Học cơ khí ra trường làm những công việc gì?

Ở Việt Nam hiện nay, ngành cơ khí giữ vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế – xã hội toàn cầu. Tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi đều có sự đóng góp to lớn của các cán bộ kỹ thuật cơ khí. Vậy cụ thể học cơ khí ra làm gì? Hãy cùng Kiến Nghiệp Group tìm hiểu về tương lai cảu ngành cơ khí qua bài viết sau đây các bạn nhé.

hoc-co-khi-ra-truong-lam-nhung-cong-viec-gi-kien-nghiep-group

1. Ngành cơ khí là gì?

Ngành cơ khí là một ngành Khoa học kỹ thuật, ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học vật liệu để thiết kế, phân tích, chế tạo, bảo dưỡng các loại máy móc và thiết bị hoặc hệ thống cơ khí trong ngành công nghiệp sản xuất. Cơ khí áp dụng các nguyên lý như: định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, nhiệt động lực học, nhằm phục vụ cho công tác thiết kế trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Khi học ngành cơ khí, bạn được trang bị kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu như: nguyên lý chi tiết máy, cơ học lưu chất, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, công nghệ kim loại kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí, thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE,…

2. Học cơ khí ra trường làm gì?

Khi nhắc đến ngành cơ khí, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thợ cơ khí tại các công xưởng máy móc. Trên thực tế thì ngành nghề này khá rộng, sau khi hoàn thành xong chương trình đại học, các bạn sinh viên ngành cơ khí có thể lựa chọn cho mình những công việc cụ thể như sau:

Nghề cơ khí hàn

Nghề cơ khí hàn là vị trí công việc rất quan trọng trong quá trình xây dựng, gia công. Nhất là trong xây dựng và sản xuất. Công việc đôi khi khá nguy hiểm, vì yêu cầu bạn phải hàn chi tiết các mối sắt ở trên cao tại các tòa nhà lớn hoặc tại công trình.

Mô tả công việc:

  • Lắp ráp, chế tạo nên những công cụ bằng sắt, thép, nhôm, inox như thang sắt, cửa sắt, xe đẩy,… dựa theo thiết kế ban đầu.
  • Hỗ trợ lắp đặt sửa chữa các hệ thống phụ trợ, hỗ trợ cho sản xuất như: hút bụi, khí nén, vệ sinh đường ống, phòng cháy chữa cháy,..
  • Xác định thiết bị chuyên dụng hoặc phương pháp hàn thích hợp dựa trên yêu cầu.
  • Đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật và ra kích thước phôi cho việc đưa vào máy cắt, đục, chạm khắc các loại sản phẩm theo yêu cầu.
  • Sử dụng máy mài góc đối với các bộ phận nào cần hàn.
  • Thực hiện công việc theo sự điều động phân công của cấp trên
  • Kiểm tra, đánh giá các bộ phận đã hàn xem đã ổn chưa, còn chỗ nào cần hàn thêm nữa.
  • Bảo dưỡng thiết bị để đảm bảo an toàn cho người dùng.
  • Mức lương của nghề cơ khí hàn
  • Mức lương dành cho thợ hàn cũng vì thế mà khá là cao, dao động từ 350 – 500k/ngày.

Nghề cơ khí ô tô

Khi kinh tế phát triển, số người có thu nhập cao ngày càng tăng, nhu cầu về sử dụng ô tô cũng càng đa dạng về mẫu mã, mức giá,… thì việc sở hữu một chiếc ô tô đã không còn quá khó khăn. Đây là một cơ hội tốt để những bạn lựa chọn vị trí nghề cơ khí ô tô có tương lai rộng mở hơn.

Mô tả công việc:

  • Thiết kế, chế tạo, lắp ráp cho các dòng xe
  • Các kỹ thuật viên bảo trì và sửa chữa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc sửa chữa các thiết bị, máy móc ô tô, đảm bảo rằng chúng hoạt động tốt, an toàn.
  • Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho các bộ phận khác
  • Khắc phục, sửa chữa những lỗi cho các sản phẩm hiện tại
  • Nhận bàn giao các bộ phận, thiết bị chế tạo ô tô và chuẩn bị dây chuyền sản xuất.
  • Trưởng nhóm tra mã phụ tùng ô tô.
  • Tiếp nhận và giải đáp các phản hồi của khách hàng về vấn đề kỹ thuật của sản phẩm
  • Hỗ trợ nhân viên bán hàng trong quá trình tư vấn về sản phẩm
  • Định hình các tấm kim loại sẽ tạo nên khung của chiếc xe.
  • Kiểm tra, kiểm soát chất lượng.
  • Nghiên cứu, thiết kế, cải tiến sản phẩm

Là một Kỹ sư cơ khí ô tô, hay Kỹ sư lắp ráp, sửa chữa,… mức lương khởi điểm của bạn có thể dao động từ 7 – 10 triệu. Theo thâm niên, bạn sẽ nhận mức lương của thợ lành nghề hoặc lên chức quản lý. Ngoài ra, một số công ty sẽ có chương trình đào tạo cho những kỹ sư tài năng. Họ sẽ có cơ hội được đi học tập, đào tạo ở nước ngoài.

hoc-co-khi-ra-truong-lam-nhung-cong-viec-gi-kien-nghiep-group

Nghề kỹ sư cơ khí chế tạo máy

Kỹ sư cơ khí chế tạo máy là ngành tạo ra các loại máy móc, thiết bị hay vật dụng hữu ích. Các sản phẩm tạo ra từ ngành này sẽ phục vụ cho các lĩnh vực thiết bị sản xuất, ô tô, máy bay, hệ thống gia nhiệt, đồ dùng gia đình,…Đây ngành nghề đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất thực tế. Ngoài kỹ năng cơ khí, còn cần phải có kỹ năng vi tính văn phòng, sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế trên máy tính như: Word, Excel,….

Mô tả công việc

  • Nghiên cứu, thiết kế, vận hành, bảo trì, sửa chữa,… các loại máy móc, thiết bị cần có trong các nhà máy, công xưởng.
  • Bóc tách vật tư từ bản vẽ kỹ thuật.
  • Tham gia vận hành quy trình chế tạo sản phẩm, tối ưu hóa quá trình sản xuất
  • Lập bảng kê chi tiết vật tư cắt sắt, vật tư chuẩn.
  • Lập bảng kê chi tiết xuất xưởng.
  • Lập quy trình sản xuất, quy trình công nghệ gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí chính xác
  • Chịu trách nhiệm bảo hành, sửa chữa  bảo dưỡng máy móc , báo cáo và khắc phục lỗi khi có sự cố xảy ra trong quá trình vận hành.
  • Chịu trách nhiệm kiểm tra xem xét, xử lý các vấn đề kỹ thuật trong các thiết bị, lựa chọn và trình báo chủng loại vật liệu và thiết bị trong quá trình vận hành máy.
  • Phối hợp, tham vấn cho các bộ phận liên quan trong quá trình làm việc với nhà cung cấp các thiết bị về chất lượng cũng như kỹ thuật.  Tham gia cải tiến hệ thống và dây chuyền sản xuất.
  • Lương của một kỹ sư cơ khí chế tạo máy khá là cao, dao động từ 9 đến 17 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, bạn có thể làm tại nhiều vị trí khác nhau như: vị trí vận hành dây chuyền, lập trình các máy móc cơ khí hiện đại,…

3. Thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực của ngành cơ khí 

Khi đất nước đang trên đà phát triển, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nhu cầu nhân lực. Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, tại các tỉnh phía Nam như TP.HCM, luôn trong tình trạng thiếu hụt đội ngũ kỹ sư lành nghề các ngành cơ khí, chế tạo máy, tiện, phay,…Còn tại thị trường lao động phía Bắc, các công ty cơ khí ở các các khu công nghiệp ở Hà Nội, Bắc Ninh cũng có nhu cầu tuyển dụng ngành nghề này khá lớn.

Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy, tại các web tuyển dụng lớn, thì cơ khí là một trong những ngành mà các doanh nghiệp có nhu cầu lớn nhất. Theo thống kê, các ngành kinh tế chủ lực cần nhiều lao động như: Điện tử – công nghệ thông tin cần đến 16.200 người/năm, Chế biến thực phẩm: Cần 10.800 người/năm, Cơ khí chế tạo chính xác, tự động hóa cần khoảng hơn 8.000 người/năm,… chính vì nhu cầu đòi hỏi một lượng lao động rất lớn nên đây sẽ là những cơ hội hấp dẫn cho người lao động. Bạn không cần lo lắng về việc làm nếu lựa chọn ngành cơ khí để theo học và gắn bó làm việc sau này.

hoc-co-khi-ra-truong-lam-nhung-cong-viec-gi-kien-nghiep-group

4. Mức lương các vị trí trong ngành cơ khí hiện nay

Đối với sinh viên mới ra trường

Tại Việt Nam, mức lương kỹ sư cơ khí nhìn chung khá cao. Một kỹ sư mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng mức lương đã dao động từ 5 – 8 triệu đồng/tháng, cao hơn so với mặt bằng chung của các ngành nghề khác. Tùy vào nơi bạn bạn, nếu trong một số xưởng sản xuất nhỏ, lẻ trả lương kỹ sư cơ khí ít hơn thì cũng rơi vào tầm 5 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ tăng dần lên theo kinh nghiệm làm việc và trình độ, tay nghề.

Sau khi đã có kinh nghiệm làm việc và kỹ năng, thợ cơ khí có thể tăng thu nhập lên mức 8 – 12 triệu đồng.Tại các khu công nghiệp, thợ cơ khí mới vào nghề có mức lương trung bình  khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Sau thời gian tay nghề, chuyên môn được nâng cao, thợ cơ khí sẽ có thể tăng mức thu nhập lên khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng.

Đối với người có kinh nghiệm

Kỹ sư cơ khí có kinh nghiệm trên 3 năm, mức lương trung bình sẽ dao động khoảng từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Nhiều thợ cơ khí lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm được trả công khá cao có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng/tháng, kèm theo hỗ trợ ăn trưa và chỗ ở. Nếu làm việc cho công ty, tập đoàn nước ngoài thì thu nhập cố định sẽ cao hơn có thể lên tới 40 triệu đồng/tháng.

Hiện nay, tình trạng số người học nghề cơ khí ít, nhưng việc mở tràn lan các lớp đào tạo kém chất lượng lại trở nên quá phổ biến, nên hình thành nguồn nhân lực kém chất lượng rất nhiều. Chính vì vậy, để có một mức lương đáng mơ ước, với chế độ đãi ngộ tốt, bạn cần phải trau dồi thường xuyên, nâng cao trình độ bản thân và kinh nghiệm để được trả công xứng đáng.

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

TIN LIÊN QUAN