“Giải oan” cho nghề nhân sự

Làm nhân sự là nghề đuổi người? Làm nhân sự để kỷ luật? Làm nhân sự để tuyển dụng? Có rất nhiều quan điểm điểm chưa toàn vẹn về nghề nhân sự (HR). Đọc bài viết của Kiến Nghiệp Group để hiểu rõ nhé!

giai-oan-cho-nghe-nhan-su-kien-nghiep-group

Nghề nhân sự có cả vị đắng-vị ngọt hòa lẫn niềm vui-nỗi buồn. Người làm nhân sự vì thế mà có thêm bản lĩnh. Động lực cho những người đang theo đuổi con đường nhân sự.

Bên cạnh những mặt tiêu cực cũng không thể phủ nhận những mặt tích cực của nghề. Chính vì thế mà nghề nhân sự càng ngày càng “hot” tại Việt Nam. Công việc của người làm nhân sự rất nhiều. Ngoài công tác tuyển dụng, đào tạo các nhà quản lý nhân sự còn phải biết ứng dụng luật lao động trong doanh nghiệp để giải quyết các thủ tục bảo hiểm. Bên cạnh đó phải biết hoạch định đánh giá nhân sự để trả lương xứng đáng với năng lực của nhân viên trong công ty.

Nhân sự làm tuyển dụng, phải không?

Chính xác, nhân sự có làm công tác tuyển dụng. Họ lọc hồ sơ ứng viên, khi hồ sơ lên đến hàng trăm hàng ngàn thì nhà tuyển dụng phải lọc tất cả số đó. Họ phải lọc để tìm được những ứng viên phù hợp với hàng chục yêu cầu trong bản mô tả công việc đã soạn.

Đơn giản như việc chọn được một ứng viên xinh đẹp cho vị trí lễ tân. Không biết nhà tuyển dụng đã phải bỏ ra bao nhiêu công sức để có buổi gặp gỡ phỏng vấn cho chỉ một vị trí đơn giản. Chưa kể những ứng viên được hẹn nhưng lại “bỏ bom” không tới. Có những ứng viên tới muộn cả buổi. Rất nhiều ứng viên đến phỏng vấn mà như đi party. Nhiều ứng viên lại gửi những bộ hồ sơ nhàu nát, gạch xóa…

Có làm mới biết được nỗi lòng của một nhà tuyển dụng. Bên cạnh sự vất vả này thì NTD cũng có được thêm rất nhiều kinh nghiệm nhìn người. Đánh giá ứng viên giúp ích rất nhiều trong cuộc sống cũng như công việc tương lai.

giai-oan-cho-nghe-nhan-su-kien-nghiep-group1

Sa thải, kỷ luật, trừ lương đều là do nhân sự (HR)

Có rất nhiều nhân viên không tự nhìn lại bản thân mình lý do mình bị sa thải. Họ quy chụp luôn cho người làm nhân sự (HR) “đuổi việc” họ. HR đâu có quyền “đuổi” nhỉ? Khi nghe thông báo nghỉ việc của một nhân viên do công ty thu hẹp sản xuất, dư dôi lao động, nhìn khuôn mặt buồn bã, lo âu của họ bản thân người làm nhân sự cũng thấy rất khó xử, lòng nặng trĩu.

Bất kì một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn tuyển được những nhân viên có trình độ kinh nghiệm cao và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp . Trước khi sa thải một nhân viên nhà lãnh đạo nào cũng cần nghe ý kiến nhân xét về các nhân đó. Họ sẽ tổng hợp các yếu tố để đưa ra quyết định. Sẽ chẳng có nhà lãnh đạo nào sa thải nhân viên chỉ vì người khác xúi giục cả. Bởi nếu một doanh nghiệp có NLD như thế thì chẳng thể tồn tại được lâu.

Nhân sự là người tổ chức Party, du lịch hay những hoạt động mang tính chất relax, giảm stress cho nhân viên trong toàn công ty.

Người làm nhân sự thật sự rất đau đầu mỗi khi tìm ra được một chỗ giá cả phải chăng, món ăn ngon hợp khẩu vị của mọi người. Bao nhiêu công sức từ khâu đặt chỗ, chọn món để mọi người có một buổi thật vui vẻ, có ý nghĩa thì thật không may nếu như chỗ đó đồ ăn ít, lác đác vài món lại cộng thêm một vài bạn ruồi bọ ghé thăm thì thật bất công cho những người làm nhân sự. Chẳng một ai có thể vui được khi chỗ mình chọn bị mọi người chê ỉ ôi…

Nhân sự phải “cãi” sếp để đảm bảo quyền lợi cho các bạn.

Nhân sự phải chịu ánh mắt nghi kị, dèm pha sau lưng của các bạn đồng nghiệp để đảm bảo trật tự doanh nghiệp, duy trì…những điều Sếp cho là đúng.

Làm nghề nhân sự vẫn được ví von với “Làm dâu trăm họ”. Mà đã làm dâu thì cần một người khéo léo biết lắng nghe và có kiến thức chuyên môn sâu sắc. Nhân sự là trụ cột quan trọng của doanh nghiệp. Trụ cột này sẽ không đứng vứng nếu thiếu sự ủng hộ từ nhân viên.

Do vậy, làm nhà quản trị nhân sự bắt buộc phải nâng cao năng lực của mình. Dần xác định vị thế quan trọng trong doanh nghiệp cũng như đối với nhân viên. Chúc các nhà quản trị nhân sự kiên định và luôn thành công trên con đường đã chọn.

TIN LIÊN QUAN

Tin mới

Media