BSC là một hệ thống quản lý, nó giúp cho doanh nghiệp thiết lập, thực hiện, giám sát, đo lường để đạt được các chiến lược & các mục tiêu của mình. Sau khi các doanh nghiệp thiết lập và phát triển các chiến lược, doanh nghiệp sẽ triển khai, thực hiện & giám sát chiến lược thông qua 4 khía cạnh: tài chính, khách hàng, quá trình hoạt động nội bộ, học tập & phát triển.
BSC là gì?
Nhiều người khi mới tiếp cận “Balanced scorecard” thường thắc mắc: “Balanced scorecard nghĩa là gì?”. Cụm từ “ balanced scorecard” xuất phát từ Mỹ, nếu dịch sang tiếng Việt, e rằng khó tìm được cụm từ tương đương hoặc nếu có thì có thể gây hiểu nhầm không cần thiết cho người đọc. Vì vậy, tạm thời chúng ta nên sử dụng nguyên mẫu là “Balanced scorecard”, và gọi tắt là “BSC”.
Vào đầu thập niên 1990, hai Giáo sư Tiến sĩ Kaplan & Norton của trường Đại học Harvard là những người đầu tiên phát triển hệ thống Balanced scorecard. Hai giáo sư đã phát hiện một vấn đề khá nghiêm trọng là rất nhiều công ty có khuynh hướng quản lý doanh nghiệp chỉ dựa đơn thuần vào chỉ số tài chính. Điều này là phù hợp trong quá khứ, nhưng trong thế giới kinh doanh hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý dựa trên một bộ các chỉ số đo tốt hơn và hoàn thiện hơn.
Vậy nói một cách đơn giản BSC là gì? BSC là một hệ thống quản lý, nó giúp cho doanh nghiệp thiết lập, thực hiện, giám sát, đo lường để đạt được các chiến lược & các mục tiêu của mình. Sau khi các doanh nghiệp thiết lập và phát triển các chiến lược, doanh nghiệp sẽ triển khai, thực hiện & giám sát chiến lược thông qua 4 khía cạnh: tài chính, khách hàng, quá trình hoạt động nội bộ, học tập & phát triển. Bốn khía cạnh này sẽ tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp thành công và doanh nghiệp thất bại. Bốn khía cạnh này có thể được diễn giải đơn giản như sau:
Tài chính: doanh nghiệp đo lường và giám sát các yêu cầu & các kết quả về tài chính
Khách hàng: đo lường và giám sát sự thỏa mãn khách hàng và các yêu cầu về các kết hoạt động đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của khách hàng.
Quá trình nội bộ: đo lường & giám sát các chỉ số và các yêu cầu của các quá trình trọng yếu trong nội bộ doanh nghiệp hướng đến khách hàng
Học tập & phát triển: tập trung vào cách thức doanh nghiệp giáo dục & đào tạo nhân viên, nâng cao kiến thức và cách thức doanh nghiệp đã sử dụng các kiến thức này để duy trì lợi thế cạnh tranh trong thị trường.
Tại sao BSC lại có ích?
Dựa vào mô hình BSC, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá được các bộ phận trong doanh nghiệp có thể tạo ra được các giá trị cho khách hàng hiện tại và tương lai và những yêu cầu về nâng cao khả năng nội bộ và sự đầu tư về con người, hệ thống và quá trình để cải tiến được hiệu quả kinh doanh trong tương lai.
BSC giúp bạn như thế nào?
BSC cho thấy các hoạt động sáng tạo ra giá trị chủ yếu được tạo ra bởi những người trong tổ chức có kỹ năng và được khuyến khích. Khi duy trì nó, qua các triển vọng tài chính, sự quan tâm tới hiệu quả về mặt ngắn hạn, Balance scorecard sẽ bộc lộ rõ các giá trị để định hướng về hiệu quả tài chính và khả năng cạnh tranh về mặt dài hạn.
Áp dụng BSC tại đâu?
Nên áp dụng BSC trên phạm vi toàn công ty, từ lãnh đạo cao nhất cho tới các nhân viên. BSC phục vụ tốt nhất cho việc xây dựng chiến lược và thực hiện.
Khi nào áp dụng BSC?
Các công ty có tính đổi mới thường sử dụng Bảng điểm cân bằng BSC như một hệ thống quản lý mang tính chiến lược để quản lý chiến lược của họ về dài hạn. Họ tập trung vào các quá trình:
+ Làm rõ và truyền đạt tầm nhìn và chiến lược
+ Truyền đạt, liên kết các mục tiêu chiến lược và các tiêu chí đánh giá
+ Lập kế hoạch, lập mục tiêu, liên kết các biện pháp chiến lược
+ Xúc tiến các phản hồi và các học hỏi mang tính chiến lược
Sử dụng BSC sẽ mang lại lợi ích cho ai?
BSC mang lại lợi ích toàn diện cho công ty và các khách hàng của công ty.