Nghỉ việc sau khi bị sếp là mắng dường như đã trở thành “hội chứng” của giới văn phòng. Thế nhưng liệu có phương pháp nào hay hơn không? Hãy cùng Kiến Nghiệp tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc phục nội dung này qua bài viết sau đây các bạn nhé.
1.Vì đâu có những “trận bão”?
“Ăn mắng” trong công việc là chuyện hết sức bình thường. Có hàng đống lí do khiến mọi người quát mắng nơi công sở, như do tức giận, căng thẳng, thất vọng, tính sĩ diện cá nhân, thiếu ngôn từ chuyên nghiệp… Tuy nhiên, có 2 lý do chính dẫn tới những “trận bão” nổi lên giữa nhân viên và sếp.
Khi áp lực đến từ cấp trên: Mỗi công ty như một xã hội thu nhỏ với những cá nhân có tính cách khác nhau. Trong đó, quan hệ cấp bậc vốn khá nhạy cảm và thường khiến bạn khó xử. Khi áp lực từ sếp tổng về doanh số, chỉ tiêu… ép xuống thường khiến cho những sếp cấp dưới bị stress. Và không còn cách nào khác họ phải đốc thúc, thậm chí là mắng nhân viên để có thể tăng hiệu quả công việc hiện tại.
Khi “La mắng là sở thích”: Nhiều người sếp vì nóng tính hay vì muốn “lên mặt”, tìm cách đổ lỗi cho một ai đó khi công việc không thuận lợi đã chẳng ngần ngại quát nhân viên ầm ĩ trước mặt các đồng nghiệp. Thậm chí, rõ ràng là sếp phạm sai lầm nhưng vẫn không nhận…, bởi một điều đơn giản là vì họ là sếp.
2. Nghỉ việc liệu đã phải là giải pháp khôn ngoan?
Dù biết rằng trong môi trường công sở, bị ăn mắng trở nên rất bình thường. Ngoại trừ những trường hợp do nhân viên mắc lỗi, những “trận đòn bằng miệng” của sếp trách mắng sai, hay vô cớ trút lên nhân viên đều khiến nhân viên cảm thấy xấu hổ và giá trị bản thân giảm sút trầm trọng. Và quyết định thường được đưa ran gay lúc đó chính là viết một lá đơn xin nghỉ việc.
Đây là điều dễ hiểu bởi người Việt Nam thường có tính tự trọng rất cao. Trong môi trường công sở, đặc biệt tại những công ty nước ngoài, khi bị la mắng nhân viên thường bị ám ảnh rằng mình là kẻ làm thuê, thấp cổ bé họng và không được coi trọng. Đây chính là lúc dễ dàng xuất hiện những quyết định cảm tính.
Thông thường, những quyết định được đưa ra tại thời điểm này không thực sự chính xác và thường mai đến thiệt thòi cho người nhân viên. Khi bạn bình tĩnh lại, bạn sẽ thấy hối tiếc vì những quyết định đã đưa ra.
3. Khi bị sếp trách mắng, bạn nên ứng xử ra sao thì sẽ ghi điểm?
Cố gắng giữ bình tĩnh
Việc đầu tiên bạn cần chú ý khi bị sếp trách mắng là cố gắng giữ bình tĩnh. Khi bị sếp trách mắng tâm lý chung của hầu hết nhân viên là nổi giận, trong đầu sẽ nghĩ đến việc nghỉ việc cho xong. Tuy nhiên bạn cần biết rằng, khi đã đi làm thì việc bị sếp trách mắng là hoàn toàn bình thường. Đâu có ai đi làm mà cả đời chưa từng bị sếp mắng vài lần.
Tại thời điểm nhạy cảm, dễ mất bình tĩnh bạn đừng nên làm gì hay nói gì để khiến bản thân không phải hối hận sau này. Thay vào đó bạn hãy cố gắng điều hòa nhịp thở và lặng yên lắng nghe những gì sếp nói. Đừng ngắt lời sếp vì có thể khiến họ càng thêm giận dữ, tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy thể hiện thái độ sẵn sàng tiếp thu những lời trách mắng của sếp. Phân tích, đánh giá để tìm ra nguyên nhân và biện pháp giải quyết.
Hãy hạ thấp giọng nói xuống
Khi xảy ra mâu thuẫn con người ta thường có xu hướng nói lớn hơn bình thường. Trong những tình huống như vậy bạn không nên để cảm xúc lấn át mà lên giọng trấn áp lại. Thay vào đó bạn hãy cố gắng trấn tĩnh lại, hạ giọng xuống một chút.
Hãy nói chuyện với sếp bằng thái độ chân thành nhất để khiến cơn giận của sếp lắng xuống. Bạn cần nhớ rằng, lúc này đây không nên tranh cãi để phân định thắng thua. Việc quan trọng là xử lý mọi việc trong vui vẻ và thuận hảo.
