Viết mô tả công việc thế nào để thu hút ứng viên?

Một thực trạng hiện nay khiến khá nhiều doanh nghiệp bỏ lỡ các nhân tài đó là khi các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, phỏng vấn, onboarding, họ thường sử dụng những phương pháp “sáo mòn”, thiếu chiều sâu dẫn tới các hoạt động đánh giá thiếu sót, không toàn diện dành cho ứng viên. Trong khi đó, quá trình này lại vô cùng tốn kém, không hiệu quả.

cach-viet-mo-ta-cong-viec2

Thất bại này bắt đầu từ bước đầu tiên: Viết mô tả công việc. Chuyên gia quản trị nhân sự quốc tế Dorothy Dalton từng than phiền “Tuyển dụng theo kiểu “copy-paste” nói chung là hình thức được sử dụng trong hầu hết các doanh nghiệp. Ngay cả khi những bài đăng tuyển dụng được đăng từ 5 năm trước, rất ít người nghĩ tới việc phải tạo ra một bản mô tả công việc khác đi.”

Nếu bạn nghĩ rằng công việc mà bạn đăng tuyển không thay đổi gì trong vòng 5 năm qua hoặc thậm chí trong năm vừa qua, thì có lẽ đó chỉ là điều duy nhất diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp của bạn mà thôi. Và việc đánh giá quá cao về bằng cấp thường xuyên gây trở ngại cho các ứng viên tiềm năng. Vì vậy, thay vì dựa vào những phương pháp tuyển dụng cũ kỹ, “sáo rỗng”, doanh nghiệp nên tìm cách xác định những điều bạn cần từ ứng viên hoặc ứng dụng quy trình tuyển dụng mới để biên soạn chính xác mô tả công việc khi đăng tin tuyển dụng. Dưới đây là 4 gợi ý giúp doanh nghiệp viết bản mô tả công việc (JD) hiệu quả hơn.

Biết nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp nhưng cũng cần những yêu cầu cho tương lai

Doanh nghiệp nên suy nghĩ về công việc như một đường cong chữ S với rất nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp ở cuối chữ “S”. Trong hầu hết các trường hợp, các doanh nghiệp luôn ủng hộ các ứng viên bắt đầu công việc ở 1 vị trí thấp, sau đó tận hưởng công việc và thăng tiến dần dần với mức độ tương tác, sự hài lòng và năng suất tương xứng với trình độ của họ.

Tuy nhiên, đôi khi, doanh nghiệp vẫn cần một ứng viên có chuyên môn thật cao ngay từ khi ứng tuyển để giải quyết các vấn đề cấp bách. Doanh nghiệp không có thời gian để chờ đợi một cá nhân phát triển dần dần. Sự đánh đổi ở đây là nhân viên có thể sẽ nhanh chóng chuyển sang một tổ chức khác hoặc thử thách làm việc tại một dự án khác trong doanh nghiệp của bạn (nếu có sẵn).

Trước khi viết mô tả công việc, hãy suy nghĩ về những gì sẽ phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn trong cả ngắn hạn và dài hạn. Đối với một số trường hợp, có thể phù hợp hơn để doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự GIG để giải quyết các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp.

Thấu hiểu bối cảnh tuyển dụng

Doanh nghiệp cần đánh giá vai trò của vị trí tuyển dụng của team trong một tổ chức quy mô lớn, hoặc trong toàn bộ tổ chức nếu quy mô nhỏ hơn. Việc tìm một ứng viên để lấp đầy một chỗ trống là cơ hội giúp doanh nghiệp tăng trưởng, không chỉ giúp cho bất kỳ cá nhân nào. Tìm kiếm được ứng viên phù hợp nhất là khi việc này đáp ứng được sự tăng trưởng cho doanh nghiệp và cả sự phát triển của ứng viên. Bạn có thể sắp xếp những trách nhiệm trong bản mô tả công việc phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp bằng cách hiểu rõ hơn về vị trí ứng tuyển.

Ví dụ, một số công ty có nhu cầu thúc đẩy, tạo động lực cho các nhà quản lý cấp trung – những người thường không chắc chắn về các cơ hội thăng tiến. Điều này đặc biệt đúng đối với những người đã làm việc trong tổ chức khoảng hơn 10 năm. Khi công ty phát triển các công việc mới cần tuyển dụng, công ty nên khảo sát một nhóm các cá nhân được nhắm mục tiêu liên quan đến vai trò mà bạn đang tuyển dụng.

Trong cuộc khảo sát, bạn cần yêu cầu ứng viên phác thảo những gì họ thực sự đã làm so với mô tả công việc cho vị trí của họ. Câu hỏi bao gồm: Tại sao những điểm khác biệt tồn tại? Điều gì đã thúc đẩy hoặc yêu cầu họ làm những việc khác với mô tả công việc? Nhiệm vụ nào là tiêu chuẩn và nhiệm vụ nào có liên quan tới các công việc khác theo quy định? Những thách thức nào họ đã phải đối mặt và vượt qua để thành công? Làm thế nào được đánh giá thành công – các số liệu được sử dụng là gì? Và, cuối cùng, họ đã ở trong vai trò này bao lâu?

Kết quả của loại khảo sát này có thể xác định các vị trí cần được cắt bớt hoặc cắt bỏ hoàn toàn. Nó có thể tạo điều kiện phân bổ hợp lý nguồn nhân lực có giá trị và giúp xác định các cơ hội cho sự phát triển của nội bộ doanh nghiệp cũng như sự thăng tiến của các nhân tài. Bạn sẽ biết được chính xác khi viết mô tả công việc cần có gì nếu bạn biết nhân viên hiện tại đang làm gì và họ muốn làm gì. Những khoảng trống sẽ dần dần xuất hiện.

TIN LIÊN QUAN