Những năm trở lại đây, trên thị trường lao động Việt Nam nghe nhiều đến cụm từ “Headhunter“, tìm việc làm lương cao qua các công ty headhunter. Vậy headhunter là gì? Và câu chuyện phát triển dịch vụ headhunter tại Việt Nam như nào? sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Headhunter là gì?
Là một thị trường đầy hứa hẹn, Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều sự đầu tư của các tập đoàn quốc tế lớn dẫn đến nhu cầu về nhân sự cao cấp đang ngày càng cao hơn.
Tuy nhiên, ban lãnh đạo nhiều công ty đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các vị trí chủ chốt do thiếu kinh nghiệm tuyển dụng. Kết quả là, dịch vụ headhunter ( headhunting) trở thành một lựa chọn cứu cánh của nhiều công ty.
Cũng vì thế mà có rất nhiều chuyên viên tuyển dụng nội bộ hoặc các bạn sinh viên khối Nhân lực mới ra trường lựa chọn để trở thành một Headhunter, một nghề chuyên nghiệp.
Headhunter (Headhunting) hay còn được gọi bằng những cái tên khác như chuyên viên tuyển dụng cấp cao, người đi săn chất xám hay thợ săn đầu người là những người làm trong ngành dịch vụ tư vấn, tuyển dụng nhân sự theo các đơn đặt hàng của các công ty.
Nói một cách khác, họ đóng vai trò là cầu nối giữa nhân tài và các doanh nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng và mong muốn sở hữu nhân tài của mỗi doanh nghiệp ngày càng cao.
Headhunter xuất hiện như một “cơn nắng hạn gặp mưa rào” giúp các ứng viên và doanh nghiệp “tìm một nửa hoàn hảo” của mình trong thời gian ngắn nhất, nhanh nhất!
2. Headhunter đảm nhiệm những công việc gì?
Các headhunter chuyên nghiệp luôn tuân thủ theo quy trình sau:
– Thiết lập, triển khai và nâng cấp các chiến dịch online marketing để quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ headhunting. Từ đó, đơn vị tuyển dụng headhunter có thêm “đơn đặt hàng” từ các nhà tuyển dụng và số lượng lớn các ứng viên.
– Tổng hợp những yêu cầu tuyển dụng của các khách hàng doanh nghiệp (tuyển vị trí nào, phần mô tả công việc, số lượng ứng viên cho từng vị trí và khu vực cần tuyển, thời gian hẹn phỏng vấn, thời hạn đăng tin tuyển dụng,…) và offer chi phí sử dụng dịch vụ.
– Gửi thư mời ứng tuyển cho các ứng viên bị động và cập nhật thông tin từ họ để bổ sung vào hệ thống các ứng viên tiềm năng cho các doanh nghiệp khi cần.
– Sàng lọc các hồ sơ của các ứng viên để tìm kiếm nhân sự cấp cao và hẹn lịch phỏng vấn với các ứng viên để chọn lọc ứng viên phù hợp theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.
– Yêu cầu ứng viên xác nhận lịch phỏng vấn.
– Tiến hành phỏng vấn ứng viên và báo kết quả phỏng vấn và các ứng viên trúng tuyển cho đơn vị sử dụng dịch vụ headhunter. Sau đó, nhà tuyển dụng sẽ hẹn lịch phỏng vấn trực tiếp với các ứng viên được cung cấp theo đúng quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp.
– Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng doanh nghiệp và ứng viên để cải thiện chất lượng dịch vụ headhunting.
3. Headhunter và HR có giống nhau?
Kinh nghiệm tuyển dụng
Headhunter có đội ngũ chuyên gia lĩnh vực “săn đầu người” giàu kinh nghiệm xử lý các bài toán nhân sự hóc búa làm việc trong công ty nhân sự chuyên nghiệp, trong khi các HR thường làm việc trong Phòng Nhân sự của chính công ty đó. Đối với những công ty con non trẻ thì đôi khi chỉ có nhân viên phụ trách tuyển dụng.
Chính vì vậy, headhunter là cây cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn nhân sự cấp cao, giúp doanh nghiệp thoát khỏi khủng hoảng trong quản trị nhân lực.
Sứ mệnh và nhiệm vụ
Trong khi các HR luôn đau đầu với các biến động nhân sự do thiếu kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao thì các headhunter tuân thủ theo quy trình tuyển dụng nhân sự trọn gói. Sở hữu mạng lưới quan hệ rộng lớn các nhân sự cấp cao, họ theo dõi và cập nhật hồ sơ ứng viên và chỉ đề xuất các hồ sơ thật sự xuất sắc và phù hợp với phần mô tả công việc và văn hóa doanh nghiệp.
Để làm được điều này, việc xây dựng mối quan hệ thân thiết với các doanh nghiệp là điều cần thiết.
Các HR thường đăng tin tuyển dụng với mục đích lấp đầy khoảng trống nhân sự nên thường mất thời gian kiểm định chất lượng của ứng viên. Tốc độ đào thải nhân viên không phù hợp của các doanh nghiệp này sẽ luôn tỷ lệ thuận với chi phí tuyển dụng nhân sự mới.
4. Bật mí mức lương của headhunter tại Việt Nam
Lương của Headhunter = Lương cứng + 20% hoa hồng tổng chi phí khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ “săn” đầu người.
Sở hữu tố chất và kinh nghiệm nhiều năm của một nhân sự cao cấp, người làm dịch vụ headhunting có thể “ẵm” về mức lương từ 7 – 10 triệu đồng nếu làm việc dưới 1 năm kinh nghiệm.
Khi làm việc từ 1 – 3 năm, mức lương của bạn sẽ là 10 – 17 triệu đồng và sau 3 năm, bạn sẽ có thể tự hào với mức lương nghìn đô. Đó quả thật là một kết quả đáng kinh ngạc khi làm việc tại vị trí tuyển dụng nhân sự cấp cao này.
5. Bí quyết thành công của nghề Headhunter
Headhunter – Nghề của người làm tư vấn
Trước hết, Headhunter là những chuyên viên tư vấn, chính vì vậy, họ là những người có ít nhất 3 kỹ năng thiện xạ sau: một là giao tiếp tốt hai là kiến thức về kinh tế ngành và cuối cùng là am hiểu về con đường sự nghiệp (career path) của mỗi ứng viên.
Những thợ săn đầu người thành công là những người có khả năng giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình một cách thuyết phục đến người nghe. Có như vậy, họ mới có thể tư vấn và khiến các ứng viên tin tưởng vào giá trị hữu ích của những lời tư vấn đó. Thế nhưng, để những lời khuyên của mình là thật sự có ích, các chuyên viên tuyển dụng cần có kiến thức về kinh tế ngành cũng như mô hình doanh nghiệp kết hợp với hiểu biết về con đường sự nghiệp mà mỗi ứng viên hướng đến để có thể cung cấp những thông tin về doanh nghiệp khách hàng cũng như tình hình tuyển dụng chung trên thị trường của vị trí đó để đưa ra lời khuyên phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của mỗi nhân tài.
Đây là nền tảng kiến thức rất phong phú, nó đòi hỏi người làm headhunter phải tiên tục cập nhật các thông tin kinh tế như thông tin về các làn song đầu tư, định vị một kinh tế nghành, xu hướng phát triển các khu vực kinh tế,…… Nếu không tích lũy kiến thức, các headhunter sẽ không thể đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các ứng viên hoặc đưa ra lời khuyên về mức cung nhân lực đối với Nhà tuyển dụng.
Headhunter – Nghề của chuyên gia xử lý dữ liệu
Để trở thành một Headhunter xuất sắc, những thợ săn đầu người phải là những chuyên gia trong lĩnh vực xử lý dữ liệu. Trên thị trường tuyển dụng, thời gian là một yếu tố sống còn khi “ai nhanh người đó thắng”, cuộc đua cung ứng nhân tài có thể về nhì nếu bạn chậm hơn các hãng tuyển dụng khác, có khi tính bằng giây.
Vì vậy, một Headhunter giỏi là một người có thể phân tích, xử lý dữ liệu tốt trong thời gian ngắn nhất. Trong cuộc đua về thời gian, một Headhunter giỏi chỉ mất 1 phút để xử lý 2 CV, điều này tương đương với một ngày làm việc, họ phải xử lý đến ít nhất vài trăm CV. Đó là một con số khổng lồ so với những ai từng làm nội bộ. Họ bỏ qua ngay những CV kém chất lượng, không phù hợp và có khả năng scan tuyệt vời để phân tích những CV nào là phù hợp nhất. Vì vậy một Headhunter chuyên nghiệp là một chuyên gia trong xử lý dữ liệu ứng viên
Headhunter – Khi công nghệ quyết định cuộc chơi
Có thể nói, Headhunting chính là một cuộc chơi công nghệ giữa các ông lớn. Chính vì yêu cầu sự phù hợp cao trong một khoảng thời gian ngắn nhất mà công nghệ được đưa vào tận dụng tối đa để nâng cao tính chính xác cũng như rút ngắn thời gian trong cuộc đua “săn nhân tài”. Một Headhunter giàu kinh nghiệm luôn biết áp dụng công nghệ để kết nối ứng viên và nhà tuyển dụng dựa trên hệ thống data dữ liệu của riêng mình. Họ áp dụng thuật toán cũng như trí tuệ nhân tạo để định hướng nghề nghiệp cho ứng viên cũng như tự động hóa phân tích ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp.
Nếu như tại Việt Nam, vào những năm 2002, khi VietNamworks đi tiên phong trong tuyển dụng trẻ Internet so với Báo giấy, thì đến nay Công nghệ mạng xã hội như Linkedin.com, MegaCEO.com đã giúp kết nối giữa ứng viên và nhà tuyển dụng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Việc các hãng Công nghệ này tích hợp thuật toán tìm Việc phù hợp thông qua trí tuệ nhân tạo, Chatbot,…. Đã giúp cho Doanh nghiệp và Nhân Tài được kết nối hiệu quả hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, đây cũng là nền tảng không thể thiếu hỗ trợ người làm Headhunter săn nhân sự thành công.
Headhunter – Nghề xử lý khủng hoảng và stress
Cuối cùng, Headhunter thành công là người có thể xử lý công việc dưới áp lực cao. Đó là người có thể xử lý khủng hoảng tại phút 99 khi ứng viên đột ngột từ chối offer letter. Là những chiến binh luôn “say no’ với “bỏ cuộc” trong cuộc chiến kiên trì với đối tác khách hàng để chọn được nhân sự phù hợp, hay là những người thậm chí có thể bình tĩnh giải quyết khi “gặp khách hàng thiếu chữ tín” khiến bao nỗ lực, công sức của họ bị ném qua cửa sổ