công ty X, tôi đã giúp công ty đạt được rất nhiều lợi ích qua việc ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị. Với kinh nghiệm chuyên môn mà tôi có, tôi hy vọng sẽ được làm việc cùng quý công ty tại vị trí trưởng phòng truyền thông. Tôi là người năng động, thích khám phá và sáng tạo nên tôi nghĩ mình hoàn toàn phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển.

Nếu bạn là ứng viên lần đầu khi tham gia vào buổi phỏng vấn xin việc, việc hồi hộp, run, bối rối là điều không thể tránh khỏi. Vậy nên chúng ta nên tìm hiểu cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn, hãy luôn thật cố gắng, tự tin làm chủ cuộc phỏng vấn, đừng để sự lúng túng, lo sợ làm mất đi năng lực của bạn.

TIN LIÊN QUAN

Tin mới

Media