Làm thế nào để trở thành nhân sự cấp cao? Thực tế không có câu trả lời chung nhất cho câu hỏi này. Bởi vì mỗi người có xuất phát điểm khác nhau, có nền tảng khác nhau và có ước mơ hoài bão khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo bài viết sau của Kiến Nghiệp Group để tham khảo những kinh nghiệm và lộ trình để có thể trở thành một nhân sự cấp cao tài năng trong một tổ chức các bạn nhé .
1. Định vị thương hiệu cá nhân
Nếu như trước kia, mọi người có suy nghĩ chỉ cần họ giỏi thì doanh nghiệp sẽ tìm đến họ nên không quan tâm đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân thì bây giờ đã khác. Với sự phát triển của các nền tảng trực tuyến, bạn nên biết cách vận dụng công cụ hữu ích này để xây dựng thương hiệu cá nhân và nâng cao độ nhận diện bản thân.
Hãy xây dựng cho mình một profile online ngắn gọn, được cập nhật thường xuyên để nâng cao giá trị bản thân và tạo dựng bước đệm để đi xa hơn trên con đường sự nghiệp. Sự hiện diện của bạn trên các nền tảng online, các trang mạng xã hội nghề nghiệp chuyên nghiệp là cách rất khôn ngoan để thông báo với người khác rằng bạn thuộc về cộng đồng nhân sự cấp cao.
2. Xác định đam mê và kỳ vọng của bản thân
Không giống như những nhân viên bình thường, nhân sự cấp cao là những người lựa chọn công việc dựa trên đam mê. Họ không tìm việc làm theo chuyên môn mà công việc họ chọn phải thỏa mãn được đam mê và mơ ước của họ. Vì vậy, để trở thành nhân sự cấp cao, bạn cần tìm được môi trường làm việc yêu thích, có tầm nhìn rõ ràng và có mục tiêu phát triển phù hợp với mục tiêu sự nghiệp của bạn.
Mặt khác, bạn cần đặt ra kỳ vọng cụ thể để bản thân có thêm quyết tâm và nỗ lực không ngừng cho đến khi đạt được điều đó. Việc có mục tiêu cụ thể là phương thức hữu hiệu giúp khích lệ tinh thần làm việc của bạn hiệu quả nhất.
3. Chuyên môn vững vàng
Bất kể đảm nhận vai trò công việc như thế nào hay cấp bậc công việc ra sao thì điều đầu tiên bạn cần đáp ứng đó là có chuyên môn phù hợp. Chuyên môn ở đây được hiểu là kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trong lĩnh vực bạn đang làm việc. Chẳng hạn, bạn làm trong lĩnh vực nhân sự thì bạn cần có kiến thức về luật lao động, cách tính lương, am hiểu các bước của quá trình tuyển dụng,…
Nhân sự cấp cao thường là người đảm nhiệm vai trò của người quản lý, điều hành chủ chốt trong doanh nghiệp. Vì vậy họ lại càng phải có nền tảng chuyên môn sâu rộng. Ở đây họ cần có sự am hiểu chuyên môn một cách sâu sắc để có thể hướng dẫn và lãnh đạo nhân viên cấp dưới tốt nhất.
Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, bạn còn phải trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh và nhiều kiến thức khác nữa. Nói chung một nhân sự cấp cao không chỉ dừng lại ở các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực họ làm việc mà phải có tri thức đa ngành nghề, đa lĩnh vực.
4. Có thâm niên làm việc
Thâm niên ở đây phải được hiểu là năng lực làm việc, chứ không đơn thuần là số năm kinh nghiệm. Trong thực tế, một ứng có nhiều năm kinh nghiệm chưa chắc đã có thể gia nhập vào nhóm nhân sự cấp cao. Điểm mấu chốt để phân loại nhân sự cấp cao với những nhân sự bình thường khác chính là khả năng giải quyết công việc và năng lực xử lý các vấn đề phức tạp.
Trong các yêu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao, các doanh nghiệp luôn yêu cầu ứng viên phải thỏa mãn số năm kinh nghiệm nhất định. Bởi vì có nhiều yếu tố chuyên môn nhà tuyển dụng không thể đánh giá được. Lúc này số năm kinh nghiệm trở thành thước đo quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên và đưa ra các quyết định tuyển dụng đối với các vị trí nhân sự cấp cao.
5. Rèn luyện kỹ năng của một nhà lãnh đạo
Nhân sự cấp cao thường được biết đến trong vai trò của một nhà lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp. Vì vậy họ cần có kỹ năng lãnh đạo chuyên nghiệp. Việc chứng tỏ kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp bạn nhanh chóng được thăng cấp vào hàng ngũ nhân sự cấp cao của doanh nghiệp.
Kỹ năng lãnh đạo được hiểu là khả năng thu hút sự ủng hộ của nhân viên, khiến họ có niềm tin vào bạn và sẵn sàng cùng bạn cống hiến sức lực cho doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều coi trọng những nhà quản lý có kỹ năng lãnh đạo tốt và có khả năng thu phục nhân tâm.
6. Luôn xây dựng mạng lưới quan hệ
Để nhận được nhiều cơ hội thăng tiến bạn cần tích cực xây dựng mối quan hệ với những người có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Chẳng hạn bạn đang hướng đến vị trí trưởng phòng, thì bạn nên xây dựng mối quan hệ với các trưởng phòng bộ phận khác vì những người này cũng tham gia vào việc quyết định sự thăng tiến của bạn.
Ngoài ra, bạn còn phải xây dựng mối quan hệ với những người hoạt động trong cùng lĩnh vực và thiết lập mối quan hệ với những khách hàng quan trọng. Các mối quan hệ này rất cần thiết khi bạn trở thành nhân sự thuộc cấp quản lý trong doanh nghiệp.
Việc thăng tiến lên những cấp bậc cao hơn chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nhưng với quyết tâm, sự nỗ lực và có mục tiêu phấn đấu cụ thể chắc chắn bạn sẽ thành công. Qua bài viết này, chúng ta thấy rằng để trở thành một nhân sự cấp cao đòi hỏi bạn phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, các mối quan hệ xã hội.
Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công !