Con người sống trên đời nên biết cái gì đúng cái gì sai, cái gì phải cái gì trái, cái gì nên làm và cái gì tuyệt đối không được làm, như thế mới có một cuộc đời yên ổn, thanh thản.Người xưa thường nói: “Đức bạc nhi vị tôn, tri tiểu nhi mưu đại, lực tiểu nhi nhậm trọng, tiên bất cập hĩ.”
Câu này có nghĩa là: Đạo đức không đủ dày nhưng lại ngồi ở vị trí cao, trí lực thấp kém nhưng ôm mộng làm đại sự, sức có hạn nhưng muốn gánh vác trách nhiệm nặng nề, người như thế khó mà không gặp họa.
Quả không sai, nước luôn chảy về chỗ trũng, nhưng người lại muốn trèo lên chỗ cao! Ai cũng hi vọng có thể đứng trên đỉnh núi, nhưng nếu không có trình độ và đạo đức tương ứng, trèo càng cao sẽ ngã càng đau, đó chẳng phải là một chuyện tốt đẹp gì.
Cuộc đời con người, có 3 việc đại kỵ, được xếp vào nhóm sai lầm tuyệt đối không được mắc phải, nếu không tai họa sẽ ập đến, thậm chí còn liên lụy đến con cháu thế hệ sau.
1. Những việc bại hoại đạo đức
Những người có đạo đức giống như một mảnh đất màu mỡ, có thể nuôi dưỡng vạn vật, làm nên việc lớn. Người không có đạo đức giống như một mảnh đất cằn cỗi, khó có thể làm nổi việc gì lớn lao.
Nếu bạn cố tình tìm kiếm lợi ích thông qua một số cách không chính đáng tại một thời điểm nào đó, nó sẽ khiến chính bạn bị tổn thương, có thể là ở thời điểm khác.
Ví dụ như ở nơi làm việc, một số người khi ở cạnh cấp trên sẽ tìm cách để lấy lòng cấp trên. Đợi đến khi đã được thăng chức, không đánh giá năng lực mà chỉ chỉ dựa vào sở thích của bản thân, tùy ý điều chỉnh chức vụ của nhân sự trong bộ phận.
Có thể thăng chức tất nhiên là một việc tốt.
Nhưng khi đã đảm nhiệm một vị trí cao hơn, nếu không thể phân công công việc một cách công bằng, chỉ làm việc dựa theo sở thích cá nhân, đến một ngày nhân viên mắc phải sai lầm, bản thân người lãnh đạo cũng sẽ rơi vào kết cục không lối thoát.
Một người có năng lực nhưng không có đạo đức sẽ không làm được việc lớn. Kiểu người này bởi vì đã làm quá nhiều việc bại hoại đạo đức nhân cách nên sớm muộn rồi cũng sẽ gặp tai họa, thậm chí có thể vướng vào vòng lao lí, tai họa ngục tù.
2. Những việc ngu muội vô tri
Những người khiêm tốn luôn hiểu được rằng, cuộc đời này học hành không bao giờ là đủ, cả một đời đều phải học tập, không biết phải hỏi, không nên xấu hổ.
Tục ngữ có câu: “Làm nhiều không bằng làm tốt, làm chuẩn.” Không ngừng học tập để trưởng thành hơn, xác định rõ mục tiêu, vận dụng những gì đã học hỏi được vào việc mình làm, kết quả sẽ tốt hơn sự mong đợi.
Khi một người ngu muội vô tri, sẽ rất dễ phạm phải sai lầm, những người đó càng là quyền cao chức trọng, sai lầm mắc phải sẽ càng lớn.
Những việc mà bản thân không hiểu rõ thì đừng bao giờ tự ý quyết định, bởi vì sửa đổi một lỗi nhỏ của một công trình lớn cũng cần phải trả một cái giá tương ứng, còn muốn sửa chữa sai lầm lớn, thì phải trả một cái giá trên trời.
Còn nếu như biết sai mà không sửa, sẽ chẳng khác nào châm lửa tự thiêu thân, làm tổn thương người khác đồng thời cũng sẽ hủy hoại chính mình.
3. Việc vượt quá sức mình (do không biết tự lượng sức)
Nếu nâng một tảng đá lớn mà nâng mãi nó vẫn không lay chuyển thì đừng nên nâng, “dưa ép sẽ không ngọt”. Nếu vẫn cứ muốn nâng nó lên, việc này có thể sẽ làm chân bạn bị thương.
Chúng ta hẳn đã nghe nhiều về câu chuyện “Châu chấu đá xe”. Có một con chấu chấu giương đôi cánh của mình lên để đấu lại chiếc bánh xe to lớn, hi vọng với sức mạnh của mình, nó có thể ngăn lại được chiếc xe ngựa đang đi trên đường.
Kết quả là con châu chấu mất mạng.
Không biết tự lượng sức mình, con châu chấu đã phải trả giá bằng mạng sống. Ảnh minh họa.
Những người không biết tự lượng sức mình, chẳng phải cũng giống như con châu chấu đáng thương kia ư?
Núi này cao còn có núi khác cao hơn, từ xưa đến nay, người mạnh tất sẽ có người mạnh hơn.
Những người có cảnh giới cao sẽ hiểu được cách “thủ nhược”(bảo vệ sự yếu đuối), không bộc lộ tài năng của bản thân; những người thông minh sẽ hiểu rằng làm việc phải biết lượng sức mình, nhìn bề ngoài có vẻ như đi rất chậm, nhưng thực chất vô cùng vững vàng chắc chắn, có thể đi được rất xa.
Đối với mỗi con người, những tai họa mà họ gặp phải trong cuộc sống này, phần lớn không phải do người khác giá họa mà là do bản thân họ tự tạo nghiệp mà thành.
Một người chỉ cần kiên trì, xác định được vị trí của bản thân sẽ không cần quyền cao chức trọng, cũng không cần phải nhiều tiền nhiều của, chỉ cần làm nhiều việc phù hợp với đạo đức, những bước chân trên đường đời tự nhiên sẽ suôn sẻ hơn, tai họa sẽ tránh xa chúng ta, giúp cho chúng ta có được một cuộc sống tốt đẹp.