Supply Chain là gì?

Supply Chain là một lĩnh vực quan trọng trong kinh tế, ảnh hưởng đến hiệu quả, chi phí và chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Đó là chuỗi cung ứng, bao gồm các hoạt động liên quan đến việc sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa từ nguồn nguyên liệu đến khách hàng cuối cùng. Hãy cùng Kiến Nghiệp Group tìm hiểu nội dung này qua bài viết sau đây các bạn nhé.

supply-chain-la-gi-kien-nghiep-group

1. Supply Chain là gì?

Supply Chain là một chuỗi các hoạt động liên quan đến việc sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng. Supply Chain bao gồm các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Mục tiêu của Supply Chain là tối ưu hóa quá trình cung ứng hàng hóa và dịch vụ đến khách hàng với chi phí thấp nhất và chất lượng cao nhất.

Một Supply Chain hiệu quả là yếu tố quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu/ mong muốn của khách hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng.

2. Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng biến nguyên liệu thô và các thành phần thành sản phẩm hoàn chỉnh được giao cho khách hàng. Nó được tạo thành từ một mạng lưới phức tạp gồm các tổ chức và hoạt động, chẳng hạn như nhà cung cấp nguyên liệu thô, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng.

Quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp giữa các mạng này bao gồm mua sắm, quản lý và lưu trữ nguyên liệu thô và sản xuất, cũng như di chuyển, giao hàng và lưu trữ hàng hóa thành phẩm và các dịch vụ sau thị trường để tạo ra hiệu quả tối đa, chi phí thấp hơn và giá trị ròng.

Nói một cách dễ hiểu, thì quản lý chuỗi cung ứng tức là quản lý cung cầu của doanh nghiệp. Từ hoạch định, sản xuất, tìm nguồn nguyên liệu, đến sản xuất, đến tìm đối tác, đến điều phối ra thị trường. Chuỗi cung ứng luôn vận hành trong doanh nghiệp. Nó quyết định đến yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm.

Ở đầu vào, Supply Chain sẽ đảm bảo các vấn đề mà doanh nghiệp đang cần để sản xuất sản phẩm. Ở đầu ra, Supply Chain đảm bảo sẽ mang các sản phẩm đến người dùng và thu loại nhuận về cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Supply Chain còn liên quan đến công tác Logistics. Nó đảm bảo công tác hậu cần được hoàn thiện theo cách tốt nhất và tối ưu chi phí nhất.

3. Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng Supply chain là gì?

Tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp

  • Giảm chi phí vận hành: Các nhà quản lý chuỗi cung ứng luôn tập trung vào việc giảm thiểu chi phí ở mỗi bước trong chuỗi cung ứng. Giảm chi phí trong chuỗi cung ứng sẽ tối đa hóa lợi nhuận của công ty.
  • Cải thiện dịch vụ khách hàng: quản lý chuỗi cung ứng tốt có thể cải thiện dịch vụ khách hàng bằng cách đảm bảo rằng các vật liệu phù hợp được giao cho khách hàng vào đúng thời điểm. Một khách hàng hài lòng đã trở thành người hâm mộ lớn nhất của thương hiệu.
  • Quản lý hàng tồn kho tốt hơn: Dự báo hàng tồn kho là rất quan trọng vì nó đảm bảo có đủ sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dự báo hàng tồn kho kém có thể ít ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn hơn, nhưng nó sẽ làm giảm danh tiếng, lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng.
  • Cải thiện khả năng quản lý tài chính: Quản lý chuỗi cung ứng có thể cải thiện khả năng sinh lời của bạn bằng cách giảm chi phí tồn kho, chi phí hoạt động…

Tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng đối với khách hàng

  • Cùng với doanh nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng cũng mang đến lợi ích cho khách hàng.
  • Giá thấp hơn: quản lý chuỗi cung ứng tốt mang lại một số lợi ích cho doanh nghiệp, dẫn đến giảm đáng kể giá thành sản phẩm, chi phí mua hàng và chi phí cung ứng.
  • Ít chậm trễ hơn: Ngày nay, một trong những nhu cầu quan trọng nhất của khách hàng là giao hàng trong ngày. Nhiều kho hàng thương mại điện tử và vận chuyển tốt có thể giúp giải quyết các vấn đề về giao hàng.
  • Trải nghiệm khách hàng tốt hơn: Bất cứ khi nào sản phẩm bị chậm trễ hoặc hư hỏng, điều đầu tiên đập vào mắt khách hàng là liên hệ với đội ngũ chăm sóc khách hàng. Vì vậy, dịch vụ khách hàng tốt sẽ làm hài lòng khách hàng và tăng giá trị thương hiệu.
  • Cải thiện khả năng hiển thị kho hàng và hàng tồn kho: Ngày nay, khách hàng muốn theo dõi các đơn đặt hàng của họ từ khi gửi đến khi đến trước cửa nhà họ. Do đó, việc cải thiện hàng tồn kho và khả năng hiển thị kho hàng sẽ không chỉ tạo dựng niềm tin cho doanh nghiệp của bạn mà còn tăng cơ hội giữ chân khách hàng.

