Giải mã vị trí C-Level trong doanh nghiệp

C-Level là tên gọi chung chỉ các chức danh ở vị trí cao nhất hoặc thuộc ban điều hành cấp cao của một công ty/tập đoàn. Thuật ngữ này có vẻ rất xa lạ nhưng nếu kể đến các chức vụ sau đây thì chắc chắn là không ít người biết. Cùng Kiến Nghiệp Group tìm hiểu về vị trí này các bạn nhé.

I. Tổng hợp các vị trí C Level

  • CEO (Chief Executives Officer): Giám đốc điều hành – người nắm giữ vị trí cao nhất trong một công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động, phát triển của tổ chức; quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh, nhân sự, ra quyết định và rất nhiều vai trò quan trọng khác.
  • CTO (Chief Technology Officer): Giám đốc công nghệ – người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động nghiên cứu, phát triển và các vấn đề liên quan đến công nghệ của tổ chức.
  • CFO (Chief Financial Officer): Giám đốc tài chính – chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động tài chính, bao gồm theo dõi dòng tiền, kế hoạch tài chính, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp.
  • CIO (Chief Information Officer): Giám đốc thông tin – chịu trách nhiệm quản lý, thực thi và khai thác các công nghệ máy tính và thông tin nhằm phục vụ cho sự phát triển của tổ chức.
  • COO (Chief Operating Officer): Giám đốc hoạt động – chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động hàng ngày của tổ chức và báo cáo cho CEO.
  • CCO (Chief Compliance Officer): Giám sát trưởng – chịu trách nhiệm về việc xây dựng, quản lý, giám sát, đánh giá lộ trình thực hiện các tiêu chuẩn và chính sách của tổ chức.
  • CKO (Chief Knowledge Officer): Giám đốc tri thức – người chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tổ chức sẽ tối đa hóa được các giá trị thông qua việc mở rộng “kiến thức”, chuyển đổi các tài sản trí tuệ thành các tài sản khác như lợi nhuận… Tuy nhiên, không phải tập đoàn nào cũng có chức danh này.
  • CSO (Chief Security Officer): Giám đốc an toàn thông tin – chịu trách nhiệm bảo mật về các dữ liệu, thông tin, tài sản của công ty và các cá nhân.
  • CDO (Chief Data Officer): Giám đốc dữ liệu – chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu của tổ chức.
  • CMO (Chief Marketing Officer): Giám đốc marketing – chịu trách nhiệm về các hoạt động marketing trong công ty và báo cáo trực tiếp kết quả công việc cho CEO.

Tùy thuộc vào quy mô, cơ cấu tổ chức, văn hóa và nhu cầu của từng công ty mà các chức danh này sẽ được phân tách riêng rẽ hoặc kết hợp lại, chẳng hạn, giám đốc công nghệ sẽ kiêm nhiệm cả trách nhiệm của một giám đốc thông tin, dữ liệu…

II. C-level là gì?

Tên gọi “C-level” đã được xuất phát từ ký tự C trong chữ “Chief” của những chức danh trên và ám chỉ những nhà quản lý cấp cao. Nhìn chung, các vị trí này họ thường được trả lương cao hơn rất nhiều so với các vị trí bình thường do khối lượng công việc, trách nhiệm và yêu cầu cần phải thực hiện các quyết định quan trọng để đại diện cho cả một tập đoàn. Thông thường, họ đều là những người có rất nhiều năm về kinh nghiệm trong lĩnh vực hay tổ chức đó.

Nhìn chung, các vị trí này thường được trả lương cao hơn rất nhiều so với những vị trí bình thường do khối lượng công việc, trách nhiệm và yêu cầu phải thực hiện các quyết định quan trọng, đại diện cho cả một tập đoàn. Thông thường, họ đều là những người có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoặc tổ chức đó.

Ngoài số năm kinh nghiệm thì các vị trí thuộc “C-level” này cũng đòi hỏi bạn phải có những bằng cấp, chứng chỉ nhất định với khả năng lãnh đạo xuất sắc, chẳng hạn như MBA (Thạc sĩ Quản trị kinh doanh) hoặc một số bằng cấp khác có liên quan tới vị trí.

III. Vai trò của các “C-level” trong công ty

Các chức danh thuộc “C-level” thường được sử dụng để mô tả vai trò của những cá nhân được xếp vào top cao nhất của công ty với trách nhiệm vô cùng lớn, đồng thời có tầm ảnh hưởng và tác động mạnh tới các thành viên khác.

