Bài học để đời về cách tuyển nhân tài của Lưu Bị

Phía sau giai thoại “tam cố thảo lư” của Lưu Bị và Gia Cát Lượng là những đạo lý thời nào cũng đúng về nguyên tắc tuyển dụng nhân tài.

chieu-mo-hien-tai-kien-nghiep-group

Nhắc tới những giai thoại nổi tiếng thời Tam Quốc, hậu thế từ lâu đã không còn xa lạ với câu chuyện Lưu Bị từng ba lần tới nhà tranh để mời Gia Cát Lượng xuất núi và cùng ông mưu tính đại sự.

Ngày nay, giai thoại “tam cố thảo lư” này vẫn thường được người đời nhắc tới như minh chứng về sự thành tâm thành ý đối với hiền tài của người lãnh đạo có tầm nhìn.

Bên cạnh đó, câu chuyện Lưu Bị chiêu mộ Gia Cát Lượng về tập đoàn chính trị của mình cũng để lại nhiều bài học sâu sắc dành cho những các nhà quản lý trên phương diện tuyển dụng nhân tài.

5 tiêu chí tuyển dụng “giám đốc” của tập đoàn Lưu Bị

3 lần cất công đi mời Gia Cát Lượng, Lưu Bị chỉ ra bài học để đời về cách tuyển nhân tài - Ảnh 1.

“Tam cố thảo lư” là giai thoại nổi tiếng kể lại việc Lưu Bị từng 3 lần tới nhà nhà tranh để mời Gia Cát Lượng xuất núi cùng mình mưu tính đại sự. (Tranh minh họa).

Câu chuyện Lưu Bị ba lần tới nhà tranh mời Gia Cát Lượng xuất núi diễn ra vào năm 207 sau công nguyên.

Lưu Bị sinh năm 161, lúc này đã bước vào tuổi 47. Trong khi đó, Gia Cát Lượng sinh năm 181, khi ấy mới 27 tuổi. Tuổi tác giữa vị quân chủ họ Lưu và Ngọa Long tiên sinh chênh lệch nhau đúng 20 năm.

Như vậy, một nhà lãnh đạo đứng tuổi như Lưu Bị đã làm cách nào để chiêu mộ được nhân tài trẻ tuổi như Gia Cát Khổng Minh?

Để tìm ra đáp án cho câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần trả lời câu hỏi: Lưu Bị khi đó đang tìm kiếm kiểu nhân tài như thế nào?

Nếu luận về thực lực, Lưu Bị khi đó quả thực khó phần bì kịp Tào Tháo. Trước sự thua kém này, Lưu Huyền Đức càng ý thức được tầm quan trọng của việc tìm kiếm những nhân tài mưu trí.

Trong lòng ông rõ hơn ai hết, muốn nhanh chóng phát triển, mở rộng địa bàn, người ông cần nhất bây giờ chính là một vị giám đốc chuyên nghiệp để trợ giúp cho mình.

Vị giám đốc chuyên nghiệp này nhất định phải có những điều kiện mà khi ấy không người nào bên cạnh Lưu Bị sở hữu. Đó là:

Thứ nhất, có tầm nhìn chiến lược mạnh.

Thứ hai, có khả năng phân tính, mưu tính tài tình.

Thứ ba, có động cơ xin việc lớn.

Thứ tư, nhất định phải có năng lực quản lý.

Thứ năm, ưu tiên cân nhắc những người có kinh nghiệm làm việc.

Áp dụng phương pháp tuyển dụng tân tiến, Lưu Bị chiêu mộ được hiền tài

3 lần cất công đi mời Gia Cát Lượng, Lưu Bị chỉ ra bài học để đời về cách tuyển nhân tài - Ảnh 2.

Để có được nhân tài trong khi thực lực có phần bị lép vế, Lưu Bị đã phá vỡ những lề lối và nguyên tắc cũ để mạnh dạn áp dụng những phương pháp chiêu mộ tân tiến. (Ảnh minh họa).

Khi đã trả lời được câu hỏi Lưu Bị cần kiểu nhân tài nào, vấn đề tiếp theo chúng ta cần đánh giá đó là: Lưu Bị đã chiêu mộ nhân tài bằng phương thức như thế nào?

Ta cần ý thức rõ một điều, thời Tam Quốc hoàn toàn không giống với thời đại ngày nay, không có điện thoại di động, lại càng không xuất hiện internet. Bối cảnh này đã khiến cho mạng lưới và phương thức chiêu mộ nhân tài lúc bấy giờ tương đối hạn chế.

