Giải pháp nào cho nguồn nhân lực du lịch Việt Nam?

Việt Nam những năm gần đây không chỉ là điểm đến đầu tư hấp dẫn của giới đầu tư quốc tế mà còn là điểm đến tham quan du lịch mua sắm của du khách.

Giải pháp nào cho nguồn nhân lực du lịch Việt Nam? - Ảnh 1.

Thực trạng nguồn nhân lực: nước ta hiện có khoảng 1,3 triệu lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch (chiếm 2,5% tổng số lao động trong cả nước), trong đó có khoảng 20% chỉ được huấn luyện tại chỗ, chưa qua đào tạo chính quy. Do vậy, cùng với tiến độ tăng trưởng du lịch như hiện nay, đòi hỏi mỗi năm cần phải đào tạo thêm khoảng 25.000 lao động mới.

Chị Mỹ Duyên, Trợ lý chuyên về văn hóa và nhân lực – Khách sạn Sofitel (TP.HCM) đánh giá tình hình nghiệp vụ tay nghề của nhân lực sau đào tạo hiện nay: “Khi chúng tôi tuyển dụng nhân lực sau đào tạo lao động, tôi đánh giá tốt và đặc biệt là các nguồn nhân lực đào tạo tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề. Đối với nhu cầu của ngành nhà hàng khách sạn thì khi ra trường họ đã có sẵn các kỹ năng cần thiết để có thể hòa nhập nhanh vào hoạt động đang vận hành của nhà hàng và khách sạn.

Về mặt hạn chế, chị Duyên cho biết, đó là tiếng Anh chưa lưu loát, giao tiếp khách hàng chưa thật chuyên nghiệp.

Ở một chuyên ngành khác liên quan tới du lịch, anh Hồ Hoàng Huy, Chuyên gia đào tạo pha chế – giám khảo của nhiều cuộc thi Bartender nói về xu hướng chuyển học nghề ngắn hạn của các học viên đang được lựa chọn khá nhiều. Để học viên có thể thuần thục tay nghề sau khi ra trường, theo anh, khi học viên học khóa học ngắn hạn ở nơi đào tạo thì về nhà phải học thêm trên sách.

Thứ hai muốn tay nghề, kỹ thuật nâng cao thì phải thực tập thêm ở nhà. Theo anh, ở trường không đủ thời gian cho học viên thực tập nhiều, giảng viên chỉ hướng dẫn cho mình kỹ thuật và bản thân mình phải thực tập ở nhà thêm

“Tiếp nữa bản thân mình phải tự trau dồi ngoại ngữ để mình có thể đọc được sách nước ngoài thêm những thông tin về nghề mình học sẽ hiệu quả cho mình hơn”, anh Hồ Hoàng Huy chia sẻ.

Giải pháp nào cho nguồn nhân lực du lịch Việt Nam? - Ảnh 2.

Từ kinh nghiệm thực tế, anh Huy cho rằng, học xong nếu được nên có một nơi thực hành, còn lý thuyết có thể đọc lại.

“Nếu được thì nơi đào tạo nên xây dựng một quầy bar thực thụ chuyên nghiệp, sau đó mình cho học viên thực hành đứng trong quầy bar thực hành pha chế và học viên họ đổi vị trí với nhau – có những bạn sẽ làm khách, những bạn đứng ở vị trí quầy bar. Cho họ order và làm luôn, thì khi ra trường họ sẽ không bỡ ngỡ, vì khi đi thực tế quầy bar có khách đông họ bắt đầu mất kiểm soát”, anh Huy bày tỏ.

Cũng trong ý học đi đôi với hành, chị Mỹ Duyên kiến nghị, để có nguồn nhân lực đạt yêu cầu, các trường đào tạo nghề trang bị thêm nhiều phòng thực hành tại trường để học viên có thể tiếp cận với thực tế hơn là chỉ dạy lý thuyết suôn.