Họ thường là những chuyên gia về kinh doanh, lãnh đạo, làm việc nhóm trái ngược hẳn với các vị trí thông thường, chẳng hạn như kỹ sư hay thợ máy. Họ có tầm nhìn rộng lớn, ra quyết định thông minh, có chiến thuật, đa nhiệm, có khả năng huấn luyện, đào tạo người khác, linh hoạt trong hành động, xử lý nhanh, biết nắm bắt thời cơ và giao tiếp rộng rãi. Chính vì những trách nhiệm nặng nề này mà quy trình tuyển dụng (cũng như sai thải) họ rất nghiêm ngặt.

Đối với các tổ chức lớn, các vị trí thuộc “C-level” thường được tập hợp lại với nhau gọi là ban điều hành cấp cao. Những người thuộc “team” này được kỳ vọng là sẽ liên kết cùng nhau để đưa ra các quyết định hợp lý nhất về đầu tư, giải quyết phàn nàn của khách hàng, hoạt động kinh doanh, tài chính. Thêm nữa, tất cả các quyết định này đều có tác động tới sự phát triển của toàn bộ tổ chức.

IV. Những kỹ năng quản lý nhân sự C-level nên nắm vững

1. Kỹ năng nhân sự

Kỹ năng nhân sự chắc chắn sẽ là kỹ năng mà các nhà quản lý cần nắm trong lòng bàn tay. Những kỹ năng nhân sự bao gồm: Xây dựng chiến lược quản lý nhân sự, lập kế hoạch về nguồn nhân lực để phát triển nhân lực cho tổ chức, thiết kế bộ máy tổ chức, tuyển dụng và đào tạo cũng như đề xuất phương pháp nâng cao hiệu quả làm việc, tính toán lương thưởng và những khoản phúc lợi, hỗ trợ nhân viên.

2. Kỹ năng giao tiếp

Một nhà quản lý giỏi chính là người biết đưa ra chỉ đạo hiệu quả và biết lắng nghe, có thể truyền đạt hay xử lý thông tin cho nhân viên một cách rành mạch và nhanh chóng. Do đó, họ sẽ luôn đảm bảo nhân viên của mình hiểu rõ tầm nhìn cũng như giá trị của công ty. Đây là một trong những kỹ năng về quản lý nhân sự vô cùng quan trọng đối với mọi nhà quản trị.

Là một nhà quản lý nhân sự, bạn cần phải là người nhạy bén, khéo léo trong cách ứng xử đối với nhân viên trong công ty, hiểu rõ tính cách, tính chất công việc của từng người, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ và đưa ra nhiều lời khuyên thích hợp cho họ khi cần thiết.

3. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục trong việc hỗ trợ người quản lý nhân sự một cách hiệu quả để giúp họ thay mặt doanh nghiệp thực hiện nhiều công việc:

  • Thương lượng cùng với nhân viên về lương, thưởng, những khoản trợ cấp.
  • Đứng ra hòa giải giữa xung đột, tranh chấp… ở giữa nhân viên và doanh nghiệp.
  • Thuyết phục trong ban lãnh đạo chấp nhận các kế hoạch do bộ phận nhân sự đề xuất với doanh nghiệp.
  • Sử dụng trong công tác về tuyển dụng nhân sự để thương lượng mức lương và vị trí công việc,…

4. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu

Để trau dồi kiến thức cũng như là nâng cao kỹ năng của mình, nhà quản lý nhân sự cần phải biết “lắng nghe và thấu hiểu”! Đi sâu và đi sát với nhân viên và kịp thời điều chỉnh mối quan hệ lao động một cách nhanh chóng cũng như kịp thời trong mọi tình huống là điều cần thiết ở mọi tổ chức và doanh nghiệp.

Đôi khi, một nhà quản lý nhân sự giỏi còn phải tự biến mình trở thành một thuyết khách, một nhà ngoại giao giỏi, giúp và động viên, hợp lực toàn tổ chức để cùng “lèo lái con thuyền trong kinh doanh” đi lên.

Đối với những tổ chức lớn, các vị trí thuộc “C-level” sẽ thường được tập hợp lại với nhau được gọi là ban điều hành cấp cao. Những người thuộc “team” này được kỳ vọng để liên kết cùng nhau để đưa ra các quyết định sao cho hợp lý nhất về đầu tư, giải quyết phàn nàn của khách hàng, hoạt động kinh doanh và tài chính.

Thêm nữa, tất cả những quyết định này đều có tác động tới sự phát triển ở toàn bộ tổ chức. Qua bài viết này của Headhunting mong các bạn sẽ hiểu hơn về khái niệm C-level là gì? và những thông tin bổ ích mà bạn nên biết nhé. Chúc các bạn thành công

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

TIN LIÊN QUAN