Nhu cầu việc làm và giải quyết việc làm luôn là yêu cầu quan trọng và bức thiết. Giới trẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó lớn nhất là vấn đề việc làm. Hãy cùng xem xu hướng nghề nghiệp năm 2020 để có nhiều cơ hội việc làm hơn trong tương lai. Dự báo nhu cầu nhân lực của các ngành HOT dưới đây hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.
1. Ngành Công Nghệ Thông Tin
Nhiều bạn sinh viên lựa chọn học tập ngành Khoa học máy tính (Computer Science) và Công nghệ thông tin (Information Technology) với mong muốn được làm việc trong ngành công nghệ sau khi ra trường. Có thể thấy được sự thăng tiến nhanh trong các công việc thuộc nhóm ngành này cũng như các chính sách lương bổng hấp dẫn, cho nên không lạ gì khi ngành học Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin càng ngày càng trở nên thu hút như vậy?
Ngành học Khoa học máy tính là gì?
Khoa học Máy tính là một trong những ngành học quan trọng tại các trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và kỹ thuật nói chung. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê nghiên cứu chuyên sâu về CNTT, khả năng tính toán của hệ thống máy tính.
Cơ hội nghề nghiệp
Khi công nghệ máy tính đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại, bạn có thể thấy khoa học máy tính đã và đang đáp ứng những nhu cầu cao trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau; chẳng hạn như các tổ chức tài chính, các công ty tư vấn quản lý, các công ty phần mềm, các công ty truyền thông, kho dữ liệu, các công ty đa quốc gia (liên quan đến CNTT, dịch vụ tài chính và các tổ chức khác), các cơ quan chính phủ, các trường đại học và bệnh viện.
Vì vậy, cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính rất nhiều, bao gồm: Kỹ sư máy tính, Kỹ sư hệ thống, Người phát triển phần mềm, Lập trình viên, Trưởng phòng Công nghệ (CTO), Giám đốc kỹ thuật CNTT, Kiến trúc sư kỹ thuật, Quản lý hỗ trợ kỹ thuật, Trưởng phòng dịch vụ CNTT, Kỹ sư ứng dụng, Nhà phát triển Mainframe, Kiến trúc sư phần mềm, Chuyên viên đảm bảo chất lượng phần mềm, Trình quản lý kho dữ liệu, Quản lý phát triển ứng dụng, Kiến trúc sư ứng dụng.
Để các bạn sinh viên có thể hình dung một cách rõ ràng về việc mình có thể nhận được mức lương bao nhiêu sau khi hoàn thành chương trình Khoa học máy tính, dưới đây là một số công việc phổ biến và mức lương:
Công việc Mức lương cơ bản (VND)/ năm
Kỹ sư phần mềm $103,612 ( khoảng 2,4 tỷ)
Chuyên viên quản lý sản phẩm $83,722 (khoảng 1,9 tỷ)
Chuyên viên phát triển dữ liệu Java $84,671 (khoảng 1,95 tỷ)
Trưởng phòng Công nghệ thông tin $80,157 (khoảng 1,8 tỷ)
2. Ngành marketing
Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức kinh doanh. Hiệu quả của hoạt động bán hàng chịu ảnh hưởng lớn từ hoạt động marketing. Những công ty quảng cáo, truyền thông tại Việt Nam đang ngày càng nhiều. Một doanh nghiệp có được một đội ngũ marketing chuyên nghiệp là điều hết sức cần thiết. Với xu thế hội nhập toàn cầu đang rất nóng, marketing chính là một xu hướng nghề nghiệp năm 2020.
Sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có khả năng đảm nhiệm các vị trí chuyên viên nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng, phát triển sản phẩm; hoặc làm cán bộ nghiên cứu hoạch định chiến lược Marketing, tổ chức sự kiện; nếu yêu thích công việc giảng dạy bạn cũng có thể tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu về quản trị kinh doanh, marketing tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Đặc biệt cơ hội thăng tiến của nghề này là rất cao.
