Không chỉ người làm cha mẹ, mà người làm con cũng phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này.
Trong tác phẩm “Thi Kinh” có viết: “Cha sinh ra ta, mẹ nâng đỡ ta, vỗ về ta, nuôi ta khôn lớn, dạy bảo ta nên người, chăm lo cho ta, bảo vệ cho ta, công ơn trời biển của cha mẹ, phận làm con làm sao báo đáp hết?”
Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Ân tình của cha mẹ giành cho con cái cao hơn núi, sâu hơn biển cả, những việc con cái có thể làm để báo hiếu cha mẹ chỉ như giọt nước giữa biển khơi.
Nuôi nấng con cái trở thành người có lòng biết ơn, đó chính là phúc báo lớn nhất của mỗi một gia đình.
1. Một đứa trẻ không có lòng biết ơn, dù tài giỏi thế nào đi chăng nữa cũng chẳng ích gì
Hạnh phúc lớn nhất của một gia đình không phải là nuôi dạy con cái trở thành người vượt trội, xuất chúng mà là nuôi dạy chúng trở thành người có lòng biết ơn.
Chu Hi (một nhà nho nổi tiếng người Trung Quốc) có viết: “Người yêu thương quá mức thường không sáng suốt, người tham lam thường không biết thỏa mãn.”
Biết bao nhiêu gia đình đều là cha mẹ nhọc nhằn lo toan gánh vác cuộc sống, xây dựng cho con một mái ấm bình yên mưa không đến mặt, nắng không đến đầu.
Nhưng con cái lại chỉ quen với việc được nhận, có được mọi thứ một cách quá dễ dàng, vì vậy càng không hiểu thế nào là trân trọng.
Bất hạnh lớn nhất của người làm cha làm mẹ là dành mọi thứ tốt đẹp cho con nhưng lại không thể nuôi dạy nên một đứa trẻ có lòng biết ơn.
Những đứa trẻ đó chỉ biết đến niềm vui của bản thân, tiêu xài hoang phí tiền mồ hôi nước mắt của cha mẹ mà không cần biết họ đã vất vả như thế nào, không bao giờ dùng một đồng cắc để vì người thân.
Lâm Tắc Từ từng nói: “Tâm không tốt, phong thủy vô ích, bất hiếu với cha mẹ, thờ thần vô ích.”
Một đứa trẻ nếu như không hiểu thế nào là biết ơn, cho dù mọi phương diện khác đều vượt trội đi chăng nữa thì đối với gia đình và xã hội, đứa trẻ đó cũng chẳng mang lại ích lợi gì.
Nuôi nấng được một đứa trẻ có lòng biết ơn còn hơn nuôi được ngàn vạn con “sói mắt trắng” (ý chỉ những đứa trẻ vô ơn).
Nuôi dạy con biết tri ân không phải là mong chờ con báo hiếu, mà là để con biết được rằng, cuộc sống hạnh phúc mà con đang hưởng thụ là nhờ người khác vất vả xây dựng nên.
Một người luôn tràn đầy lòng biết ơn sẽ luôn cảm thấy người thân trong gia đình rất cần mình, từ đó sẽ sinh ra cảm giác hạnh phúc mãnh liệt. Ngược lại nếu như luôn cảm thấy người khác đang nợ mình, cuộc sống sẽ chỉ toàn là sự oán giận và trách móc.
Người làm cha mẹ nếu như có tầm nhìn xa trông rộng thì phải biết nuôi dạy con cái trở thành người có lòng biết ơn.
Giống như câu nói của nhà văn Tất Thúc Mẫn: “Phàm là người làm cha làm mẹ trên đời này, nếu như yêu thương con cái thì trong khả năng có thể của con, phải để chúng bắt đầu học cách yêu thương chính bạn và những người xung quanh. Đây không phải là sự ích kỷ của người lớn mà là nghĩ sâu xa cho cả cuộc đời của các con.”
2. Tình thân không cần phải báo đáp nhưng cần được biết ơn
Tình thân không phải là sự yêu thương che chở từ một phía mà nên có sự biết ơn, báo đáp bằng cả trái tim. Một đứa trẻ có lòng biết ơn luôn mang đến cho cha mẹ sự động viên và cảm giác ấm áp.
Lão Thoại nói: Con gái chính là chiếc chăn bông nhỏ ấm áp nhất của cha mẹ.
Tiền Ái là con gái của Tiền Chung Thư (một nhà văn nổi tiếng người Trung Quốc), từ nhỏ cô đã biết quan tâm chăm sóc cho người khác.
Trong tác phẩm “Ba chúng tôi” nằm trong tập văn xuôi của mình, Dương Phong viết: “Tiểu Ái lớn rất nhanh lại biết chăm sóc cho tôi như một người chị gái; bầu bạn với tôi như một người em gái và quản thúc tôi như một người mẹ vậy.”
Cho dù có bận như thế nào đi nữa, Tiền Ái cũng sẽ nhanh chóng về nhà sớm, may áo ngủ cho mẹ vì biết giấc ngủ của mẹ không được sâu, tận tình bóc từng vỏ kẹo cho cha vì biết cha thích ăn kẹo.
Mỗi lần Tiền Chung Thư đi công tác bên ngoài đều chưa từng một lần dặn dò vợ phải chăm sóc tốt cho cô con gái mà ông chỉ dặn dò con gái chăm sóc thật tốt cho mẹ, Tiền Ái mỗi lần như vậy đều đồng ý một cách đầy trách nhiệm.
Mỗi lần cha cô xin nghỉ làm vì ốm mệt, Tiền Ái luôn đến bên và an ủi cha: “Nhấc nhẹ cái tai, xoa bóp cánh tay, cha của chúng con không dễ gì gục ngã.”
Chính vì được dạy dỗ trong môi trường lành mạnh của gia đình, Tiền Ái càng thấu hiểu sự biết ơn so với những người đồng trang lứa.
Một đứa trẻ có lòng biết ơn sẽ quan tâm người khác một cách đầy chân thành xuất phát từ tận đáy lòng và có thể làm bất cứ những việc trong khả năng của mình vì gia đình.
Năm mười tuổi, Tiền Ái trong một lần về thăm chỗ ở cũ của Tiền Gia, lúc đó trẻ con nhà họ Tiền đều quây quần trong sân chơi đùa, duy chỉ có Tiền Ái là yên tĩnh đứng bên cạnh nhìn ông nội đọc sách. Cô bé đứng dựa vào cuối giường của ông đọc sách, thỉnh thoảng chỉnh sửa chăn cho ông nằm ngủ.
Cuối năm 1997, Tiền Ái đã làm một bài thơ chúc tết cho mẹ, trong đó viết:
Bò con không ăn cỏ, muốn báo đáp mẹ cha.
Muốn hái hoa vong sầu, dâng người tạ ơn sinh.
Lúc đó Tiền Ái bị bệnh nặng không ăn uống được gì, bài thơ này làm xong không được bao lâu thì cô qua đời.
Điều sau cùng cô lưu lại nhân gian cũng là tình yêu thương và lòng biết ơn vô bờ dành cho cha mẹ.