Làm thế nào khi đến muộn phỏng vấn?

Lời kêu cứu thất thanh của bạn đã lôi Vui Vẻ thức dậy từ giấc ngủ say. Và để giải cứu người-bạn-không-hề-tốt, Vui Vẻ đã cho ra lò “Cẩm nang làm gì khi đi muộn phỏng vấn”.

lam-the-nao-khi-den-muon-phong-van-kien-nghiep-group

Đi muộn phỏng vấn? Tình huống mà không ai muốn nó sẽ xảy ra. Nhưng cuộc đời đâu ai biết được chữ ngờ. Cho dù bạn chuẩn bị kỹ càng đến mấy, sự cố vẫn có thể diễn ra. Có hàng trăm lý do khiến bạn đến muộn phỏng vấn: từ tai nạn, ngập lụt, xe chết máy, lạc đường, tắt đường… Nhưng nguyên nhân không quan trọng, mấu chốt là bạn giải quyết vấn đề như thế nào.

Cẩm Nang Khắc Phục Khi Đi Trễ Phỏng Vấn

1. Trường hợp bạn biết mình sẽ bị trễ và có thể cứu vớt

  • Bạn chưa trễ, nhưng bạn tính toán được mình sẽ trễ. Việc bạn cần làm là ngay lập tức cầm điện thoại lên và gọi cho nhà tuyển dụng để thông báo về việc sẽ đi trễ của bạn. Trình bày lý do và định lượng khoảng thời gian mình đến trễ. Chìa khóa là ngắn gọn, hợp lý và thể hiện được sự thành khẩn.
  • Lý do biện minh cho hành động đi trễ của bạn là gì? Ghi nhớ những lý do sau nhé:

– Kẹt xe, tắc đường: Áp dụng nếu bạn đi phỏng vấn vào giờ cao điểm, khu vực dễ kẹt xe

– Ngập lụt, mưa lớn: áp dụng nếu lúc đó là mùa mưa, trời âm u, bạn đoán trời đang mưa ở khu vực nào đấy gần chỗ bạn.

– Xe hư, chết máy, lủng lốp, té xe…: cái này bạn có thể tùy cơ ứng biến nhé

– Đột nhiên có vấn đề về sức khỏe như đau bụng, ngộ độc thức ăn… tuy nhiên lý do này cũng nên hạn chế, vì nó không hay.

  • Cách nói chuyện khi gọi điện thông báo trễ?

“Chào anh/chị. Em xin phép sẽ đến trễ 30 phút (ví dụ thôi nhé) vì lý do xe chết máy do bị ngập ở Bình Thạnh (lý do ngắn gọn, hợp lý và có tính chân thật). Em thành thật xin lỗi. Mong anh/chị thông cảm. Em xin cảm ơn.”

Sau khi tới nơi, nói xin lỗi và chân thành cảm ơn nhà tuyển dụng một lần nữa.

2. Trường hợp không thể cứu vớt được nữa

Đây là trường hợp bạn đi trễ, có thể bạn đã gọi hoặc quên không gọi thông báo rằng bạn sẽ đi trễ, nhưng nhà tuyển dụng vẫn từ chối phỏng vấn bạn. Ở đây có 2 cách xử lý:

  • Bạn đành bỏ về: tuy nhiên, về rồi không có nghĩa là thôi ta đi xin việc khác. Bạn nên gửi một email xin lỗi và xin một cơ hội thứ 2 với những từ ngữ và lý do thích hợp, hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm của bạn bằng việc làm nhỏ nhoi này. Và biết đâu điều kỳ diệu sẽ xảy ra với bạn. Còn nếu điều kỳ diệu nào đó không xảy ra cũng không sao, bạn sẽ không bị nhà tuyển dụng cho vào blacklist, cơ hội trong tương lai vẫn còn.
  • Bạn ngồi chờ cho đến khi nhà tuyển dụng phỏng vấn xong các ứng viên khác và bước ra, đây là cơ hội cho bạn chân thành nói lời xin lỗi và xin cơ hội thứ 2. Nhà tuyển dụng sẽ bị ấn tượng bởi tinh thần trách nhiệm của bạn đó.

TIN LIÊN QUAN

Tin mới

Media