Marketing ngày nay là một trong những nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất. Theo một thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực Marketing. Thu nhập bình quân của một nhân viên Marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 400 đến 600 USD/tháng, cấp quản lý thì trên 1000 USD/tháng. Do đó có thể thấy đây là nghề nghiệp hấp dẫn và đáng mơ ước với bất kỳ bạn trẻ năng động nào.
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, từ nay đến năm 2020, ngành marketing cần đến 10.000 lao động trở lên cho mỗi năm. Kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng cho thấy, ngành marketing vẫn tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất.
3. Ngành xây dựng
Nếu bạn cho rằng học ngành Xây dựng sau khi tốt nghiệp sẽ phải “dầm mưa dãi nắng” ngoài công trường, ít được xã hội kính trọng thì chắc chắn bạn sẽ phải suy nghĩ lại sau khi đọc bài viết dưới đây.
Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong ba quốc gia hứa hẹn tăng trưởng ở châu Á. Bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam có điểm nhấn ở nhiều lĩnh vực trong đó có xây dựng. Có thể dễ dàng nhận thấy, ở Việt Nam những công trình kiến trúc mang tầm cỡ quốc tế ra đời ngày càng nhiều. Đầu tư cơ sở hạ tầng là việc làm bức thiết và được chú trọng hàng đầu. Vì thế, nhu cầu tìm kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình, kiến trúc sư cũng tăng lên.
Công việc của nghề Xây dựng có thể chia thành ba nhóm: Ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng.
Các vị trí làm việc ngoài công trường – nơi triển khai thi công sản phẩm xây dựng bao gồm: Kỹ sư thi công, thợ đào – đắp đất, đóng – ép cọc, trộn bêtông cốt thép, ván khuôn, hồ nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt; kỹ sư giám sát thi công; chỉ huy trưởng công trường…
Trong công xưởng: Kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng, chuyên viên phát triển sản phẩm…
Trong văn phòng: Chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng hoặc có thể thực hiện các công việc tư vấn xây dựng ở các kiểm toán xây dựng… Đặc biệt, đây là ngành không cần sự quen biết để xin việc, do đó đối với những thí sinh không có điều kiện về kinh tế, quan hệ xã hội thì ngành xây dựng là rất thích hợp để các thí sinh lựa chọn.
Xây dựng là lĩnh vực được dự báo có tốc độ tăng lao động cao nhất, khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. Theo tính toán, nhân lực ngành xây dựng đến năm 2015 sẽ là 5 triệu người, trong đó có 3 triệu nhân lực đã qua đào tạo. Dự báo đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000 – 500.000người. Từ những thông tin trên cho thấy ngành nghề này đang tạo ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ. Vì thế, yêu cầu hiện nay là cần có một lực lượng kỹ sư xây dựng dồi dào và trình độ chuyên môn đáp ứng theo nhu cầu phát triển của đất nước.
4. Ngành công nghệ thực phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm được đánh giá là ngành của tương lai vững vàng, ngành của sự tiềm năng. Là một ngành học có tính ứng dụng cao và đa dạng, nhất là trong cuộc sống hiện đại.
Ngành Công nghệ thực phẩm là gi?
Hiểu một cách đơn giản thì Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,… Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này
Đối với những sinh viên mới ra trường, thường được làm tại các vị trí cơ bản, vì vậy nên mức lương khởi điểm của ngành Công nghệ thực phẩm cho các vị trí này sẽ rơi vào khoảng từ 7.000.000 đến 9.000.000 VND/tháng.
Sau một thời gian làm việc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tuổi nghề cũng như chuyên môn được nâng cao hơn thì cơ hội thăng tiến trong ngành này là rất cao. Do đó, mức lương của các chuyên viên, kỹ sư, quản lý, giám sát bộ phận có thể lên đến 2,000 – 3,000 USD/tháng. Lĩnh vực công nghiệp thực phẩm là ngành tiềm năng nên còn nhiều đòi hỏi về nhân lực trình độ cao đang thiếu những kỹ sư, cử nhân và những người lao động có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề vững vàng.
