Mô tả công việc bác sĩ gia đình

Bác sĩ gia đình là nghề khá phổ biến và phát triển tại các quốc gia trên thế giới nhưng lại chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Vậy bác sĩ gia đình làm những công việc gì? Bản mô tả công việc bác sĩ gia đình ra sao? Yêu cầu đặt ra với vị trí này như thế nào và có thể tìm việc làm bác sĩ gia đình ở đâu?  Hãy cùng Kiến Nghiệp Group tìm hiểu nội dung này qua bài viết sau đây các bạn nhé.

mo-ta-cong-viec-bac-si-gia-dinh-kien-nghiep-group

1. Bác sĩ gia đình là gì?

Hiểu một cách đơn giản, bác sĩ gia đình (BSGĐ) hay y học gia đình (YHGĐ) là một dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cá nhân và gia đình. Thay vì phải lấy số, xếp hàng cả ngày trời để khám bệnh tại các cơ sở y tế, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với BSGĐ để được thăm khám, chẩn đoán bệnh ngay tại nhà.

BSGĐ sẽ chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho từng cá nhân trong gia đình. Các bác sĩ được đào tạo chuyên khoa y học gia đình để khám và chữa bệnh ngoại trú. BSGĐ giúp chúng ta phát hiện và điều trị từ những căn bệnh thông thường cho tới các bệnh lý phức tạp. Họ còn là cầu nối giữa bệnh nhân với các bác sĩ chuyên khoa hoặc bệnh viện khi bạn cần sự chăm sóc đặc biệt.

Cần lưu ý rằng, BSGĐ không phải là một vị bác sĩ chuyên khoa có thể trị khỏi bách bệnh. Nhiệm vụ chính của BSGĐ là tư vấn và theo dõi, đánh giá sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Với những ca bệnh khó, vượt quá khả năng hỗ trợ điều trị của BSGĐ sẽ được chuyển tới các phòng khám chuyên khoa phù hợp.

2. Mô tả công việc bác sĩ gia đình?

Tùy theo chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề mà mỗi bác sĩ sẽ có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Tuy nhiên về căn bản, những bác sĩ này đều có các nhiệm vụ sau:

  • Theo dõi liên tục sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
  • Chẩn đoán, xử trí các vấn đề sức khỏe thường gặp.
  • Thực hiện sàng lọc để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh nguy hiểm của các thành viên trong gia đình.
  • Tư vấn về sức khỏe và cách phòng ngừa bệnh.
  • Thực hiện công tác chuyên môn tại phòng khám và gia đình của bệnh nhân
  • Thăm khám và chẩn đoán cho bệnh nhân tại nhà
  • Tư vấn và định hướng điều trị, giới thiệu bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa phù hợp khi cần thiết
  • Dự báo về các nguy cơ và tham vấn về phương án tối ưu để nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân ở các gia đình
  • Cung cấp đến các gia đình kiến thức cần thiết để bảo vệ, nâng cao sức khỏe
  • Thường xuyên nâng cao chất lượng chuyên môn
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu

3. Yêu cầu công việc của vị trí bác sĩ gia đình

  • Tốt nghiệp từ bậc đại học trở lên, có văn bằng chuyên môn, là bác sĩ được đào tạo chuyên khoa gia đình hoặc là bậc thạc sĩ, tiến sĩ.
  • Bác sĩ gia đình cần phải có chứng chỉ hành nghề ở phạm vi chuyên môn mình hoạt động.- Có chứng chỉ chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý “Y học gia đình” thì mới có thể làm được vị trí này và các công tác chuyên môn về gia đình.
  • Có kinh nghiệm ở trong nghề trên 5 năm, kinh nghiệm ở vị trí tương đương là trên 3 năm.
  • Ưu tiên những ai có khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh tốt, có thể làm việc, giao tiếp được với người nước ngoài. Đối với những bác sĩ là người nước ngoài thì cũng cần có chứng chỉ phiên dịch tiếng Việt.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt để có thể truyền đạt được các vấn đề liên quan đến bệnh tình một cách rõ ràng, chính xác cũng như phối hợp được với các bộ phận khác trong quá trình làm việc.
  • Phải có tinh thần học hỏi, luôn nâng cao trình độ, chuyên môn, cập nhật các kiến thức, phương pháp mới và áp dụng hiệu quả vào công việc.
  • Cần có sức khỏe tốt, làm việc được trong nhiều giờ, tần suất công việc lớn, bất cứ khi nào bệnh nhân cần đều phải có mặt ngay để tiến hành điều trị kịp thời.
  • Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc và giải quyết các vấn đề nhanh chóng, chịu được áp lực lớn trong công việc.
  • Bác sĩ gia đình cần có lòng yêu thương con người, nhân hậu, vị tha, luôn sẵn sàng giúp đỡ, cứu chữa bệnh nhân khi cần thiết.

4. Mức lương và quyền lợi của vị trí bác sĩ gia đình

Không giống các vị trí khác trong bệnh viện hay phòng khám, mức lương dành cho bác sĩ gia đình được đánh giá là khá “khủng”. Bên cạnh mức lương cơ bản họ nhận được khi làm việc tại cơ sở bệnh viện, phòng khám chính dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng (kinh nghiệm trên 3 năm) thì họ còn nhận được khoản lương từ phía các bệnh nhân, gia đình khi trở thành bác sĩ riêng.

Mức lương dành cho bác sĩ riêng trong các gia đình hiện nay từ khoảng 30 – 40 triệu đồng/tháng hoặc cũng có thể cao hơn tùy thuộc vào trình độ mỗi người cũng như điều kiện của từng gia đình. Bác sĩ làm việc cho các bệnh viện sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi đó là tham gia bảo hiểm, hưởng các ngày nghỉ phép, trợ cấp, phụ cấp, hỗ trợ đi lại, thưởng các ngày lễ, Tết, tăng lương theo định kỳ,…

Tham gia vào các chương trình, các lớp đào tạo, huấn luyện về chuyên môn để nâng cao trình độ, năng lực và phát triển sự nghiệp. Có cơ hội được thăng tiến lên các vị trí cao hơn như là phó khoa, trưởng khoa,…Ngoài ra, bác sĩ làm việc riêng cho các gia đình cũng sẽ được hỗ trợ và có khá nhiều quyền lợi lớn tùy thuộc vào từng gia đình như là hỗ trợ đưa đón, hỗ trợ chỗ ở, phụ cấp cho những chuyến di chuyển xa,…

Hy vọng qua bài viết trên đây của Kiến Nghiệp Group đã phần nào giúp bạn đọc đã nắm rõ được bản mô tả công việc bác sĩ gia đình gồm những gì cùng các yêu cầu cần thiết đối với vị trí này. Chúc các bạn may mắn và theo đuổi thành công sự nghiệp nghề Y mà mình mong muốn nhé!

KIẾN NGHIỆP GROUP chúc bạn thành công !

TIN LIÊN QUAN