Khi ấy, tập đoàn chính trị của Lưu Bị có thể ví như một công ty mới thành lập. Hơn nữa, công ty này còn là điển hình của kiểu xí nghiệp “ba không”: Không có vốn, không có thị trường, không có thứ hạng.

Trước thời buổi cạnh tranh gay gắt như lúc bấy giờ, việc đào tạo nội bộ sẽ vô cùng mất thời gian, chiêu mộ bên ngoài lại càng khó kiếm được người thích hợp.

Do đó, để có thể sở hữu hiền tài, người lãnh đạo của một công ty non trẻ như vậy buộc phải dùng phương pháp mới để thoát khỏi những lề lối, quan niệm cố hữu.

3 lần cất công đi mời Gia Cát Lượng, Lưu Bị chỉ ra bài học để đời về cách tuyển nhân tài - Ảnh 3.

Chính cách tuyển dụng tân tiến đã giúp Lưu Bị chiêu mộ được một nhân tài hiếm có trong thiên hạ như Khổng Minh. (Ảnh minh họa).

Phương pháp tuyển dụng nhân tài mới của Lưu Bị có thể khái quát qua các bước sau:

1. Dùng chiêu bài mang tên “hoàng tộc họ Lưu”

Ở vào giai đoạn chiến tranh loạn lạc thời bấy giờ, mới làm nên nghiệp lớn, ắt phải có danh tiếng, phải tự tạo cho mình một tấm “biển quảng cáo” nổi bật, xây dựng nên một thương hiệu tạo dựng được uy tín.

Xuất thân là tôn thất nhà Hán cùng phương châm phục hưng Hán thất của Lưu Bị chính là tấm biển quảng cáo vô cùng thiết thực, đánh vào quan niệm trung quân ái quốc của hầu hết kẻ sĩ thời bấy giờ.

2. Chủ động ra mặt

Với một tập đoàn chính trị non trẻ và có phần lép vế của Lưu Bị khi đó, nếu như “há miệng chờ sung” thì xác suất nhân tài tìm đến cửa để đầu quân là vô cùng thấp.

Vì vậy, vị quân chủ này đã lựa chọn hai phương pháp tuyển dụng hết sức thức thời. Đó là thông qua người quen giới thiệu và chủ động chiêu mộ nhân tài.

3. Xây dựng phẩm chất của người làm chủ

Giai thoại ba lần tới nhà tranh đích thị là minh chứng rõ nhất cho sự tôn trọng và quý mến hiền tài của Lưu Bị.

Chính thái độ xử thế nhân nghĩa, chân thành đã giúp Lưu Bị không chỉ chiêu mộ được Gia Cát Lượng mà còn sở hữu nhiều nhân tài trung thành, tài giỏi khác.

Gia Cát Lượng – ứng viên thiếu kinh nghiệm nhưng lại đầy tiềm năng

Lại nói, điều gì đã khiến Lưu Bị nhìn trúng Gia Cát Lượng? Vì sao vị quân chủ này lại dành nhiều công sức để chiêu mộ Ngọa Long tiên sinh tới vậy?

Thực tế, Lưu Bị một lòng muốn có được Khổng Minh không chỉ vì từ tài trí mà còn bởi nhân vật này sở hữu nhiều tiềm năng khác.

3 lần cất công đi mời Gia Cát Lượng, Lưu Bị chỉ ra bài học để đời về cách tuyển nhân tài - Ảnh 4.

Thế mạnh của “ứng viên” Gia Cát Lượng thực chất không chỉ nằm ở trình độ học vấn mà còn xuất phát từ nhiều yếu tố khác. (Ảnh minh họa).

Thứ nhất, xét về trình độ học vấn và bằng cấp

Trình độ học vấn của Khổng Minh thể hiện phần nào thông qua người được ông bái làm thầy.

Thế nhưng thầy của Gia Cát Lượng là ai? Câu hỏi này cho tới ngày nay vẫn gây không ít tranh cãi.

Tuy nhiên, nếu so với thầy Lư Thực làm quan tới chức Thượng thư của Lưu Bị, hay những người từng được Tào Tháo yết kiến như Thái úy Kiều Huyền, danh sĩ Hứa Thiệu, người thầy của Khổng Minh có lẽ sẽ có sự chênh lệch không nhỏ về học thức, tài nghệ và danh tiếng.

Vì vậy, nếu ví Tào Tháo, Lưu Bị là những nhân tài tốt nghiệp đại học danh tiếng, thì Gia Cát Lượng chỉ có thể coi là một người mới tốt nghiệp trung học.

Do đó, về trình độ học vấn hay bằng cấp, Gia Cát Lượng không có quá nhiều ưu thế về phương diện này.