Xuất phát từ những nhu cầu và tình hình thực tế, sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo về các lĩnh vực như: Công nghệ sản xuất rượu bia – nước giải khát, Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, Công nghệ chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, Bảo quản và chế biến thủy sản, Bảo quản và chế biến rau quả, Bảo quản và chế biến lương thực, Sản xuất mía đường – Bánh kẹo, Chế biến trà – cà phê, Đồ hộp thịt, cá, rau quả,…Sự đa dạng của ngành nghề cũng chính là lợi thế có thể giúp người học dễ dàng tìm cho mình một công việc thích hợp sau khi ra trường.
5. Ngành du lịch, quản lý khách sạn
Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Thị trường du lịch khách sạn nhà hàng tại Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ và nóng hơn bao giờ hết. Ngành này đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong một môi trường đẳng cấp chuyên nghiệp, không gian sang trọng, văn minh, giao tiếp rộng và mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với mặt bằng việc làm chung của xã hội.
Học Quản trị Du lịch Nhà hàng Khách sạn có thể làm những công việc gì?
Nhân viên khách sạn/ resort
Có rất nhiều vị trí để bạn ứng tuyển tại các khách sạn/ resort như tiếp tân, dọn phòng cho đến các vị trí quản lý cấp cao. Dù có làm việc ở vị trí nào thì nhiệm vụ của bạn khi làm việc tại khách sạn/ resort vẫn là đảm bảo khách hàng có một nơi ăn chốn ở thoải mái và thuận tiện nhất có thể.
Các công việc liên quan đến lĩnh vực ăn uống
Các bạn có rất nhiều lựa chọn trong vô số các công việc liên quan đến ẩm thực như đầu bếp/ phụ bếp, nhân viên pha chế, quản lý nhà hàng/ quán bar,…
Chuyên viên tổ chức sự kiện
Với kỹ năng tổ chức sự kiện được học trong ngành, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng để tham gia tổ chức nhiều loại hình sự kiện khác nhau như tổ chức tiệc cưới, lễ hội âm nhạc, tiệc tùng hoặc hội nghị.
Chuyên viên tư vấn du lịch
Sau khi được trang bị các kiến thức về du lịch ở ngành học này, bạn có thể chọn trở thành chuyên viên tư vấn du lịch tại các công ty lữ hành. Nhiệm vụ của bạn là giúp khách hàng vạch ra một kế hoạch du lịch hợp lý và cùng họ biến kế hoạch ấy thành sự thật.
Tiếp viên hàng không
Tưởng như không liên quan nhưng với tấm bằng ngành Quản trị Du lịch Nhà hàng Khách sạn bạn vẫn có thể trở thành Tiếp viên hàng không vì về cơ bản công việc này vẫn yêu cầu bạn phải chăm lo cho sự an toàn và thoải mái của hành khách.
Nguồn: Trung tâm dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM
Thời đại công nghiệp 4.0, những thay đổi nhanh chóng trên thế giới đang gây áp lực lên các thị trường lao động ở nhiều quốc gia. Dưới đây là bảng số liệu Tỷ lệ số giờ làm việc của con người so với máy móc trong năm 2018 và năm 2020
Theo bảng số liệu trên của World Economic Forum, có thể thấy số giờ làm việc của máy móc tăng vượt bậc từ năm 2018 so với năm 2020. Có những ngành máy móc làm hơn 50% so với con người.
Một báo cáo gần đây cho thấy 61% công dân trên toàn thế giới tin rằng công việc hiện tại của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi công nghệ và toàn cầu hóa.
Con người không thể chỉ bị thay thế bằng máy móc hoặc trí tuệ nhân tạo. Tự động hóa và trí tuệ nhân tạo có thể có tác động tích cực và tiêu cực đến công việc. Họ có thể tạo ra những cơ hội mới, công việc mới và loại bỏ lao động nặng nhọc và điều kiện làm việc tồi tệ nếu chúng ta tiếp cận nó đúng cách.
Nếu không, các công nghệ này có thể loại bỏ công việc và tạo ra thách thức cho cả những người lao động có tay nghề và không có kỹ năng. Đó là một trong những lý do tại sao chúng ta cần nâng cao kỹ năng và tiếp tế.