Để theo được nghề này, bạn phải hiểu rõ công việc của phiên dịch viên là làm gì, phiên dịch viên cần bằng cấp gì, làm sao để vượt qua vòng tuyển dụng phiên dịch… để từ đó xác định được đúng hướng đi của mình.
Trước khi trả lời câu hỏi phiên dịch viên cần bằng cấp gì?, ta phải biết rõ phiên dịch viên là gì.
Phiên dịch viên chính là cầu nối giúp giao tiếp thuận lợi giữa những người không cùng sử dụng một ngôn ngữ bằng việc dịch nghĩa hoặc chuyển ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Có thể nói nghề phiên dịch đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao bởi không chỉ dịch chính xác mà trong thời gian ngắn, phiên dịch viên còn phải khéo léo và thông minh thể hiện được sắc thái của các bên giao tiếp.
Phiên dịch viên dịch ca-bin sẽ ngồi trong phòng cách âm và dịch qua micro. Hình thức này thường được sử dụng trong các hội nghị hoặc hội thảo quốc tế. Còn hình thức dịch đuổi là dịch sau khi người nói kết thúc một đoạn nói ngắn hoặc 1 câu nói.
Hiện tại, một phiên dịch viên có mức lương dao động từ 10 triệu đến 15 triệu/tháng. Bên cạnh đó, nếu nhận phiên dịch cho các buổi hội nghị, thương thảo cấp cao thì phiên dịch viên sẽ được trả thù lao theo giờ, khoảng vài trăm đô/buổi.
Làm phiên dịch viên cần bằng cấp gì?
Để trở thành một phiên dịch viên, bạn phải có bằng cấp của các ngành học liên quan đến ngôn ngữ và cách nhanh nhất để có được chúng là thi vào các ngành biên phiên dịch của các trường đại học. Trong quá trình học tập, bạn sẽ được trang bị kiến thức và các kỹ năng cần thiết để trở thành một phiên dịch viên. Bằng cử nhân không phải là một yêu cầu bắt buộc nhưng hầu hết các nhà tuyển dụng đều thích và có xu hướng chọn những ứng viên có bằng cấp.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đăng kí học biên phiên dịch tại các trung tâm bên ngoài và nhận chứng chỉ. Nếu bạn chưa biết phiên dịch viên cần bằng cấp gì để có thể hành nghề, các trung tâm cũng có thể tư vấn giúp bạn để chọn ra phương án phù hợp nhất với bạn.
Có thể nói bên cạnh kinh nghiệm thì các bằng cấp học thuật cũng là tiêu chí để đánh giá bạn có phải là một phiên dịch viên giỏi hay không. Chính vì vậy mà ngoài các bằng cấp đại học chính quy, bạn cũng có thể đăng ký và tham gia các kì thi đánh giá năng lực ngoại ngữ khác như chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEIC, tiếng Nhật JLPT, tiếng Hàn TOPIK, tiếng Trung HSK,…
Một số trường đại học có chuyên ngành đào tạo về biên phiên dịch như Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội và TP.HCM, Đại học Sài Gòn, Đại học Nông Lâm TP.HCM… Các trường đại học đào tạo ngành ngôn ngữ tiếng Hàn, Nhật, Trung, Pháp, Nga… là Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Mở,…
Các yêu cầu để trở thành một phiên dịch viên
Biết ít nhất 2 loại ngôn ngữ
Là một phiên dịch viên, bạn phải biết ít nhất 2 loại ngôn ngữ để có thể làm việc được. Với vai trò là người phiên dịch, bạn phải sử dụng được ngôn ngữ một cách mạch lạc và nghiêm chỉnh, câu cú phải rõ ràng, đúng ngữ pháp.
Có sự hiểu biết về văn hóa
Không chỉ có giỏi ngoại ngữ với vốn từ vựng phong phú, người phiên dịch còn phải có sự hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán cũng như những phương ngữ được người dân địa phương sử dụng để có thể áp dụng vào tình huống dịch thực tế và diễn đạt chúng theo cách tự nhiên hơn.
Thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ
Chính bản thân người phiên dịch phải thành thạo tiếng mẹ đẻ như dùng đúng thành ngữ, biết cách dùng cấu trúc và từ ngữ,… để có thể diễn đạt văn phong cũng như ngôn ngữ khác một cách tốt nhất. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để người phiên dịch có thể dùng từ chuẩn, mạnh lạc và logic khi phiên dịch.
Khả năng phản xạ tốt
Để trở thành một người phiên dịch giỏi, bạn phải có phản ứng nhanh nhạy cùng khả năng phán đoán linh hoạt, trí nhớ tốt để có thể xử lý những tình huống ngoài mong đợi. Điều này cần phải được rèn luyện thường xuyên bởi nghe một đoạn nói rồi phiên dịch theo ngay lập tức là điều vô cùng khó.
Khả năng tra cứu
Đối với người phiên dịch, kỹ năng tra cứu là điều vô cùng cần thiết để có thể giúp họ hoàn thiện bản dịch một cách tốt hơn. Lĩnh vực mà người phiên dịch hoạt động rất đa dạng như giải trí, nghiên cứu khoa học, thương mại,… có nhiều từ ngữ chuyên ngành người phiên dịch không thể hiểu cũng như nắm rõ nghĩa. Chính vì vậy mà phiên dịch viên cần phải tìm đến sự trợ giúp từ các công cụ dịch, từ điển để tra cứu nghĩa của từ, câu.
Chu đáo, có trách nhiệm với nghề nghiệp
Người phiên dịch phải đặt bản thân mình vào vị trí của người truyền đạt để có thể phiên dịch một cách chính xác nhất, có trách nhiệm đến cùng với những nội dung mà mình phiên dịch. Phải luôn kiểm tra kỹ lưỡng từng chi tiết nhỏ nhất trước và sau buổi phiên dịch.
Biết công nghệ, tin học văn phòng
Để có một sản phẩm dịch thuật chất lượng, sau khi phiên dịch xong phiên dịch viên cũng cần phải trình bày lại nội dung phiên dịch nếu đối tác yêu cầu. Để làm được điều đó, phiên dịch viên cần phải có sự hiểu biết về công nghệ cũng như tin học văn phòng để có thể căn chỉnh hình thức văn bản, trau chuốt lại nội dung cũng như ngôn từ. Điều này sẽ được khách hàng đối tác đánh giá được sự chuyên nghiệp của bạn.
Những điều phiên dịch viên cần tránh
Có thể nói phiên dịch viên đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định thành bại của cuộc hội thảo, gặp gỡ với đối tác bởi họ chính là những người truyền cảm hứng. Thế nhưng bên cạnh đó, phiên dịch viên cũng không ít lần rơi vào những tình huống khó đỡ, làm ảnh hưởng đến đối tác 2 bên. Dưới đây là một số lưu ý mà phiên dịch viên cần tránh mắc phải:
Phiên dịch viên mất giọng, nói khó nghe. Bạn không nên dùng tiếng địa phương khi phiên dịch, điều này sẽ gây khó khăn cho người nghe. Bên cạnh đó, việc bạn sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với hoàn cảnh cũng là một điều cần tránh.
Tác phong, thái độ làm việc không phù hợp. Bạn cần phải khắc phục ngay điều này nếu không muốn thất nghiệp dài hạn bởi chẳng có ai muốn làm việc với một người không có sự chuyên nghiệp, tác phong lôi thôi.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc phiên dịch viên là gì, phiên dịch viên cần bằng cấp gì,… Mong rằng những điều này sẽ giúp bạn chọn được công việc phù hợp và xác định được con đường tương lai mà mình muốn theo đuổi.