Căn cứ Điều 20 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động (doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động) khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động không được giữ bản chính các loại giấy tờ sau đây của người lao động (NLĐ):
– Giấy tờ tùy thân của NLĐ (như giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…).
– Văn bằng, chứng chỉ của NLĐ (như bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông; chứng chỉ ngoại ngữ,…).
Mức phạt đối với hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ
Người sử dụng lao động có hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;” |
Ngoài ra, còn buộc phải trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của NLĐ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 8 Nghị định 28/2020.
Lưu ý: Mức phạt trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.