Cẩm nang việc làm ngành Truyền thông

Những năm gần đây, lĩnh vực truyền thông trở nên đa dạng và năng động hơn bao giờ hết, cũng vì vậy mà bằng cấp trong ngành này được đánh giá cao hơn. Nhiều bạn trẻ mong muốn học ngành truyền thông nhưng không biết về chương trình học cũng như triển vọng việc làm. Cùng Kiến Nghiệp Group tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây nhé!

cam-nang-viec-lam-nganh-truyen-thong-kien-nghiep-group

1. Ngành Truyền thông là gì?

Ngành truyền thông rất rộng lớn và là một ngành học đa dạng, có tính ứng dụng thực tế cao, gồm các cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực: truyền thông báo chí, truyền thông thực hành, phương tiện truyền thông (Media) và nghiên cứu về truyền thông. Ngành truyền thông là một trong những ngành có sức ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự phát triển của xã hội hiện nay.

2. Ngành truyền thông học những gì?

Các khóa học trong ngành truyền thông có thể khác nhau đáng kể về nội dung và cách tiếp cận đối tượng, tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường và từng chuyên ngành cụ thể. Nhìn chung thì hầu hết các chương trình học đều cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên để chuẩn bị tốt nhất cho công việc sau này, bao gồm cả các vấn đề phẩm chất, đạo đức, chính trị và văn hóa lịch sử, giải trí,…

Hình thức đánh giá trong ngành truyền thông cũng rất đa dạng, bao gồm các bài kiểm tra, tiểu luận, thuyết trình trước lớp và bài tập viết. Thậm chí, sinh viên có thể được yêu cầu tham gia các dự án thực tế hơn như sản xuất nội dung chương trình,…

Ngày nay, truyền thông chuyển dần từ hình thức truyền thống sang truyền thông kỹ thuật số, vì vậy sinh viên cũng sẽ học cách phát triển và thiết kế đồ họa, nghiên cứu về mạng xã hội, rạp chiếu phim, nhiếp ảnh,… với rất nhiều phần mềm hỗ trợ thực hành và sáng tạo. Nhiều trường có thể yêu cầu học về lịch sử nghệ thuật, âm thanh, kiểu chữ, tạo và chỉnh sửa video, thương mại điện tử, thiết kế bao bì sản phẩm.

cam-nang-viec-lam-nganh-truyen-thong-kien-nghiep-group

3. Các vị trí việc làm ngành truyền thông

Đối với ngành truyền thông có rất nhiều những vị trí công việc khác nhau. Bạn có thể trở thành những nhân viên cho công ty truyền thông lớn nhỏ, cho ngành truyền thông bạn có thể biết như:

  • Chuyên viên truyền thông nội bộ.
  • Quan hệ công chúng.
  • Chuyên viên PR.
  • Chuyên viên Marketing.
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện ….
  • Nhân viên truyền thông.

Rất nhiều những việc làm liên quan khác. Để hiểu rõ hơn về từng việc làm cũng như các vị trí của ngành báo chí truyền thông các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết

4. Học ngành truyền thông có dễ xin việc?

Với sự phát triển, phổ biến của Internet, mạng xã hội và điện thoại thông minh, ngành truyền thông – cụ thể là truyền thông kỹ thuật số có tốc độ phát triển cực nhanh, khả năng tiếp cận với người dùng, khán giả cũng rất rộng. Đó là những nguyên nhân dẫn đến việc ngành truyền thông cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm.

Sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông thường tìm việc làm trong lĩnh vực truyền thông, văn hóa và sáng tạo tại đài truyền hình và đài phát thanh, phim và video, phương tiện kỹ thuật số, trò chơi máy tính, báo chí, viết lách và xuất bản hay quan hệ công chúng (PR). Những nhà tuyển dụng chủ yếu mà bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm bao gồm:

  • Các cơ quan truyền thông.
  • Cơ quan dân sự như các phòng ban quản lý văn hóa tại địa phương, Phòng/Sở/Bộ Thông tin và truyền thông.
  • Các tổ chức giáo dục đại học.
  • Công ty Marketing hoặc các phòng Marketing trong doanh nghiệp.
  • Các đơn vị báo chí.
  • Tư vấn Quan hệ công chúng.
  • Công ty xuất bản, nhà sách.
  • Đài truyền hình và đài phát thanh.

cam-nang-viec-lam-nganh-truyen-thong-kien-nghiep-group

5. Các trường đào tạo ngành truyền thông tốt nhất

Hiện nay, ngành truyền thông thu hút đông đảo các bạn sinh viên tham gia bởi với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sẽ mang đến cơ hội việc làm, nhu cầu tuyển dụng cao. Do vậy, nếu bạn muốn dễ dàng xin được việc làm sau khi tốt nghiệp thì cần phải lựa chọn cho mình môi trường đào tạo uy tín, chất lượng cao. Dưới đây là top trường đào tạo ngành truyền thông tốt nhất:

Miền Bắc:

  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
  • Học viên Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
  • Đại học Văn hóa Hà Nội.
  • Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội.
  • Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông (Đại học Thái Nguyên).
  • Miền Trung:
  • Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế.
  • Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
  • Đại học Duy Tân.

Miền Nam:

  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
  • Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM.
  • Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
  • Trường Đại học Văn Lang.

Bên cạnh theo học tại các trường Đại học với chuyên ngành truyền thông để có được tấm bằng cử nhân sau khi tốt nghiệp thì bạn cũng nên tham gia các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng mềm như MC, Marketing,.. Có được chứng chỉ những kỹ năng này, cơ hội xin việc làm sau khi ra trường của bạn gia tăng đáng kể.

Ngành truyền thông yêu cầu sinh viên học nhiều môn khác nhau với định hướng rõ ràng để đảm bảo sau khi ra trường mọi sinh viên đều được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm tốt các công việc liên quan đến truyền thông, sáng tạo.

Ở hiện tại và trong nhiều năm tới, ngành truyền thông vẫn sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm, vì vậy nếu bạn muốn gia nhập ngành này, bạn chỉ cần có đam mê và quyết tâm học tốt kết hợp với thực hành thật nhiều, sau đó bạn sẽ không phải lo lắng về nguy cơ thất nghiệp.

6. Tìm việc ngành Truyền thông ở đâu?

Với sự phát triển của công nghệ 4.0 cũng như tình hình dịch diễn biến phức tạp, các hình thức tìm việc đã chuyển dịch theo xu hướng online. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tìm việc làm kỹ sư bằng các kênh online.

Các group trên Social Media: Đặc biệt là các group trên Facebook, đây là một trong những kênh giúp bạn dễ dàng tìm việc ngành truyền thông. Tuy nhiên, mức độ uy tín của việc làm đăng tải các group thường chưa được xác định.

Website tuyển dụng trung gian: Những nền tảng tuyển dụng như Kjob.vn sẽ là sự chọn phù hợp nếu bạn cần tìm các công việc uy tín. Đây cũng là kênh giúp bạn có thể dễ dàng so sánh được các quyền lợi, yêu cầu của các công việc cùng 1 vị trí. Từ đó, có thể lựa chọn được việc làm phù hợp.

Trên đây là những thông tin về nhóm ngành kỹ sư. Hy vọng, với những chia sẻ này, bạn sẽ hiểu ngành truyền thông là gì? Có những nhóm ngành truyền thông nào đang HOT hiện nay và lựa chọn được công việc phù hợp.

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

TIN LIÊN QUAN