Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?

Hiện nay nhiều bạn sinh viên muốn độc lập hơn, muốn kiếm thêm thu nhập sinh hoạt và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm khi còn đi học. Tuy nhiên, các bạn vẫn còn phân vân và thắc mắc liệu “Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?”. Hãy cùng Kiến Nghiệp Group tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây các bạn nhé.

1. Sinh viên có nên đi làm thêm hay không ?

Câu trả lời là có vì vấn đề tài chính luôn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc đi làm thêm của hầu hết các sinh viên đang đi học trên giảng đường. Nhiều bạn sinh viên có hoàn cảnh gia đình khá khó khăn, để duy trì việc học với mức học phí luôn tăng lên mỗi năm, các bạn buộc phải tìm thêm việc làm ngoài giờ để trang trải phụ giúp gia đình.

Mặc khác, một số bạn kinh tế gia đình ổn định vững vàng vẫn lựa chọn cho mình một công việc làm thêm. Vì sao vậy? Có thể các bạn muốn được tự chủ tài chính hơn, có thêm nguồn thu nhập của riêng mình và học cách tự lập kiếm tiền từ khi còn trẻ chẳng hạn. Dù bạn có hoàn cảnh như thế nào, nguyên nhân chung vẫn là có thêm nguồn thu nhập khác khi tận dụng thời gian trống không đi học của mình. Vậy thì sinh viên có nên đi làm thêm không? Câu trả lời dĩ nhiên là nằm ở bạn rồi!

2. Lợi ích của việc đi làm thêm

  • Đi làm thêm giúp sinh viên mở rộng các mối quan hệ: khi đi làm thêm bạn sẽ có cơ hội mở rộng các mối quan hệ. Bạn quen càng nhiều người liên quan đến công việc làm thêm của bạn thì bạn sẽ càng có nhiều cơ hội để có một công việc tốt trong tương lai.
  • Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian: khi đi làm thêm bạn sẽ phải tự biết sắp xếp và quản lý thời gian của bản thân một cách hiệu quả sao cho có thể hoàn thành việc học tập ở trường cũng như việc làm thêm. Bạn sẽ trở nên bận hơn nhưng qua đó bạn sẽ học được cách trân trọng thời gian.
  • Rèn luyện sự năng động cho bản thân: vừa đi học vừa đi làm sẽ khiến bạn phải tự rèn luyện cho mình sự năng động cần thiết để có thể cùng một lúc làm nhiều việc sao cho vẫn đảm bảo được kết quả tốt.
  • Học cách nhận biết giá trị của đồng tiền: khi đã đi làm bạn sẽ thực sự hiểu được giá trị của đồng tiền mà bố mẹ mình phải vất vả mới kiếm ra được. Khi phải đối mặt với những khó khăn áp lực từ ông chủ và lỡ làm sai sẽ bị trừ lương bạn mới thấy quý trọng những đồng tiền mà mình làm ra.
  • Học hỏi được nhiều kinh nghiệm: khi làm thêm bạn sẽ có sự va vấp với thực tế và được trải nghiệm muôn mặt của cuộc sống. Đó là vốn quý mà việc làm thêm mang đến cho bạn.
  • Phát hiện ra những khả năng tiềm ẩn của bản thân: môi trường làm thêm sẽ giúp cho bạn khám phá được những khả năng tiềm ẩn cũng như nhận thức được chính mình để tự có biện pháp điều chỉnh bản thân.
  • Làm đẹp hơn CV của bạn: khi viết kinh nghiệm đi làm thêm vào CV chắc chắn bạn sẽ nhận được sự chú ý hơn từ nhà tuyển dụng nhất là khi phải cạnh tranh với nhiều ứng viên khác

3. Những khó khăn khi sinh viên đi làm thêm

Không phân bổ tốt thời gian học và làm

Quản lý thời gian là công việc khiến nhiều người cảm thấy lo lắng vì nó thật sự rất khó khăn khi quyết định phân chia việc làm, học và giải trí như thế nào là hợp lý nhưng vẫn đạt kết quả tốt ở mọi mặt. Mặc dù đã cố gắng, thế nhưng có một sự thật đáng buồn là tỷ lệ sinh viên dành nhiều thời gian cho việc làm thêm hơn là việc học chiếm con số khác đông. Điều này khiến kết quả học tập tụt dốc. Thậm chí nhiều bạn còn bỏ bê cả việc học và bị quyến rũ bởi đồng tiền mà mình kiếm được.

Cơ thể thường bị căng thẳng, mệt mỏi

Ngoài những giờ học tập mệt mỏi, sinh viên còn phải tăng cường sức lao động của mình để đối mặt với những công việc bán thời gian. Trong thời gian đầu, vì hứng thú với công việc nên sinh viên cảm thấy đây vấn đề này rất nhẹ nhàng.

Thế nhưng, khi vào các kỳ thi hoặc tăng ca, sinh viên sẽ đối mặt với những giờ ngủ gật trên giảng đường, những lúc cần ôn bài thi nhưng không thể chuyển ca làm việc cho đồng nghiệp… Nếu làm việc kéo dài liên tục trong nhiều ngày, tinh thần học tập sẽ không còn nữa, sinh viên sẽ cảm thấy mỏi mệt, chán chường và kết quả học tập không tốt.

Không tập trung vào học tập

Nếu không thể cân bằng được thời gian học và đi làm, sinh viên rất dễ xao nhãng chuyện học, tinh thần và tâm trí lúc nào cũng hướng đến công việc, không tập trung trong các giờ học. Nhiều sinh viên viện lý do đi làm nên rất thờ ở trong các công tác, bài tập với đội nhóm. Từ đó kết quả học tập sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Bị lừa gạt, bóc lột sức lao động

Vì nhu cầu làm thêm của sinh viên tại các thành phố phát triển ngày càng cao, nên các trò lừa đảo tinh vi qua từng ngày. Dựa vào mong muốn kiếm tiền của sinh viên, nhiều trung tâm việc làm lừa đảo đã thu hút nhân lực bởi các lời quảng cáo có cánh, những công việc kiếm tiền như mơ… để rồi sau đó quỵt lương, bóc lột sức lao động, không trả công xứng đáng, …

Sức khỏe không được đảm bảo

Có rất nhiều công việc cần sức, thức khuya, khi phải làm nhiều việc cùng một lúc (vừa học vừa làm), sinh viên sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Từ đó, cơ thể sẽ luôn ở trạng thái mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài, kết quả của học và làm việc sẽ ngày càng tụt dốc.

Trên đây là những chia sẻ của Kiến Nghiệp Group về vấn đề đi làm thêm của sinh viên hiện nay. Đây là một vấn đề với nhiều luồng suy nghĩ khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích, định hướng của từng người mà nó mang nghĩa tốt hay xấu. Tuy nhiên, chung quy lại, đi làm thêm là thời gian mang lại ý nghĩa rất lớn khi có thể cho chúng ta các giá trị mà đời thường không thể có được. Vậy nên, đừng bắt bản thân từ bỏ cơ hội này, thay vào đó hãy cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý để vừa có kết quả tốt trong việc học, vừa mang lại thành công trong cuộc sống.

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

TIN LIÊN QUAN