Ngành Y Dược đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, nhu cầu tuyển dụng các dược sĩ đang ngày càng nhiều hơn để đáp ứng được nhu cầu này. Để có thể làm việc tại các nhà thuốc, bạn cũng sẽ cần trải qua các buổi phỏng vấn với người quản lý. Hãy cùng Kiến Nghiệp Group tìm hiểu nội dung này qua bài viết sau đây các bạn nhé.
Câu 1: Đâu là khó khăn khi làm Dược sĩ mà bạn gặp phải hàng ngày?
Tính chất công việc của dược sĩ hàng ngày tương đối bận rộn, áp lực. Bạn sẽ cần phải đối mặt với trách nhiệm về sức khỏe của người bệnh. Do đó, trong quá trình làm việc tuyệt đối không được để ra sai sót. Người quản lý nhà thuốc sẽ đặt câu hỏi phỏng vấn dược sĩ này để xác định xem bạn có nhìn nhận đúng về tính chất công việc mà mình đang làm không.
Gợi ý trả lời
Để trả lời được câu hỏi phỏng vấn dược sĩ này, bạn cần khẳng định rằng áp lực liên quan đến trách nhiệm, sức khỏe của người bệnh là khó khăn mà bất kỳ dược sĩ nào cũng có thể gặp phải. Bên cạnh đó sẽ có một số khó khăn khác như:
- Tiếp nhận quá nhiều đơn thuốc trong một lần.
- Giải thích thuật ngữ chuyên ngành cho người bệnh.
- Gặp khó khăn trong giải thích, giao tiếp với người bệnh và người nhà của họ.
- Quá trình lưu trữ hồ sơ người bệnh, thống kê sổ sách.
Bạn cũng có thể tham khảo mẫu trả lời như sau: “Thưa nhà tuyển dụng, trước tiên tôi tin chắc rằng bất kỳ công việc nào cũng sẽ có những khó khăn, thuận lợi riêng. Đối với công việc dược sĩ, tôi nhìn nhận về khó khăn chung là về vai trò, trách nhiệm của mình với sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, tôi cũng thấy có một số khó khăn khác như việc phải giải thích về những thuật ngữ chuyên ngành cho người bệnh, tiếp nhận của nhiều đơn thuốc trong một thời gian ngắn,…”
Câu 2: Tố chất để làm Dược sĩ theo quan điểm của bạn là gì?
Đây cũng là một câu hỏi phỏng vấn dược sĩ được nhà tuyển dụng đưa ra để xác định xem bạn suy nghĩ như thế nào về công việc của mình. Ngoài ra, đây cũng sẽ là một câu hỏi để bạn có thể tạo ra được sự khác biệt, gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
Gợi ý trả lời
Với câu hỏi phỏng vấn dược sĩ này, bạn nên lưu ý trả lời trung thực theo kinh nghiệm, kỹ năng của mình. Hãy cố gắng lựa chọn từ 3 – 5 kỹ năng, tố chất phù hợp. Khi trả lời, cần lồng ghép giải thích vì sao bạn lựa chọn những kỹ năng, tố chất đó. Đừng quên đánh giá về tố chất đó của bạn như thế nào. Một số tố chất tham khảo như:
- Kỹ năng chuyên môn tốt: Chắc chắn đây là nhóm kỹ năng đầu tiên cần có của dược sĩ. Bởi đây sẽ là ngành nghề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
- Có tính ham học hỏi: Tố chất này sẽ thúc đẩy cho kỹ năng chuyên môn của bạn ngày càng tốt hơn.
- Tỉ mỉ, kiên trì, chính xác: Dược sĩ sẽ cần phải tiếp xúc với nhiều loại thuốc với công dụng khác nhau. Do đó, bạn sẽ cần có sự kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận để tránh sai sót trong quá trình làm việc.
- Kỹ năng tư vấn: Bên cạnh hiểu biết về sản phẩm, thuốc, bạn sẽ cần có khả năng tư vấn cho người bệnh của mình.
