Nghĩa tình dân tộc lay động giới trẻ

Sau khi điều trị khỏi bệnh Covid-19, bệnh nhân Tiên Nguyễn, con gái của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn, có viết: “Mở rộng vòng tay đón con trở về trong lúc hoạn nạn là quê hương, là Tổ quốc Việt Nam”.
doan-ket-chong-covid-19-kien-nghiep-group
Câu nói đó được thốt lên trong lúc này của một người trẻ không bị coi là sáo rỗng, hô hào mà còn nói hộ nỗi lòng của rất nhiều người trẻ trong quá trình rời bỏ chốn trời Tây hào nhoáng về Việt Nam tránh dịch.
Mỗi năm, hàng chục nghìn học sinh Việt Nam tỏa ra hơn 50 quốc gia trên thế giới để du học. Đến năm 2016, Bộ GD&ĐT ước tính khoảng 130.000 công dân Việt Nam đang học tập tại nước ngoài. Hàng năm, các ông bố bà mẹ Việt chi đến hơn 3 tỷ USD cho con cái đi học ở xứ người. Trong tất cả những nguồn nhân lực được cho là chất lượng cao này, chỉ một số ít là thực sự mong muốn trở về.
Gần 20 năm qua, mỗi khi chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” xướng tên người thắng cuộc, người ta lại phàn nàn về chuyện “Việt Nam tìm kiếm nhân tài cho Australia”. Giải Nhất của chương trình danh giá này là suất học bổng toàn phần tại một trường đại học ở Australia. Trong số những người thắng cuộc, cho đến nay chỉ có 2 người quay về nước làm việc. Từ diễn đàn trên Quốc hội cho đến báo chí, người Việt than thở với nhau về “chảy máu chất xám”.
Nhưng một thực tế cho thấy, với một thế giới rất mở và kết nối như hiện tại, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận rằng không phải lúc nào người tài ở lại nước ngoài là thiệt thòi của quốc gia. Dòng chảy các công dân có trình độ và năng lực từ nước nghèo ra nước ngoài vẫn đem lại tác động tích cực đến tổng thể nguồn vốn nhân lực của chính quốc gia đang phát triển đó.
Hơn nữa, người Việt dù có sinh sống và làm việc ở nước ngoài cũng đã được nuôi dưỡng về tinh thần nguồn cội. Chính vì vậy, sự đùm bọc cộng đồng người Việt ở nước ngoài, hay những đóng góp của các Việt kiều đối với quê hương lại là những chiều hướng tích cực khi nhìn nhận về câu chuyện “chảy máu chất xám”.
Thời gian qua, dư luận dồn nhiều theo dõi về trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Covid-19 là Tiên Nguyễn – con doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn nổi tiếng ở Việt Nam. Thay vì mạo hiểm ở nước Anh chờ được chữa, gia đình đã thuê một chuyến chuyên cơ tốn kém để đưa cô về Việt Nam. Không ai trách móc việc chi tiền đón con của thuộc hạng gia đình giàu có bậc nhất nước ta, mà còn thêm cảm động trước nghĩa tình họ ủng hộ chống dịch.Ngay sau khi khỏi bệnh và ra viện, Tiên Nguyễn cũng đã bày tỏ: “Hôm nay Tiên đã hết bệnh và được xuất viện.
Sinh con ra, lo lắng và hy sinh cho con lúc bình yên cũng như sóng gió là cha mẹ. Mở rộng vòng tay đón con trở về trong lúc hoạn nạn là quê hương là Tổ quốc Việt Nam. Cứu con, chữa trị và chăm sóc con qua cơn bạo bệnh là các y, bác sĩ và điều dưỡng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Con xin tri ân và trân trọng cám ơn”. Chắc chắn đây không phải là lời cảm ơn sáo rỗng mà là tấm chân tình của một người trẻ được bao bọc, chở che vượt qua hoạn nạn. Sự việc này sẽ còn giúp cô nhớ lâu trong cuộc đời.
Anh Kenny Phương (sinh sống ở bang California – Mỹ) đã từng bày tỏ trên một diễn đàn của người Việt sinh sống ở nước ngoài: “Tôi là người đàn ông hơn 40 tuổi, đã có 25 năm du học và sinh sống ở Mỹ. Có thể nói, ở Mỹ khác xa Việt Nam, hào nhoáng, tấp nập, có một nền giáo dục quan tâm đến từng đối tượng người học. Chính vì vậy, mọi thứ đã trở nên hấp dẫn tôi ngay từ ngày đầu đến đây – một thanh niên mới lớn, thích giao du, khám phá cuộc sống tấp nập bên ngoài”.
benhnhantienguyen
Sống ở nước ngoài, nhưng không có nghĩa Kenny Phương không cập nhật các thông tin về Việt Nam. Trong suốt 40 năm, cũng không ít lần Kenny Phương trở về thăm quê hương, họ hàng, nhưng cũng chỉ là chuyến đi ghé nhanh rồi lại ra đi. Phải đến bây giờ, khi đã luống tuổi, Kenny Phương lại bày tỏ: “Khi bạn còn trẻ thích khám phá thì thấy Mỹ là lựa chọn số 1, đến tuổi như tôi đây, sắp già rồi, lại muốn quay về Việt Nam. Bởi vì, dù nước Mỹ có phát triển thế nào, chế độ phúc lợi xã hội có cao làm sao, cuộc sống có thoải mái, có sung sướng đến thế nào đi chăng nữa cũng thiếu một thứ – một cái gọi là gia đình, là quê hương, Tổ quốc”.
Trong lần trở về Việt Nam đến các khu cách ly của những du học sinh, người lao động ở nước ngoài ở thời kỳ dịch bệnh sẽ là những điều kiện vật chất không sung sướng, không đệm ấp chăn êm nhưng là nỗ lực của bao chiến sĩ, người dân nước Việt. Đó là việc cách anh bộ đội dầm dề nắng mưa lo cho từng người dân, là hàng trăm hàng nghìn vất vả ngày đêm để dập dịch. Hàng nghìn bạn trẻ sống 14 ngày trong các khu cách ly đều nghẹn ngào xúc động về tấm chân tình của người Việt theo đúng nghĩa 2 tiếng đồng bào.

TIN LIÊN QUAN

Tin mới

Media