Mất việc làm do COVID-19

Dịch bệnh kéo dài, doanh nghiệp không có đơn hàng buộc phải cắt giảm nhân sự. Những người lao động mất việc làm xoay xở đủ nghề để có thể đắp đổi qua ngày vượt qua thời điểm khó khăn.

20200306_030439_936083_covid.max-1800x1800

Anh Võ Văn Song (32 tuổi, quê Trà Vinh) làm quản lý nhân sự tại công ty gỗ (ở phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An) nhưng cũng bị mất việc làm do dịch bệnh.

Anh Song chia sẻ, từ tháng 4.2020, công ty không còn đơn hàng buộc phải kết thúc hợp đồng với người lao động. “Mình làm quản lý công nhân cũng bị cắt giảm. Hai tháng nay đi nộp hồ sơ ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa có công ty nào phản hồi hoặc gọi đi phỏng vấn. ” – Song chia sẻ.

 

Nhưng hoàn cảnh của anh Song không hề hiếm gặp tại Bình Dương-  tỉnh phát triển công nghiệp có 1,2 triệu lao động, thì có khoảng 200.000 công nhân lao động bị ảnh hưởng việc làm. Trong đó, 12.586 trường hợp bị chấm dứt HĐLĐ, 52.968 trường hợp bị ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng hoặc nghỉ việc không lương, 83.536 trường hợp bị giảm giờ làm.

Ngày 24.6, tại Trung tâm Dịch vụ việc Bình Dương, chúng tôi bắt gặp cả trăm người lao động bị mất việc như anh Song đang làm thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và nhờ hỗ trợ tìm việc làm mới.

Hàng chục công nhân làm đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và tìm việc làm mới. Ảnh: Đình Trọng

Một trường hợp khác là chị Bùi Thị Thía (35 tuổi, quê An Giang) làm việc trong công ty may ở thị xã Tân Uyên, bị mất việc làm nhiều tháng nay. Hiện chị Thía đang làm trợ cấp thất nghiệp và chờ công ty hoạt động để trở lại.

Dẫn chúng tôi về nhà trọ sát khu công nghiệp Nam Tân Uyên tại phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, chị Thía chia sẻ: “Để vượt qua thời gian khó khăn, mình phải tìm việc làm tạm để có tiền đắp đổi qua ngày. Các khoản chi tiêu cũng phải cắt giảm, tằn tiện hơn”.

Tại nhà trọ này, chúng tôi gặp anh Nguyễn Xuân Nguyên (28 tuổi, quê Khánh Hòa) trong bộ đồng phục bảo vệ đang ăn vội chén cơm với vợ con để quay lại nơi làm việc.

Anh Nguyên chia sẻ chỉ ít tháng trước, anh còn làm nhân viên kiểm soát an toàn cho một công ty sản xuất lốp xe của Đài Loan. Do ảnh hưởng dịch bệnh anh Nguyên nằm trong nhóm bị công ty cắt giảm lao động.

Mất việc làm trong thời gian vợ mới sinh con, lại mùa dịch đi tìm việc làm mới khó khăn, anh Nguyên phải nhanh chóng quyết định chuyển sang làm bảo vệ để có tiền trang trải cuộc sống.

“Tôi làm bảo vệ một ca 12 giờ được 4,5 triệu/tháng. Số tiền này không đủ để trang trải cho cả gia đình nên phải xin làm luôn 24 giờ một ngày để có 9 triệu đồng/tháng. Thực sự là khó khăn, mọi chi tiêu đều phải cắt giảm, chỉ có tiền sữa của bé là giữ nguyên”- anh Nguyên chia sẻ.

Chị Thía đi làm bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: Đình Trọng
Chị Thía đi làm bảo hiểm thất nghiệp.
Khu trọ chị Thía cùng hàng trăm công nhân khác ở sát KCN Nam Tân Uyên. Ảnh: Đình Trọng
Khu trọ chị Thía ở cùng hàng trăm công nhân khác ở sát KCN Nam Tân Uyên.
Những tháng qua chị Thía phải tìm việc làm tạm và chi tiêu tằn tiện lại để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn. Ảnh: Đình Trọng
Những tháng qua chị Thía phải tìm việc làm tạm và chi tiêu tằn tiện lại để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn. 
Bữa cơm trưa vội vàng của anh Nguyên tại nhà trọ. Ảnh: Đình Trọng
Bữa cơm trưa vội vàng của anh Nguyên tại nhà trọ.
Chỉ ít tháng trước anh Nguyên còn làm nhân viên kiểm soát an toàn hàng hóa tại công ty sản xuất lốp xe. Ảnh: Đình Trọng
Chỉ ít tháng trước anh Nguyên còn làm nhân viên kiểm soát an toàn hàng hóa tại công ty sản xuất lốp xe. 
Tranh thủ chơi với con giữa để trở lại nơi làm việc. Ảnh: Đình Trọng
Anh Nguyên tranh thủ chơi với con trước khi trở lại nơi làm việc
Một ngày người thanh niên này phải làm việc 24h để có thể lo cho gia đình và quan trọng nhất là tiền sữa của con không bị cắt giảm. Ảnh: Đình Trọng
Anh Nguyên ở chốt bảo vệ
 
Một ngày người thanh niên này phải làm việc 24h để có thể lo cho gia đình và quan trọng nhất là tiền sữa của con không bị cắt giảm.
Nguyên cùng đồng nghiệp tại nơi làm việc mới. Ảnh: Đình Trọng
Nguyên cùng đồng nghiệp tại nơi làm việc mới.

TIN LIÊN QUAN