- Chịu được áp lực cao, có ý chí mạnh mẽ: Đa số ngành nghề nào cũng sẽ có những áp lực riêng. Tuy vậy, với đặc thù, ngành dược sẽ có áp lực cao hơn, bạn cũng cần phải có ý chí mạnh mẽ để kiên trì trước những áp lực đó.
- Một số kỹ năng, tố chất khác: Có khả năng tư duy tốt, có kỹ năng tiếng Anh cơ bản, yêu và đam mê với nghề.
Câu 3: Bạn thường cập nhật những thông tin, xu hướng nghiên cứu mới của ngành Dược là gì?
Tương tự với những ngành nghề khác, việc làm thuộc ngành Dược luôn sẽ có những sản phẩm thuốc mới, các nghiên cứu mới. Do đó, việc cập nhật thường xuyên kiến thức chuyên môn trong ngành là điều cần thiết. Câu hỏi phỏng vấn dược sĩ này được nhà tuyển dụng đưa ra để xác định mục tiêu công việc của bạn như thế nào, bạn sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó.
Gợi ý trả lời
- Các kênh mạng xã hội chuyên ngành, ví dụ như các group Social Media chuyên ngành dược, các kênh youtube của những chuyên gia đầu ngành,…
- Cập nhật tại các website chính thức của cơ quan chuyên ngành liên quan đến dược.
- Đọc các tạp chí khoa học, các tạp chí nước ngoài uy tín về lĩnh vực Y dược.
- Tham gia vào các dự án nghiên cứu nếu có cơ hội.
- Theo dõi về những dự án đang nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
Câu 4: Phương pháp bạn sử dụng để đảm bảo các loại thuốc tương thích với nhau khi kết hợp?
Đây là một câu hỏi phỏng vấn dược sĩ chuyên môn mà bạn sẽ được nhà tuyển dụng đặt ra. Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng xác định xem khả năng, kiến thức chuyên môn của bạn như thế nào, cách bạn vận dụng những kiến thức đó ra sao.
Gợi ý trả lời
Đối với một Dược sĩ, việc nắm rõ về các loại thuốc, thành phần, tác dụng phụ, việc phối hợp chúng sẽ có những phản ứng như thế nào rất quan trọng và cần thiết. Do đó, câu hỏi này bạn có thể trả lời theo mẫu sau đây:
“Trong quá trình làm việc, để có thể kê đơn chính xác, tôi thấy việc phân tích thành phần, tác dụng của các loại thuốc rất quan trọng. Thông thường đơn thuốc sẽ do bác sĩ kê, tuy vậy sẽ có một số trường hợp dược sĩ cần xem xét và đề nghị đơn thuốc khác để thay đổi cho 1 – 2 loại thuốc không có trong đơn. Những loại thuốc này cần phải đảm bảo được nguyên tắc tác dụng như kê đơn ban đầu.
Do đó, tôi sẽ dựa vào kiến thức nền tảng, so sánh các thành phần của các loại thuốc để đảm bảo tính tương tự về tác dụng như nhau khi thay thế. Ngoài ra, tôi sẽ tham vấn thêm ý kiến chuyên môn của dược sĩ có kinh nghiệm hơn tại nhà thuốc nếu cần thiết.”
Câu 5: Làm thế nào để bạn có thể giải thích được tác dụng phụ cho người bệnh?
Câu hỏi phỏng vấn dược sĩ này được đưa ra để nhà tuyển dụng xác định xem bạn có khả năng giao tiếp, tư vấn tốt hay không. Bởi, đây cũng là một trong những yêu cầu mà các dược sĩ cần có.
Gợi ý trả lời
Đa số các loại thuốc hiện nay đều sẽ có tác dụng phụ và chúng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến người bệnh. Mức độ ảnh hưởng sẽ còn tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể. Do đó, trước khi trả lời câu hỏi này, bạn cần khẳng định với nhà tuyển dụng rằng, việc giải thích tác dụng phụ của thuốc với người bệnh là một trong những trách nhiệm cần có của dược sĩ.
Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể tham khảo mẫu trả lời sau:
“Thưa nhà tuyển dụng, với vai trò là một dược sĩ, tôi hiểu rằng người bệnh khi cần mua thuốc đều sẽ là những người không có kiến thức nền tảng về y khoa. Do đó, việc giải thích cho họ về tác dụng phụ là điều rất quan trọng. Vì vậy, tôi sẽ lựa chọn cách giải thích rõ ràng, chuyển sang ngôn ngữ y học thường thức để người bệnh hiểu về những tác dụng phụ của thuốc. Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ nhấn mạnh về tỉ lệ rủi ro để người bệnh không bị hoang mang và quá lo lắng khi dùng thuốc điều trị.”
Câu 6: Nếu có một dược phẩm mới, bạn sẽ bán sản phẩm đó như thế nào?
Kinh doanh nhà thuốc cũng sẽ tương tự với việc kinh doanh các loại sản phẩm, dịch vụ khác trên thị trường. Do đó, sẽ luôn có những loại dược phẩm mới được cập nhật trên thị trường. Câu hỏi này được nhà tuyển dụng đưa ra để xác định xem ngoài các kỹ năng, kiến thức chuyên môn liên quan đến dược sĩ, bạn có linh hoạt, ham học hỏi về những vấn đề mới hay không.
Gợi ý trả lời
Với câu hỏi phỏng vấn dược sĩ này, bạn có thể trả lời theo những gợi ý, nội dung như sau:
- Bạn cần tìm hiểu về những thông tin liên quan đến dược phẩm mới đó trước. Bao gồm về dược tính, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định và chống chỉ định,…
- Nắm bắt về quy trình bán hàng tại nhà thuốc như thế nào, nên bán sản phẩm cho ai,…
- Lưu ý về mức giá của sản phẩm là bao nhiêu,…
Câu 7: Bạn có thể nêu sự hiểu biết của bạn về công việc hàng ngày của dược sĩ không?
Đây cũng sẽ là một câu hỏi phỏng vấn dược sĩ được nhà tuyển dụng đề cập đến. Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định xem bạn có hiểu và nắm bắt được những công việc mà bạn sẽ thực hiện trong thời gian tới hay không.
Gợi ý trả lời
Bạn có thể dựa vào những kinh nghiệm cá nhân, bản mô tả công việc (JD) mà phía nhà tuyển dụng đưa ra để trả lời câu hỏi này. Hoặc, bạn cũng có thể tham khảo bản mô tả công việc của dược sĩ như sau:
- Trực tiếp cấp phát thuốc, các loại vật tư y tế, dược phẩm, hóa chất cho người bệnh theo quy định của Bệnh viện, nhà thuốc.
- Giới thiệu và tư vấn về các loại thuốc, cách sử dụng thuốc, dược phẩm cho người bệnh.
- Thực hiện vệ sinh sạch sẽ quầy tủ, kệ dụng cụ, kệ thuốc sạch sẽ, đảm bảo quá trình lưu trữ thuốc đúng với yêu cầu.
- Hỗ trợ kiểm tra các loại thuốc được giao bởi nhà sản xuất, nhà cung cấp có đúng với thông tin ban đầu hay không. Kiểm tra về số lượng, chất lượng của thuốc.
- Báo cáo về tình hình bán hàng, số lượng doanh thu, doanh số bán thuốc cho quản lý nhà hàng.
- Giải đáp các thắc mắc, khiếu nại, góp ý từ khách hàng về các loại thuốc, chất lượng dịch vụ bán hàng,…
- Tu van huong dan su dung thuoc la mot cong viec hang ngay cua duoc si
- Tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc là một công việc hàng ngày của dược sĩ
Ngoài những câu hỏi phỏng vấn dược sĩ ở trên, nhà tuyển dụng cũng có thể hỏi thêm các câu hỏi mang tính chuyên môn cao hơn cũng như những câu hỏi tổng quan hơn. Do đó, để có thể vượt qua được buổi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị kỹ những kiến thức cần thiết. Hy vọng những câu hỏi phỏng vấn dược sĩ được chia sẻ hôm nay đã góp phần giúp bạn có thể thành công hơn trong buổi phỏng vấn sắp tới.
Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !