Trong cuộc sống hiện đại, ngày càng đẩy mạnh quá trình hội nhập và phát triển, nhiều công ty ở Việt Nam sử dụng rất nhiều thuật ngữ mới để chỉ về các chức vụ trong công ty. Các thuật ngữ mới khiến cho rất nhiều người nhầm lẫn và cảm thấy bối rối vì không hiểu hết ý nghĩa của nó. Do đó, trong bài viết lần này chúng ta cùng tìm hiểu 2 chức danh tiêu biểu nhất, để xem General Manager là gì và General Director là gì? Và họ sẽ làm gì với từng chức danh đó? Hãy cùng Kiến Nghiệp Group giải mã 2 vị trí quản lý cấp cao này các bạn nhé.
1. General manager là gì?
General Manager là một vị trí cấp cao quản lý tất cả các yếu tố về doanh thu cũng như lợi nhuận trong báo cáo thu nhập của một công ty. General manager đóng vai trò là người điều hành của đơn vị kinh doanh và chịu trách nhiệm về chiến lược, cơ cấu, ngân sách, con người, chi phí tài chính.
Vị trí này thường đặc biệt phổ biến trong các tổ chức toàn cầu hoặc đa quốc gia có quy mô lớn, nơi các doanh nghiệp được tổ chức theo các dòng sản phẩm, nhóm khách hàng hoặc khu vực địa lý. Trong nhiều trường hợp, general manager thường chính là một trong số các vị trí cấp cao khác trong doanh nghiệp.
2. General director là gì ?
General Director là giám đốc điều hành cấp cao, thường chính là giám đốc điều hành (CEO) trong một tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Chức vụ general director được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên với nhiều ý nghĩa khác nhau. General director chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
3. Sự khác nhau của General Director và General Manager là gì?
General Manager thường bị nhầm lẫn với vị trí General Director. Tuy vậy, đây là 2 vị trí hoàn toàn khác nhau. Vậy, sự khác nhau của General Director và General Manager là gì?
Khác nhau về định nghĩa
General Manager: Quản lý cao cấp liên quan đến các yếu tố có ảnh hưởng đến doanh thu. Hiểu đơn giản hơn họ sẽ có vai trò như một người điều hành doanh nghiệp, bộ phận/phòng ban liên quan.
General Director: Là giám đốc điều hành. Ở đa số doanh nghiệp, họ sẽ là vị trí CEO. General Director sẽ chịu sự chi phối của hội đồng quản trị của doanh nghiệp.
Khác nhau về cấp độ quản lý
General Manager: Vị trí này sẽ thực hiện giám sát, quản lý trực tiếp với bộ phận/phòng ban mà họ được phân công. Họ cũng có thể hỗ trợ cho CEO để quản lý, điều hành doanh nghiệp nếu được yêu cầu.
General Director: Họ sẽ quản lý, giám sát các vị trí quản lý cấp cao, trong đó có General Manager. Họ sẽ cần có nhiều trách nhiệm, chức năng hơn so với General Manager. Tuy vậy, ở một số doanh nghiệp, 2 vị trí nảy có thể chồng chéo về nhiệm vụ, chức năng, cấp độ quản lý của nhau.
Khác nhau về tầm nhìn
General Manager: Sẽ là nhân sự thực hiện các công việc để hướng tới tầm nhìn, mục tiêu mà General Director đặt ra. Do đó, General Manager sẽ có tầm nhìn thấp hơn so với General Director trong quản lý doanh nghiệp.
General Director: Họ là những người sẽ đưa ra tầm nhìn chung cho doanh nghiệp về mục tiêu, định hướng phát triển, thị trường mà doanh nghiệp hướng đến,… Vì vậy, tầm nhìn và trách nhiệm của General Director sẽ cao và nhiều hơn so với General Manager.
Khác nhau về quy trình làm việc
General Manager: Vị trí General Manager sẽ tập trung vào việc thực thi các yêu cầu, làm việc theo sự phân công, hướng dẫn từ General Director. Hai vị trí này sẽ luôn làm việc với mối quan hệ tương tác đặc biệt để giúp đạt được chất lượng công việc chung.
General Director: General Director thường sẽ có quyền hành cao nhất trong doanh nghiệp. Do đó, quy trình làm việc của họ thường sẽ liên quan đến việc giám sát hiệu suất công việc, giải quyết những vấn đề, sự cố bất ngờ xảy ra.
4. Cấp độ quản lý
General Manager
General manager giám sát trực tiếp nhân sự cấp quản lý. General manager giám sát các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động kinh doanh, hợp tác, quản lý con người.
General manager còn có nhiệm vụ tăng cường hiệu quả quản lý bằng cách tuyển dụng, tuyển chọn, định hướng, tập huấn, tư vấn các quản lý cấp dưới. Vị trí này cần báo cáo cho general director và phối hợp với general director trong việc đưa ra cũng như tổ chức thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.
General Director
General Director giám sát trực tiếp nhân sự cấp cao. General manager còn được coi là quản lý của general manager. Chính vì là quản lý cấp cao nhất, chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của các nhân sự cấp cao, general director có nhiều không gian và thời gian hơn để thực hiện các công việc ở mức độ cao hơn.
Tuy nhiên, đôi khi nhiệm vụ của hai vị trí này bị chồng chéo, đặc biệt là ở những doanh nghiệp mới hoặc những doanh nghiệp có tốc độ phát triển nhanh chóng. Ở những doanh nghiệp này, general manager có thể là những người mới và thiếu kinh nghiệm. Khi này, General Dirctor sẽ cần đưa ra nhiều định hướng, hướng dẫn hơn và trong nhiều trường hợp phải đứng ở vị trí của general manager.
5. Để trở thành General Manager và General Director bạn cần phải có những tố chất sau:
Sự hiểu biết và ham học hỏi
Tất nhiên, những người làm chức vụ càng cao họ đều phải nắm vững những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình. Ngoài ra, họ còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin cũng như tri thức mới.
Tầm nhìn và sự quyết đoán
Sự thành bại của doanh nghiệp đều phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo. Nếu không có khả năng phán đoán thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn và chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, sự quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt.
Dũng cảm và kiên trì
Một nhà quản lý cấp cao không bao giờ đầu hàng khó khăn, thất bại. Họ phải đối mặt và dũng cảm vượt qua sự khó khăn, thất bại đó, để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy thiết thực về quản lý hay chiến lược kinh doanh.
Ngoài ra, để trở thành một Director hay Manager ưu tú, ngoài yếu tố ngoại hình và kiến thức thì họ cần trang bị cho mình những kỹ năng không thể thiếu như: Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch, kỹ năng giao quyền hiệu quả, kỹ năng truyền cảm hứng và kỹ năng giao tiếp… Nếu muốn trở thành những nhà lãnh đạo, ngay từ bây giờ bạn hãy cố gắng rèn luyện những tiêu chí này nhé.
Tóm lại, General Manager đóng vai trò khá quan trọng trong doanh nghiệp. Tuy vậy không phải công ty nào cũng sẽ có vị trí General Manager. Hy vọng bài viết này của KJOB sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị trí General Manager cũng như sự khác nhau của vị trí này với General Director.
Việc làm General Managher và General Director lương cao tại đây!
Kiến Nghiệp Group chúc bạn thành công!