Thứ hai, xét về xuất thân

Dòng họ Gia Cát mấy đời đều được xem như vọng tộc. Gia Cát Lượng tuy lên núi làm nông phu nhưng thực chất cũng không phải là người xuất thân áo vải mà thực chất cũng được xem như con cháu nhà danh gia.

Thứ ba, xét về khí chất

Nhắc tới ngoại hình của Ngọa Long tiên sinh, sách cổ từng miêu tả ông: “Thân cao tám thước, mặt mày như ngọc”.

Nếu dùng theo ngôn ngữ hiện đại để miêu tả, Gia Cát Lượng chính là một thanh niên tuấn tú sở hữu vẻ ngoài và khí chất xuất sắc.

Ông có bối cảnh, có ngoại hình, lại có học thức, xét vào thời bây giờ có thể coi là một nhân tài có ưu thế về ngoại hình.

3 lần cất công đi mời Gia Cát Lượng, Lưu Bị chỉ ra bài học để đời về cách tuyển nhân tài - Ảnh 5.

Ngoại hình và khí chất xuất chúng cũng là một trong những ưu điểm dễ dàng nhận thấy ở Khổng Minh. (Ảnh minh họa).

Thứ tư, xét về tài năng

Phàm là những người quen biết Gia Cát Lượng đều dùng những từ ngữ hoa mỹ để ca ngợi về tài năng của ông.

Năm xưa, chính thầy của Khổng Minh cũng từng dành cho học trò của mình một lời khen ngợi: “Có thể so với người giúp nhà Chu hưng thịnh tám trăm năm như Khương Tử Nha, người giúp nhà Hán vượng bốn trăm năm như Trương Tử Phòng”.

Thứ năm, xét về chí hướng

Năm xưa, Gia Cát Không Minh vẫn thường tự  so mình với những nhân tài lưu danh cổ kim như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Điều này chứng tỏ ông là người rất có chí hướng, một lòng muốn làm quan.

Thông qua những phân tích về các phương diện này, có thể thấy Gia Cát Khổng Minh mặc dù là một thanh niên chưa có kinh nghiệm làm việc, nhưng bù lại ông thực sự là một nhân tài đầy tiềm năng và triển vọng.

Ngọa Long tiên sinh vừa có thực tài, vừa có bối cảnh, cũng có mạng lưới giao thiệp, động cơ xin việc lại cao, phù hợp với 4/5 tiêu chí tuyển dụng của Lưu Bị.

Chính vì vậy, việc Lưu Bị dốc sức  mời cho được Khổng Minh gia nhập tập đoàn chính trị của mình cũng là điều hợp lý và dễ hiểu.

Chế độ đãi ngộ đặc biệt của Lưu Bị dành cho Gia Cát Lượng

Nhân tài đã sớm tìm thấy, tuy nhiên có thể chiêu mộ được hay không lại phụ thuộc vào khả năng của nhà tuyển dụng.

Quay trở lại câu chuyện thời Tam Quốc, vị quân chủ đã từng lép vế trước các chư hầu như Lưu Bị có thứ gì thu hút Gia Cát Lượng?

3 lần cất công đi mời Gia Cát Lượng, Lưu Bị chỉ ra bài học để đời về cách tuyển nhân tài - Ảnh 6.

Ngay từ lúc quyết định chiêu mộ Khổng Minh, Lưu Bị đã dành cho nhân tài họ Gia Cát này những đãi ngộ vô cùng đặc biệt. (Ảnh minh họa).

1. Có hoài bão lớn

Đối với một người lãnh đạo mà nói, ước mơ và hoài bão là thứ nhất định phải có, nhất định phải đạt được. Chỉ khi người đi đầu có hoài bão lớn, nhân tài theo sau mới có cơ hội để thể hiện và thăng tiến.

2. Không gian phát triển rộng lớn

Đối với Tào Tháo, Viên Thiệu, tập đoàn chính trị của họ nhân tài đông đúc. Một người thiếu kinh nghiệm như Gia Cát Lượng nếu đầu quân sẽ khó có cơ hội được coi trọng.

Trong khi đó, ở tập đoàn chính trị của Lưu Bị, Khổng Minh vừa có đất dụng võ, vừa được trọng dụng, lại không thiếu không gian để thể hiện tài năng của mình.

3 lần cất công đi mời Gia Cát Lượng, Lưu Bị chỉ ra bài học để đời về cách tuyển nhân tài - Ảnh 7.

Trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa, mối quan hệ của Lưu Bị và Gia Cát Lượng được miêu tả là khăng khít như cá với nước. (Ảnh minh họa).

3. Thành ý của Lưu Bị

Nếu bỏ qua giai thoại ba lần tới nhà tranh, nhìn vào thực trạng hiện nay có thể thấy, việc một vị lãnh đạo đã sống gần nửa đời người lại hạ mình tới tận nơi mời nhân tài mới tốt nghiệp đến công ty mình làm việc đã là chuyện vô cùng hiếm có.

Lại nói, mỗi lần Lưu Bị hạ cố tới nhà tranh của Gia Cát Lượng, ngay tới Quan Vũ, Trương Phi cũng không khỏi thiếu kiên nhẫn, nhưng bản thân vị quân chủ này trước sau vẫn giữ sự trầm ổn, chân thành.

Đặc biệt, vào lần thứ ba, trước khi tới nhà tranh mời Gia Cát Lượng xuất núi, Lưu Bị còn đặc biệt “tắm gội ăn chay”. Việc làm này cho thấy trong mắt Lưu Bị, Gia Cát Lượng dã được nâng lên như một vị thần chốn nhân gian.

Chiến lược phỏng vấn của Lưu Bị và quá trình thử việc của Khổng Minh

3 lần cất công đi mời Gia Cát Lượng, Lưu Bị chỉ ra bài học để đời về cách tuyển nhân tài - Ảnh 8.

Mặc dù tỏ ra ưu ái Gia Cát Lượng, nhưng thực tế Lưu Bị vẫn tiến hành quy trình “phỏng vấn” và “thử việc” một cách tuần tự chứ không hề “đốt cháy giai đoạn”. (Tranh minh họa).

Khi chiêu mộ nhân tài, Lưu Bị đã “phỏng vấn” Gia Cát Khổng Minh những gì?

Thứ nhất, hỏi về chiến lược

Khi tiến hành “phỏng vấn” Gia Cát Lượng, Lưu Bị từng đặt vấn đề:

“Nay nhà Hán nghiêng đổ, bị kẻ gian thần chiếm đoạt, Bị này không kể sức, muốn cử binh diệt trừ loài phản tặc, nhưng trí  thuật kém cỏi, không thể làm được việc nên nhờ tiên sinh vạch đường cho…”.

Nhìn bề ngoài, câu nói này của Lưu Bị có phần như cầu cứu Gia Cát Lượng. Tuy nhiên trên thực tế, vị quân chủ này đang muốn “phỏng vấn” chiến lược của Ngọa Long tiên sinh.

Thứ hai, quy trình phỏng vấn nghiêm túc, cẩn thận

Trước khi tiến hành tuyển dụng và phỏng vấn, Lưu Bị chắc chắn đã tìm hiểu về bối cảnh của nhân tài họ Gia Cát.

Vì vậy trong quá trình đặt ra câu hỏi, Lưu Bị trước tiên khảo sát năng lực của đối phương, sau đó mới đề đạt tới việc nhậm chức.

Quy trình tuyển dụng này có thể được coi là hết sức bài bản, đầy đủ, tuân thủ từng bước nên thu được thành quả trót lọt.

Thứ ba, coi trọng thời gian thử việc

Sau khi chiêu mộ thành công Gia Cát Lượng, Lưu Bị không hề làm ngơ mà ngược lại đối với Khổng Minh rất mực quan tâm, tới nỗi “ăn thì ngồi cùng bàn, ngủ thì nằm chung sát, cả ngày cùng nhau bàn chuyện thiên hạ”.

Hành động này được coi là một mũi tên trúng ba đích: Đầu tiên là có thể thảo luận về vấn đề nghiệp vụ, thứ hai là tiến thêm một bước khảo sát năng lực nhân tài, thứ ba là khiến nhân tài có cảm giác được coi trọng, từ đó khích lệ hiền tài cống hiến.

3 lần cất công đi mời Gia Cát Lượng, Lưu Bị chỉ ra bài học để đời về cách tuyển nhân tài - Ảnh 9.

Nhờ phương pháp chiêu mộ và sử dụng nhân tài thông minh của mình, Lưu Bị từ một người đan giày dệt chiếu đã trở thành Hoàng đế đầu tiên của tập đoàn chính trị Thục Hán nức tiếng thời Tam Quốc. (Tranh minh họa).

Từ đó có thể thấy, giai thoại “tam cố thảo lư” của Lưu Bị và Gia Cát Lượng không chỉ có ý nghĩa vào giai đoạn chiến tranh loạn lạc như thời Tam Quốc mà còn để lại những đạo lý tuyển dụng và quản lý vô cùng ý nghĩa cho tới tận ngày hôm nay.

TIN LIÊN QUAN