Bất kỳ doanh nghiệp nào khi muốn cạnh tranh cần có đội ngũ nguồn nhân lực hùng mạnh. Trong cuộc chạy đua để giành lấy nhân tài, đội ngũ quản trị nguồn nhân lực – HRM đóng vai trò cốt lõi trong mỗi doanh nghiệp. Vậy HRM là gì? Vai trò của HRM trong mỗi doanh nghiệp là gì? Hãy cùng Kiến Nghiệp Group tìm hiểu chi tiết về nội dung này các bạn nhé.
1. HRM là gì?
HRM là viết tắt của cụm từ “Human Resource Management” trong tiếng Anh, có nghĩa là quản lý nhân sự. HRM bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp, từ tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá đến giữ chân nhân viên.
Quản trị nguồn nhân lực không chỉ đặt ra cho những người chuyên về công tác nhân sự, mà những vị trí quản lý chuyên môn trong từng phòng ban cũng cần sở hữu năng lực này để quản trị, phát triển và giữ chân nhân tài phục vụ công tác chuyên môn của phòng ban.
2. Các chức năng cốt lõi của HRM
Nhân lực là yếu tố quyết định thành công cho mọi doanh nghiệp, vì vậy, quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management) được xem là trụ cột của tố chức với hàng loạt chức năng cốt lõi:
Thu hút và tuyển dụng
- Nghiên cứu những nguồn cung ứng viên phù hợp
- Đăng tin tuyển dụng đầy đủ thông tin quan trọng và trình bày thu hút
- Triển khai và chỉ đạo triển khai toàn bộ quy trình tuyển dụng
- Đảm bảo tuyển dụng thành công những ứng viên giỏi, phù hợp nhất cho từng vị trí.
Thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân sự
Mỗi nhân sự đều có năng lực tiềm ẩn. Việc thúc đẩy hiệu suất làm việc nơi họ là cả một nghệ thuật. Ví dụ : Nếu giao quá nhiều việc có thể khiến nhân viên quá tải dẫn đến chán nản, nghỉ việc. Nếu giao ít việc thì không đủ thôi thúc họ vượt qua giới hạn của bản thân HRM phải biết phân tích và cân đối để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn
Tạo điều kiện cho nhân sự tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ. Điều này giúp cho nhân sự nhận thấy quyền lợi của họ luôn được doanh nghiệp quan tâm.
Xây dựng lớp nhân sự kế thừa cho doanh nghiệp
Chính sách đề bạt nội bộ thường được áp dụng cho những vị trí quản lý cấp cao. Và để người quản lý mới có thể nhanh chóng hòa nhập, tiếp quản vị trí này thì hệ thống HRM của doanh nghiệp phải chú trọng phát hiện nhân tài và đào tạo họ ngay từ khi còn là một chuyên viên.
Đề xuất và triển khai các chính sách lương thưởng và phúc lợi
Để giữ chân nhân tài, không thể thiếu các chính sách nhân sự hiệu quả. Người phụ trách quản trị nguồn nhân lực tại phòng nhân sự phải liên tục
- Thu thập thông tin chính sách nhân sự từ đối thủ cạnh tranh
- Đề xuất cải tiến chính sách trong doanh nghiệp
- Triển khai đồng bộ trong toàn tổ chức…
Thiết lập hệ thống nguồn nhân lực cho tổ chức
Sử dụng công nghệ thông tin trong quản trị nguồn nhân lực đã trở thành yêu cầu bắt buộc nếu doanh nghiệp không muốn đối thủ cạnh tranh vượt qua mình về mảng nhân sự.
Thông qua những phần mềm lập trình chuyên biệt, công tác quản lý nhân sự, xây dựng kho dữ liệu ứng viên dự phòng, đánh giá KPI… được tiến hành rất hiệu quả. Đây còn là nguồn dữ liệu phục vụ lâu dài, đảm bảo quản lý khoa học đồng nhất qua nhiều thế hệ HRM.
Báo cáo, dự báo và đề xuất cải tiến cho các vấn đề nhân sự
- Thiết lập những báo cáo về hoạt động tuyển dụng, quản trị nhân sự định kỳ
- Phân tích số liệu, dự báo kịp thời tình hình biến động nhân sự trong tổ chức và trong ngành
- Đề xuất và thuyết phục ban lãnh đạo phê duyệt những đề xuất mang tính chiến lược…
- Là chức năng cuối cùng mà HRM phải thực hiện, và cũng là chức năng cho thấy vai trò quan trọng của HRM trong sự thành công của tổ chức.
3. Yêu cầu tuyển dụng đối với HRM
Khi tuyển dụng nhân sự có vai trò quản trị nguồn nhân lực, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những yêu cầu sau:
- Bằng cử nhân về quản lý nguồn nhân lực hoặc quản trị kinh doanh được đánh giá là phù hợp nhất. Những ứng viên có bằng thạc sĩ sẽ được đánh giá cao hơn khi ứng tuyển các vị trí quản lý.
- Nắm vững kiến thức về luật lao động, quản trị nhân sự
- Kiến thức đặc thù nhân sự trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động
- Kỹ năng mềm cần ưu tiên trau dồi :
- Kỹ năng phân tích số liệu
- Kỹ năng giao tiếp linh hoạt
- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục tốt
- Kỹ năng xử lý vấn đề hiệu quả
- Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
- Bên cạnh đó là những quy định về độ tuổi theo kỳ vọng của doanh nghiệp, thông thường nhân viên ít quy định về độ tuổi, còn cấp bậc quản lý thì trên dưới 40 tuổi.
Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn phần nào về HRM là gì? và vai trò của quản trị nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp hoạt động một cách ổn định và phát triển bền vững với nhân lực được quản lý khoa học và hợp lý nhất.
Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !