Thông dịch viên là gì?

Thông dịch viên là một tên gọi khác của nghề phiên dịch viên (Interpreter). Đây là vị trí sẽ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi ngôn ngữ từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ cần dịch. Họ sẽ đóng vai trò là người truyền đạt thông tin trong các cuộc hội thoại một cách trực tiếp. Đảm bảo cho các thành viên trong cuộc hội thoại đó có thể nắm bắt được thông tin cần biết. Hãy cùng Kiến Nghiệp Group tìm hiểu về vị trí này qua bài viết sau đây các bạn nhé.

thong-dich-vien-la-gi-kien-nghiep-group

1. Thông dịch viên là gì?

Thông dịch viên có trách nhiệm chuyển các thông điệp từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách chính xác nhất và khách quan nhất. Không giống như dịch thuật làm việc thông qua giao tiếp bằng văn bản, thông dịch viên làm việc thông qua giao tiếp bằng lời nói. Một số trách nhiệm chính của họ bao gồm:

  • Chuyển đổi thông điệp từ ngôn ngữ gốc thành các thông điệp tương đương trong ngôn ngữ đích;
  • Chuyển tải phong cách và giọng điệu của ngôn ngữ gốc;
  • Diễn tả thông điệp đã nói một cách chính xác, nhanh chóng và rõ ràng;
  • Áp dụng kiến thức văn hóa để diễn giải các thông điệp gốc chính xác và có ý nghĩa.

2. Các kiểu kiểu thông dịch phổ biến hiện nay 

  • Thông dịch song song: là hình thức chuyển tải thông điệp cùng lúc khi ai đó đang nói. Người thông dịch đồng thời phải nắm rõ chủ đề và duy trì sự tập trung cao độ để truyền tải thông điệp một cách chính xác và trọn vẹn. Do liên quan đến sự mệt mỏi về tinh thần, các thông dịch viên song song thường làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ nếu họ phải thông dịch trong thời gian dài, chẳng hạn như trong bối cảnh hội nghị.
  • Thông dịch nối tiếp: là hình thức người dịch sẽ chuyển tải thông điệp sang ngôn ngữ đích sau khi người phát biểu nói xong một đoạn ngôn ngữ gốc và cứ thế tiếp tục từ đoạn này sang đoạn khác.
  • Thông dịch nhìn văn bản: là hình thức chuyển tải một tài liệu từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích bằng lời nói để mọi người có thể hiểu ngay lập tức, nhưng không nhằm mục đích tạo ra một tài liệu dịch bằng văn bản.

3. Những yếu tố cần thiết để trở thành thông dịch viên là gì?

Kỹ năng ngôn ngữ

Đầu tiên và quan trọng nhất, thông dịch viên cần phải nắm được toàn bộ ngôn ngữ mà họ phiên dịch. Khi thông dịch viên đang làm việc tại hiện trường, họ có thể không có thời gian để tham khảo từ điển bách khoa toàn thư hoặc từ điển. Họ cần phải có vốn từ vựng phong phú và kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói. Kiến thức ngữ pháp vượt trội và khả năng diễn giải thành ngữ, sắc thái và ẩn dụ trong hội thoại là điều cần thiết để giao tiếp hiệu quả.

Kiến thức chuyên ngành

Hầu hết các thông dịch viên đều làm việc trong một ngành hoặc lĩnh vực cụ thể như chăm sóc sức khỏe, pháp lý, kinh doanh… Điều này có nghĩa là họ cần phải có kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định để trở thành những người giao tiếp thành công. Mặc dù một người biết nhiều ngoại ngữ nhưng họ sẽ không thể thành công khi làm thông dịch viên tại bệnh viện nếu họ không có sự hiểu biết về từ vựng và biệt ngữ y tế.

thong-dich-vien-la-gi-kien-nghiep-group

Chứng chỉ/ Giấy chứng nhận

Sở hữu chứng chỉ từ một tổ chức phiên dịch có uy tín cho thấy rằng thông dịch viên đã có thời gian trải nghiệm và có đủ điều kiện để thực hiện tốt công việc. Những người đã qua đào tạo chuyên môn sẽ không chỉ nắm bắt tốt hơn các yêu cầu về ngôn ngữ mà còn cả các quy tắc đạo đức. Đồng thời, một người đã nhận được chứng chỉ ít có khả năng mắc sai lầm trong công việc. Một sai sót nhỏ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả thông dịch viên và tổ chức mà họ làm việc.

Khả năng tập trung và trí nhớ tuyệt vời

Thông dịch viên là người trung gian giữa hai người trở lên không nói cùng một ngôn ngữ và tất cả đều diễn ra trong thời gian thực, không giống như những người dịch thuật làm việc với các tài liệu bằng văn bản. Vì lý do đó, để hoàn thành công việc với kết quả tốt, họ cần sự tập trung cao độ và trí nhớ ngắn hạn và trung hạn tuyệt vời.

Kiến thức về văn hóa

Người thông dịch cũng phải nhận thức được văn hóa của ngôn ngữ mà họ đang thông dịch. Nắm vững các chuẩn mực văn hóa sẽ giúp thông dịch viên truyền đạt tốt hơn những gì một người không phải là người bản ngữ đang cố gắng hiểu được.

Làm việc tốt dưới áp lực

Thông dịch viên giỏi nhất là người có thể kết nối với mọi người. Họ làm việc tốt với những người khác và dễ dàng thích nghi với môi trường xung quanh. Vì mỗi cuộc nói chuyện là khác nhau nên điều quan trọng là có thể giữ bình tĩnh trong các môi trường khác nhau và dự đoán những gì diễn ra tiếp theo.

4. Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi ứng tuyển vị trí thông dịch viên 

Kinh nghiệm của bạn trong công việc thông dịch viên là gì?

Cố gắng chọn hai hoặc ba công việc phù hợp nhất mà bạn đã có. Thông dịch tại một sự kiện tương tự hoặc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của công ty đang ứng tuyển là lựa chọn hoàn hảo cho câu trả lời của bạn. Vậy phải làm gì nếu bạn không có kinh nghiệm gì cả? Trong trường hợp này, bạn nên đề cập đến bất cứ điều gì chứng tỏ khả năng ngôn ngữ của bạn như thời gian ở nước ngoài, có bạn bè là người nước ngoài… Chìa khóa là thể hiện sự tự tin. Trừ khi bạn tin rằng bạn có thể đảm đương được công việc, nếu không nhà tuyển dụng cũng sẽ không tin tưởng bạn.

thong-dich-vien-la-gi-kien-nghiep-group

Tại sao bạn nghĩ mình có thể là một thông dịch viên giỏi?

Hãy bắt đầu với kỹ năng ngôn ngữ xuất sắc. Nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu… Hãy nói rằng bạn là một người biết lắng nghe, có khả năng hiểu được cách giao tiếp không lời của mọi người, suy nghĩ nhanh chóng, phản ứng kịp thời và sẽ không làm gián đoạn sự trôi chảy của cuộc họp. Một cách khác là nói rằng bạn đã làm công việc này nhiều lần trước đây và không nhận được gì ngoài lời khen ngợi từ những người đã thuê bạn.

Bạn biết gì về lĩnh vực kinh doanh của công ty?

Kiến thức về các thuật ngữ kỹ thuật có thể là điều quan trọng trong nhiều công việc thông dịch. Rõ ràng, câu trả lời là dễ dàng khi bạn chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động của công ty đang ứng tuyển. Trong trường hợp này, hãy cho biết bạn đã tham gia trong bao lâu, những gì bạn học được và cách bạn áp dụng nó vào các công việc phiên dịch trước đây của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm về lĩnh vực ứng tuyển hãy nên trung thực, nói rằng bạn không có kinh nghiệm. Đồng thời, bạn nên thể hiện rằng bạn có đủ thời gian để chuẩn bị cho công việc và có kế hoạch nghiên cứu về lĩnh vực này, tìm hiểu các thuật ngữ chuyên môn, hiểu biết về doanh nghiệp.

Bạn sẽ làm gì nếu không hiểu rõ thông điệp cần thông dịch?

Câu trả lời đúng phụ thuộc vào ngữ cảnh. Ví dụ, khi bạn thông dịch trong một liên hoan phim và một trong những đạo diễn nước ngoài nói điều gì đó mà bạn không rõ 100%, bạn có thể bỏ qua phần thông điệp hoặc thậm chí nói điều gì đó không nhất thiết phải chính xác.

Trong trường hợp này, sự chính xác không quan trọng đối với khán giả và việc duy trì luồng bài phát biểu của người nói và tuân thủ lịch trình có thể quan trọng hơn. Tình huống thay đổi hoàn toàn nếu bạn thông dịch trong một cuộc họp kinh doanh. Mọi từ ngữ và mọi con số đều quan trọng. Hãy nói với người phỏng vấn rằng bạn sẽ đưa ra những câu hỏi bổ sung để chắc chắn về thông điệp cần chuyển tải.

Bạn ứng xử thế nào nếu tình hình trở nên căng thẳng trong các cuộc họp?

Mọi thứ đều có thể xảy ra trong một cuộc họp kinh doanh. Và mặc dù bạn có thể có kỹ năng đàm phán xuất sắc, bạn có thể không nên can thiệp – trừ khi người đã thuê bạn yêu cầu bạn làm như vậy.

Công việc của bạn là thông dịch, không phải thương lượng hay tranh cãi. Nói với những người phỏng vấn rằng bầu không khí tồi tệ sẽ không ảnh hưởng đến bạn. Bạn sẽ tiếp tục làm công việc của mình theo cách tốt nhất có thể, diễn giải thông điệp của cả hai bên theo cách trung lập, không bộc lộ cảm xúc và không để cảm xúc ảnh hưởng đến bạn.

5. Công việc của thông dịch viên

Sau khi bạn đã hiểu về khái niệm thông dịch là gì? chắc hẳn bạn sẽ phân vân về công việc, nhiệm vụ hàng ngày của thông dịch là gì. Tùy thuộc vào hình thức làm việc, công việc, nhiệm vụ của vị trí này có thể khác nhau. Tuy vậy, đa số sẽ cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như sau:

  • Chuyển đổi, truyền tải các thông tin, nội dung từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ cần dịch.
  • Truyền tải được phong cách của ngôn ngữ gốc, đảm bảo nội dung sau phiên dịch rõ ràng, chính xác với nội dung gốc.
  • Phiên dịch trong các cuộc họp, hội nghị, thương thảo, đàm phán,… theo yêu cầu.
  • Cần diễn tả được thông điệp một cách chính xác, nhanh chóng và phù hợp với ngữ cảnh.
  • Vận dụng các nghiệp vụ chuyên môn, thực hiện hỗ trợ cho cấp trên hoặc khách hàng trong buổi làm việc với vai trò là người thông dịch.
  • Trong một số trường hợp, thông dịch có thể cần làm công việc của người biên dịch, nghĩa là dịch những văn bản, tài liệu bằng chữ trong thời gian ngắn.
  • Lập các báo cáo cần thiết theo yêu cầu từ cấp trên.

Hi vọng với những chia sẻ về thông dịch viên là gì cũng như các yếu tố để trở thành thông dịch viên giỏi và các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn, bạn sẽ có định hướng tốt cho sự nghiệp và sớm tìm được công việc như ý.

Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !

TIN LIÊN QUAN

Tin mới

Media