Nghiêm túc suy nghĩ về những gì sếp nói
Sếp là người bận rộn. Họ phải xử lý rất nhiều việc hệ trọng khác. Vì vậy họ sẽ không có thời gian để mà săm soi bắt lỗi bạn từng chút một, cũng không phải tự nhiên mà họ lại trách mắng bạn. Nếu như bạn thường xuyên bị sếp trách mắng thì bạn nên xem xét lại cách làm việc của bạn. Khi suy xét lại những gì sếp nói bạn cũng sẽ biết được có phải sếp đang hiểu lầm gì với mình hay không. Từ đó có thể có cách ứng xử phù hợp nhất.
Nếu bạn nhận thấy sếp sai, hãy hẹn gặp riêng với sếp để trình bày quan điểm ý kiến của mình. Lúc này bạn nên có thái độ ôn hòa cởi mở để sếp có thể hiểu bạn hơn và bạn cũng được minh oan. Ngược lại, nếu bạn sai hãy nhanh chóng nhận lỗi và khắc phục lỗi lầm đã gây ra. Tinh thần cầu tiến, sẵn sàng đối mặt với những sai sót của bản thân sẽ khiến sếp đánh giá bạn rất cao.
Tìm cách giải tỏa căng thẳng cho bản thân
Sau khi bị sếp trách mắng, chắc chắn tâm trạng của bạn vẫn đang rất tệ. Vào lúc này bạn không nên ngay lập tức quay trở lại làm việc. Vì chắc chắn bạn sẽ chẳng thể làm việc hiệu quả được. Thậm chí bạn có thể phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn. Mọi việc đã rối sẽ càng thêm rối hơn mà thôi.
Bạn hãy dành riêng cho bản thân khoảng 5 – 10 phút để làm thư giãn đầu óc. Hãy làm những việc bạn thích như nghe 1 bản nhạc, xem một vài video hay câu chuyện hài hước… Những thứ đó sẽ khiến bạn nhanh chóng lấy lại tinh thần, kéo bạn ra khỏi những thứ khiến bạn buồn bực. Tuy nhiên bạn nên biết cách làm chủ bản thân. Đừng để bản thân sa đà vào các tiện ích giải trí đó. Thời gian là vàng bạc, bạn nên biết quý trọng từng khoảnh khắc mình có được để làm việc thật tốt hơn nữa.
Học cách loại bỏ thái độ ác cảm, ghét bỏ trước những lời trách mắng của sếp
Khi bị sếp trách mắng, nhiều người thường cho rằng sếp đã làm tổn thương đến lòng tự trọng của họ. Ngoài mặt họ không cãi lại hay thể hiện điều gì nhưng trong lòng họ vẫn âm thầm chống đối, không đồng ý với những lời phê bình của sếp.
Nếu bạn cũng có cùng một thái độ như vậy thì chắc chắn hiệu suất làm việc của bạn sẽ không tốt. Nỗi ác cảm bạn dành cho sếp sẽ tạo ra một khoảng cách giữa bạn và sếp. Càng về sau này khoảng cách đó sẽ ngày một lớn hơn. Khi bạn né tránh và tạo khoảng cách với sếp như vậy, cơ hội để bạn chứng minh thực lực của bản thân sẽ ngày càng ít đi. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến con đường phát triển sự nghiệp của bạn sau này.
Thay vì cứ giữ mãi thái độ ác cảm với sếp, bạn hãy nhanh chóng gạt bỏ đi những cảm xúc tiêu cực. Dành thời gian và sức lực vào việc hoàn thành công việc thật tốt. Hãy chứng minh cho sếp thấy tầm quan trọng của bạn trong công ty.
Rút kinh nghiệm từ những lời trách mắng của sếp
Từ những gì sếp nói với bạn, hãy tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Bạn hãy bắt tay vào việc lên kế hoạch cho những nhiệm vụ kế tiếp. Trong công việc mọi thứ đều được chứng minh bằng kết quả và năng suất lao động. Vì vậy bạn cần quyết tâm thực hiện mọi việc tốt nhất để lấy lại tự tin cho bản thân và gia tăng niềm tin của sếp với bạn. Hãy chứng minh cho sếp thấy bạn hoàn toàn có đủ năng lực để hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào sếp giao.
4. Nếu mọi nỗ lực không tạo ra sự thay đổi?
Nếu sau tất cả mọi nỗ lực, tình hình vẫn không trở nên khả quan, đã đến lúc bạn cần cân nhắc việc gắn bó lâu dài với công việc đó. Một môi trường làm việc luôn tồn tại vấn đề bắt nạt, bị “sếp tồi” ghét và bè phái không thực sự là một nơi phù hợp để phát triển hay tạo dựng các mối quan hệ.
Bạn có thể bắt đầu tìm kiếm những cơ hội tốt hơn với một môi trường làm việc phù hợp hơn để cảm thấy thoải mái nhất, không ảnh hưởng đến năng suất lao động. Nếu sau tất cả mọi nỗ lực, tình hình vẫn không trở nên khả quan, đã đến lúc bạn cần cân nhắc việc gắn bó lâu dài với công việc đó
Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !