“Đỏ mắt” tìm… công nhân

Với sự phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn các tỉnh, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp rất lớn, điều này đồng nghĩa với việc người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm phù hợp, hoặc “nhảy việc” để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh “đỏ mắt” tìm lao động.

cung-ung-nhan-luc-cho-nha-may-khu-cong-nghiep-kien-nghiep

Đang có nhu cầu tuyển dụng 500 lao động vào làm việc để đáp ứng đơn hàng cho đối tác, nhưng Công ty TNHH may mặc Việt Thiên (Vĩnh Tường) đang chật vật trong việc tuyển dụng thêm lao động.

Trước đây, vấn đề tuyển dụng lao động địa phương rất thuận lợi, thậm chí, doanh nghiệp chỉ tuyển lao động biết nghề may, bởi, thời điểm đó, trên địa bàn huyện có duy nhất doanh nghiệp hoạt động quy mô lớn.

Từ năm 2016 đến nay, với nhiều cơ chế chính sách ưu đãi của tỉnh, Vĩnh Phúc thu hút được nhiều nhà đầu tư đến từ các nước nên nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp rất lớn, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, điện tử, tạo cho người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm.

Cùng với đó, mấy năm gần đây, công ty đã mở rộng thêm nhiều xưởng sản xuất, lắp đặt các đầu máy để đáp ứng đơn hàng ngày càng tăng, vì vậy, nhu cầu sử dụng lao động nhiều hơn.

cung-ung-nhan-luc-cho-nha-may-khu-cong-nghiep-kien-nghiep1

Để “giữ chân” và thu hút người lao động, Công ty Việt Thiên đã áp dụng nhiều hình thức như: Dán thông báo tuyển lao động ở cổng công ty, phát tờ rơi, đăng tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; chủ động phối hợp với đoàn thanh niên, hội phụ nữ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận để tuyên truyền, tuyển lao động; đồng thời thực hiện tốt các chính sách tiền lương, thưởng cho người lao động; quan tâm, lắng nghe, nắm bắt nhu cầu của người lao động để cải thiện môi trường làm việc. Tuy nhiên, hàng năm, công ty vẫn có khoảng 50-70 lao động nghỉ việc, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất gia công của công ty, thậm chí công ty khó tuyển dụng lao động mới.

Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn, mà các cơ sở sản xuất ở các làng nghề trên địa bàn tỉnh cũng gặp khó trong việc tuyển lao động. Theo lãnh đạo Công ty TNHH Tân Hoàng, thị trấn Thanh Lãng (Bình xuyên), với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, thi công nội thất theo phong cách cổ điển, nội thất đồ gỗ theo phong cách châu Âu, công ty phải tuyển dụng đội ngũ thợ mộc giỏi ở các tỉnh như Hải Dương, Nam Định, Thái Bình với chế độ ưu đãi đặc biệt; đào tạo nâng cao tay nghề, khả năng quan sát, sáng tạo đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của công ty hiện nay là việc thiếu đội ngũ thợ mộc có tay nghề cao và kỹ năng chuyên sâu về ứng dụng khoa học kỹ thuật.

cung-ung-nhan-luc-cho-nha-may-khu-cong-nghiep-kien-nghiep2

Tương tự, tại Xí nghiệp Cao su Bình Lợi, dù được các kỹ sư tại DN hướng dẫn tận tình theo kiểu “cầm tay chỉ việc” nhưng CN trúng tuyển vẫn… xin nghỉ việc sau vài ngày làm thử. Ông Bùi Trọng Phúc, Trưởng phòng Nhân sự – hành chính, tâm tư: “Nhiều CN xin nghỉ việc dù đã được chúng tôi tư vấn rất kỹ về điều kiện làm việc. Tìm nguồn lao động có tay nghề là rất khó và ngày càng ít người gắn bó với nơi làm việc”.

Tâm lý “đứng núi này trông núi nọ” của bộ phận NLĐ cũng khiến các DN đau đầu. Đại diện một DN may xuất khẩu tại quận 12, TP HCM cho biết chỉ cần thấy các DN khác đưa ra mức lương cao hơn là CN sẵn sàng bỏ việc. “Ngoài chế độ lương, thưởng theo Bộ Luật Lao động, công ty còn có thêm một số khoản thưởng khác như chuyên cần, năng suất. Chỉ cần NLĐ làm việc chăm chỉ thì chắc chắn sẽ có thu nhập ổn định. Thế nhưng, tiếc là anh em CN lại có tâm lý làm việc kiểu ăn xổi ở thì và điều này sẽ gây thiệt thòi cho chính họ về lâu dài.

 

TIN LIÊN QUAN

Tin mới

Media