Theo chị Duyên, tại các trường đào tạo, học viên có cơ hội thực tập các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, có chương trình học bổng giao lưu học hỏi ở nước ngoài…

Bên cạnh đó, thu hút doanh nghiệp tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, giáo trình đào tạo du lịch, và đào tạo tại chỗ theo nhu cầu của doanh nghiệp, đào tạo liên thông từ thấp đến cao, từ lao động giản đơn đến giám sát, quản lý các cấp cũng là việc cần thiết.

Giải pháp nào cho nguồn nhân lực du lịch Việt Nam? - Ảnh 3.

Trở lại với nhận định ban đầu về ngoại ngữ của người lao động, chị Duyên cho rằng, nhất thiết phải nâng cao trình độ ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy để giảng viên và đào tạo viên du lịch đủ khả năng tự nghiên cứu, trao đổi chuyên môn trực tiếp với chuyên gia nước ngoài, tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và học tập, tu nghiệp ở nước ngoài.

Nhìn từ các chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, bà Xuân Quyên khẳng định, đây là yếu tố đóng vai trò then chốt trong việc hoạch địch chiến lược phát triển nguồn nhân lực. “Cần có những chính sách phù hợp với yêu cầu thực tiễn, khuyến khích, ưu đãi đầu tư giáo dục khối tư nhân, tạo cơ hội hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo…”, bà Quyên góp ý.

Trở lại chuyện doanh nghiệp còn than phiền học viên sau khi ra trường thường phải đào tạo lại, anh Hồ Hoàng Huy phân tích – lý do doanh nghiệp than phiền, thứ nhất do học viên thiếu ôn luyện nên có những kiến thức chưa nắm chắc, vận dụng không tốt. Thứ hai, tiếng Anh cũng yếu là vấn đề – “vì mình học du lịch thì cần tiếng Anh”, anh Huy khẳng định.

Một phần nữa, theo chuyên gia bartender này, ở trường kỹ năng mềm chưa áp dụng trong khóa học – có nghĩa là mình nói lý thuyết quá nhiều, còn những kỹ năng mềm như dịch vụ khách hàng – làm thế nào để hài lòng khách hàng thì chưa được chú trọng nhiều cho nên doanh nghiệp họ phải thuê chuyên gia để đào tạo lại.

Hiểu được vấn đề này, Kiến Nghiệp xác định và lập mục tiêu cốt lõi mang tới cho khách hàng nguồn nhân lực đảm bảo cả về chất lượng lẫn số lượng cho ngành Du Lịch – Nhà Hàng – Khách Sạn. Đáp ứng mọi nhu cầu nhân lực đảm bảo kế hoạch kinh doanh và gia tăng lợi nhuận cho các Doanh nghiệp hiện nay.

Quy trình làm việc với khách hàng

1. Tư vấn tuyển dụng

  • Kiến Nghiệp tiến hành tư vấn tuyển dụng. Giải đáp hỗ trợ khách hàng về sử dụng dịch vụ

2. Ký kết hợp đồng

  • Hai bên tiến hành ký kết hợp đồng tuyển dụng nhân sự.

3. Phân tích vị trí tuyển dụng

  • Bộ phận Tuyển dụng tiến hành viết lại mô tả công việc, chân dung ứng viên tiềm năng sau đó gửi lại cho khách hàng kiểm tra và xác nhận.

4. Tìm kiếm ứng viên

  • Kiến Nghiệp tiến hành tìm kiếm ứng viên theo đúng vị trí mà khách hàng yêu cầu

5. Hỗ trợ sau tuyển dụng

  • Kiến Nghiệp bật chế độ bảo hành và hỗ trợ khách hàng.
Lợi thế sử dụng dịch vụ tuyển dụng của Kiến Nghiệp

1. Chính sách bảo hành

  • Chính sách bảo hành lên tới 2 tháng giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ

2. Chi phí hợp lý

  • Chi phí tuyển dụng nhân sự hợp lý giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí bỏ ra để tuyển dụng.

TIN LIÊN QUAN