supply-chain-la-gi-kien-nghiep-group

4. Sự khác biệt giữa Logistics và Supply Chain là gì?

Logistics là một tập hợp con của các quy trình thuộc quản lý chuỗi cung ứng lập kế hoạch, thực hiện, báo cáo và điều phối sự di chuyển của hàng hóa trong mạng lưới các bên liên quan của doanh nghiệp. Mục tiêu của logistics là đưa sản phẩm từ điểm A đến điểm B với chi phí thấp nhất với dịch vụ tốt nhất .Sự khác biệt này được thể hiện rõ qua những yếu tố sau:

Quy mô

  • Logistics là ngành nghề quan trọng và chỉ xảy ra trong công ty có quy mô nhỏ.
  • Ngược lại, Supply Chain có quy mô to hơn, chịu trách nhiệm cho các hoạt động như tiếp thị, phát triển sản phẩm cung cấp đến thị trường bao gồm các hoạt động: tiếp thị, phát triển sản phẩm mới, dịch vụ khách hàng….
  • Tóm lại: Logistics là một phần nhỏ của Supply Chain

Mục tiêu

  • Logistics: Giảm chi phí và tăng chất lượng dịch vụ
  • Supply Chain: giảm chi phí toàn thể hoạt động và tăng cường hiệu quả Logistics

Tầm ảnh hưởng

  • Logistics: 1 công ty với tầm ảnh hưởng ngắn và trung hạn
  • Supply Chain: hoạt động nhiều công ty với tầm ảnh hưởng dài hạn

Về công việc

  • Logistics quản trị các hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng..
  • Supply Chain bao gồm tất cả các hoạt động của Logistics và quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp của các đối tác, khách hàng…

5. Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Supply Chain là gì?

Một mô hình chuỗi cung ứng điển hình sẽ đi theo trình tự sau: Lập kế hoạch sản xuất Tiến hành sản xuất, Tìm nhà cung cấp và phân phối. Cũng từ mô hình vận hành này, chúng ta có thể thấy được các cơ hội việc làm với ngành Supply Chain là gì. Các công việc của ngành này có thể được phân thành 3 nhóm:

Nhóm công việc Supply Chain liên quan đến lập kế hoạch

  • Kế hoạch hàng hóa;
  • Kế hoạch sản xuất;
  • Kế hoạch nguồn nhân lực;
  • Kế hoạch Logistics…
  • Những người lập kế hoạch đa số là Giám đốc sản xuất, Trưởng phòng sản xuất, Trưởng phòng hậu cần, Trưởng phòng logistics…

Nhóm công việc Supply Chain liên quan hoạt động sản xuất

  • Giám sát sản xuất,
  • Giám sát chất lượng sản phẩm;
  • Trưởng phòng chất lượng, Trưởng phòng mua hàng;
  • Nhân viên tìm kiếm nguồn hàng;
  • Nhân viên thu mua;
  • Nhân viên quản lý tồn kho…

Nhóm công việc Supply Chain liên quan đến luân chuyển

  • Nhân viên đóng gói;
  • Nhân viên chứng từ;
  • Nhân viên sale;
  • Nhân viên kế toán;
  • Nhân viên tư vấn;
  • Nhân viên lái xe chở hàng;
  • Nhân viên phân chia đơn hàng…

supply-chain-la-gi-kien-nghiep-group

6. Thu nhập của ngành Supply Chain bao nhiêu?

Có thể thấy, công việc supply chain rất đa dạng. Bạn có thể ứng tuyển các vị trí phù hợp với trình độ, kỹ năng của mình. Do đó, tùy tính chất công việc, tùy vị trí, mức lương và đãi ngộ cũng tương xứng.

Hiện nay, khảo sát chung, nếu làm việc trong ngành Supply Chain, mức lương tối thiểu cũng sẽ khoảng 10 triệu đồng/tháng. Càng xuất sắc, cơ hội thăng tiến của bạn sẽ càng cao. Nếu là Giám đốc sản xuất hoặc Trưởng phòng, hoặc các chuyên gia lập kế hoạch, thì thu nhập nghìn đô mỗi tháng không phải là điều xa tầm với. Chúng ta đã tìm hiểu Supply Chain là gì và cũng đã biết được những cơ hội việc làm rộng mở của ngành này.

Có thể nói, dù khái niệm mới, nhưng những gì diễn ra trong Supply Chain là không hề xa lạ.Bạn đang có nhu cầu tìm việc ngành Supply Chain, hãy truy cập ngay Kjob.vn, có hàng nghìn công việc hấp dẫn, thu nhập ổn định, doanh nghiệp uy tín đang chờ đợi bạn.

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

TIN LIÊN QUAN