Nghề Cơ khí: Nghề nghiệp ổn định trong xã hội

Khi nhắc tới công việc của ngành cơ khí thì thường có liên tưởng ngay tới sắt thép, liên quan tới các công việc như tiện, phay, bào, hàn…Có thể coi cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị hoặc vật dụng hữu ích. Như vậy cơ khí chính là một ngành chủ yếu tạo ra tư liệu lao động của con người trong thế giới hiện đại.

cung-ung-nhan-luc-nganh-ky-thuat-co-khi-kien-nghiep-group1

Cơ khí chế tạo máy được hiểu đơn giản như chính cái tên của nó – là ngành chế tạo ra các loại máy móc và thiết bị sản xuất. Khi nhắc tới trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia thì chế tạo máy chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.

Hiện tại ngành này được đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp, trường nghề. Các khoa, viện được phân chia theo ngành: Cơ khí, cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, máy tàu, đóng tàu, với các chuyên ngành: Cơ khí chế tạo, cơ điện tử, công nghệ tự động, kỹ thuật công nghiệp, động cơ diesel và máy phụ, khung gầm, điện ôtô, cơ khí hóa, cơ khí ô tô, kỹ thuật nhiệt lạnh, máy xây dựng, máy xếp dỡ, khai thác máy tàu biển, cơ học…

Nghề cơ khí trong lĩnh vực thiết kế: là kỹ sư thiết kế đường ống, kỹ sư thiết kế kết cấu hay kỹ sư thiết kế thiết bị… Bạn phải là người đam mê lĩnh vực này, là người cẩn thận, tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Làm thiết kế, bạn sẽ không xem việc ngồi hàng giờ trước màn hình vi tính là một điều nhàm chán. Những ai thích giao tiếp, có tính hướng ngoại sẽ không phù hợp với lĩnh vực này. Ngoài ra làm thiết kế bạn phải giỏi các phầm mền đồ họa như Autocad, PVElite, Multi-frame, CADWorx, CAESAR II…

tuyen-dung-va-cung-ung-nhan-luc-nganh-co-khi-kien-nghiep

Nghề cơ khí trong lĩnh vực xây dựng công trình công nghiệp có lẽ là đa dạng, phong phú hơn cả. Từ các kỹ sư trực tiếp tổ chức quản lí thi công đường ống, kết cấu, thiết bị, hàn, chống ăn mòn, giàn giáo, nâng hạ, thử áp lực, đấu nối, chạy thử đến các kỹ sư quản lí chất lượng (QC), điều phối dự án, quản lí tiến độ dự án… Trong đó mỗi nghề cụ thể lại cần một hiểu biết chuyên sâu, bằng cấp chứng chỉ nhất định theo chuẩn quốc tế.

Thêm vào đó khi tham gia vào các dự án gồm rất nhiều bên liên quan: các phòng ban trong công ty, chủ công trình, tư vấn, nhà thầu chính, nhà thầu phụ, nhà cung cấp… đa số các vị trí công việc đòi hỏi bạn phải hiểu rõ trách nhiệm các bên liên quan trong dự án, khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm, tinh thần hợp tác, khả năng tiếng Anh…

Các khoa, viện được phân chia theo ngành: Cơ khí, cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, máy tàu, đóng tàu, với các chuyên ngành: Cơ khí chế tạo, cơ điện tử, công nghệ tự động, kỹ thuật công nghiệp, động cơ diesel và máy phụ, khung gầm, điện ôtô, cơ khí hóa, cơ khí ô tô, kỹ thuật nhiệt lạnh, máy xây dựng, máy xếp dỡ, khai thác máy tàu biển, cơ học…

 

Công việc của kỹ sư chế tạo máy

Nước ta đang nỗ lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa để hội nhập với nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO. Do đó, nhu cầu về máy móc, thiết bị rất lớn khiến cơ hội làm việc trong ngành cơ khí càng trở nên rộng mở hơn bao giờ hết. Khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn hoặc làm chủ những cơ sở, công ty cơ khí riêng.
Những vị trí việc làm các kỹ sư chế tạo máy có thể đảm nhiệm:

– Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất như: máy sản xuất mì ăn liền, máy sản xuất bánh, kẹo, máy đóng gói, đóng chai, đóng hộp, máy thu hoạch trong nông nghiệp,

– Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.

– Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD

– Lập trình gia công máy CNC

– Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu…

– Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp

– Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó

– Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu….

Môi trường làm việc

– Thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị máy móc nếu bạn làm ở vị trí sản xuất, bảo dưỡng thiết bị.

– Nếu chuyên về thiết kế, bạn sẽ làm việc trong môi trường sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi: Phòng kỹ thuật, phòng dự án…

– Nếu bạn làm trong môi trường sản xuất, thì thường phải tiếp xúc với các máy móc, sắt thép, dầu nhớt,… và kể cả tiếng ồn.

– Với tính chất của công việc thì bạn thường phải làm việc theo nhóm và theo tổ, cakíp.

Những tố chất cần thiết cho người kỹ sư chế tạo máy

– Là dân Cơ khí bạn cần phải có sự đam mê với công việc, với ngành nghề mà bạn đã lựa chọn

– Có tư duy sáng tạo, tư duy logic

– Có sức khỏe tốt

TIN LIÊN QUAN